Cộng hòa Pháp là một nước Tây Âu có nền kinh tế phát triển lâu đời, công tác quản lý kinh tế nói chung và kế toán nói riêng ở trình độ cao. Mô hình kế toán Pháp dung hòa các nhu cầu thông tin về quan hệ bên trong và bên ngoài làm dễ dàng nhu cầu thu thuế.
Đặc trưng cơ bản của mô hình kế toán Pháp là mô hình kế toán tĩnh. Mô hình tách riêng kế toán tài chính và kế toán quản trị. Theo mô hình này, Doanh nghiệp tự xây dựng để hệ thống hóa thông tin một cách chi tiết, cụ thể nhằm cung cấp thông tin cho yêu cầu quản lý và tổ chức hệ thống sổ sách kế toán quản trị riêng phục vụ cho việc lập báo cáo các kế toán nội bộ đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh. Sự tách riêng giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Về tổ chức bộ máy kế toán : KTQT và KTTC được tổ chức thành hai hệ thống riêng biệt. Tùy vào điều kiện và nhu cầu của từng doanh nghiệp mà tổ chức nên các phần hành kế toán quản trị sao cho phù hợp với mỗi doanh nghiệp. Hai bộ phận này có thể ở trong cùng một phòng kế toán tài chính và cũng có thể thành 2 phòng chức năng riêng biệt. Bộ phận kế toán quản trị lập dự toán, soạn thảo báo cáo kế toán quản trị, tư vấn, cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Bộ phận KTTC có chức năng ghi chép, phản ánh, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp, cung cấp các thông tin của doanh nghiệp cho đối tượng bên ngoài theo quy định hiện hành của Bộ tài chính.
- Về chứng từ kế toán: Ngoài việc sử dụng các chứng từ bắt buộc, mô hình tổ chức kế toán quản trị này còn sử dụng rộng rãi hệ thống chứng từ hướng dẫn phản ánh các nghiệp vụ kinh tế “nội sinh” trong nội bộ doanh nghiệp.
- Về tài khoản kế toán: Theo mô hình này, các tài khoản KTQT được xây dựng thành một hệ thống riêng, mang ký hiệu riêng, nội dung ghi chép cũng có những đặc điểm khác với KTTC, tuy nhiên không được trái với quy định hiện hành của Bộ tài chính.
Tỷ lệ doanh thu an toàn =
Doanh thu an toàn Doanh thu
- Về sổ kế toán: Xây dựng hệ thống sổ kế toán riêng phục vụ cho việc ghi chép các nghiệp vụ thuộc kế toán quản trị.
- Về báo cáo kế toán: Theo mô hình này, các báo cáo kế toán quản trị được lập riêng dưới dạng báo cáo phân tích lợi nhuận từng sản phẩm, báo cáo lãi lỗ từng bộ phận, báo cáo chi phí quảng cáo, và marketing từng sản phẩm...Báo cáo nội bộ với kỳ hạn ngắn hơn các báo cáo tài chính, có thể theo định kỳ hàng tháng, quý, ...Ngoài các chỉ tiêu về tiền tệ, các bảng cân đối bộ phận còn sử dụng rộng rãi thước đo hiện vật và thời gian lao động. Ngoài các chỉ tiêu quá khứ, các chỉ tiêu đã thực hiện, KTQT còn thiết lập các cân đối trong dự toán, trong kế hoạch.
Mặc dù doanh nghiệp tổ chức quản trị theo mô hình tách rời thì số liệu kế toán đều phải phù hợp với nhau vì cùng bộ chứng từ kế toán ban đầu. Hai bộ phận KTTC và KTQT cung cấp thông tin cho nhau, để qua đó đối chiếu, phát hiện các sai sót trong quá trình hạch toán để điều chỉnh nhằm mục tiêu cuối cùng là cung cấp thông tin kế toán ra ngoài một cách chính xác và có hiệu quả.[12, tr36]
Mô hình này có ưu, nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Phân định ranh giới công việc rõ ràng, mang tính chuyên môn hóa cao, chuyên sâu về lĩnh vực giúp cho từng bộ phận có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Nhược điểm: Cồng kềnh, kém linh hoạt, hiệu quả thấp
- Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn với trình độ cơ giới hóa cao.
Kế toán quản trị là công cụ để các nhà quản lý doanh nghiệp kiểm soát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình. Và là công cụ để xử lý các dữ kiện và để đạt được các mục tiêu sau:
- Phân tích kết quả hoạt động theo chức năng của nhà quản trị: Phân tích chi phí giá thành theo từng loại hàng hóa, theo chức năng hoạt động và kết quả ngành hoạt động, phân tích lợi tức và kết quả theo chức năng của từng bộ phận cơ cấu hoạt động.
- Nhận biết từng phần giá phí: Bằng cách chia doanh nghiệp ra thành nhiều trung tâm trách nhiệm, trung tâm chi phí rồi tập hợp lại để tính chi phí sản xuất, giá thành cho từng loại sản phẩm, từng công trình dịch vụ, được phản ánh qua các nội dung sau: Sự phân loại chi phí, các loại giá phí giá thành, các trung tâm phân tích.
- Kiểm soát thực hiện và giải thích các nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí dự toán và chi phí thực hiện được phản ánh qua những nội dung sau: Giá phí dự toán, giá phí thực tế, chênh lệch giá.
- Cung cấp các yếu tố cơ bản cho việc ra quyết định hợp lý
- Điều hợp và hòa giải giữa KTTC và KTQT về kết quả cuối cùng