Hoàn thiện phân loại chi phí phục vụ cho kế toán quản trị

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 475 (Trang 99)

Kế toán quản trị với vai trò cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của các nhà quản trị khi có đặc điểm khác biệt so với kế toán tài chính là kế toán quản trị không chỉ đơn thuần là việc ghi nhận rồi phản ánh thông tin đến nhà quản trị mà còn phải phân tích thông tin dưới nhiều góc độ khác nhau, đưa ra bức tranh toàn cảnh về hoạt động của doanh nghiệp dưới nhiều khía cạnh khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu quản trị. Để làm được điều đó, kế toán quản trị phải phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí trong doanh nghiệp.

Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 475 hiện nay đều thực hiện hai hình thức tổ chức sản xuất chính là tự tổ chức thực hiện thi công hoặc giao khoán cho các đội, Ban điều hành thi công. Việc giao khoán hiện nay là một trong những hình thức quản lý có hiệu quả, trước tiên được thể hiện thông qua bản Hợp đồng giao nhận khoán được ký bởi Giám đốc Công ty đại diện cho bên giao khoán và các đội trưởng đội sản xuất đại diện cho bên nhận khoán. Để có cơ sở cho việc giao khoán, trước khi ký hợp đồng giao nhận khoán thì Công ty xây dựng phương án kinh tế thực hiện thi công công trình đó thể hiện qua việc lập dự toán chi phí sản xuất. Nội dung giao khoán sẽ được thống nhất căn cứ vào tính chất đặc thù của công trình, khối lượng công việc, tiến độ thi công, nguồn và khả năng cung cấp vật liệu, có thể phân loại các phương thức giao khoán phổ biến thành hai nhóm chính sau:

- Khoán theo đơn giá thực tế:

Theo phương thức này Công ty sẽ dự kiến tổng chi phí cho việc thực hiện nội dung công việc sẽ giao khoán thông qua việc xây dựng dự toán chi phí sản xuất dựa trên khảo sát mức khoán đối với các công trình tương tự, đơn giá vật liệu, nhân công tại thời điểm thi công, các định mức đơn giá xây dựng cơ bản, quy định chung của nhà nước, quy mô đặc điểm kỹ thuật, vị trí, tiến độ thi công của công trình và dự kiến tổ chức bộ máy quản lý tại các đội thi công. Các hình thức khoán thuộc nhóm này gồm có: + Khoán toàn bộ chi phí sản xuất: Đội nhận khoán trực tiếp đứng ra chỉ đạo, quản lý thực hiện thi công theo đơn giá vật liệu, nhân công, máy móc đã được giao.

+ Khoán chi phí nhân công và vật liệu phụ: Công ty trực tiếp đứng ra chỉ đạo công trình, chỉ giao cho đội sản xuất nhận khoán phần chi phí nhân công và chi phí mua vật liệu phụ.

Như vậy việc giao khoán theo đơn giá thực tế sẽ giúp Công ty kiểm soát được các khoản chi phí đưa vào công trình và khống chế được đơn giá tối đa đối với chi phí vật liệu, chi phí nhân công cũng như chi phí máy của từng nội dung công việc. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là nếu Công ty không theo dõi sát tình hình thực tế thì việc đưa ra đơn giá dễ mắc phải hai trường hợp: (1) Giá giao khoán cao hơn giá thực tế thi công khiến cho doanh nghiệp thiệt hại ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. (2) Giá giao khoán thấp hơn giá thực tế thi công sẽ gặp sự phản ứng từ đội thi công nhận khoán, buộc doanh nghiệp phải tăng đơn giá khoán, hoặc nếu không có thể

ảnh hưởng đến chất lượng thi công kém do không đáp ứng được yêu cầu chi phí đưa ra của đội thi công.

Như vậy, trong nhiều trường hợp, việc công khai cho đơn vị nhận khoán biết chi tiết đơn giá từng nội dung công việc sẽ không chỉ là phương án thuận lợi đối đơn vị giao khoán.

-Khoán theo tỷ lệ phần trăm:

Theo phương thức khoán này Công ty sẽ chiết tính lại đơn giá của từng khoản mục công việc và tổng hợp chi phí của toàn công trình dự kiến giao khoán. Sau khi đưa ra một mức chi phí hợp lý được ban lãnh đạo Công ty phê duyệt, bên giao khoán sẽ giao khoán cho các đội thi công theo một mức tỷ lệ % tương ứng với tỷ trọng chi phí giao khoán trên tổng giá trị trúng thầu. Phương án này khắc phục được những nhược điểm của phương án khoán theo đơn giá thực tế vì sự chênh lệch giữa các đơn giá có thể được bù trừ cho nhau nên xét tổng thể thì chi phí giao khoán cho đội thi công là hợp lý. Thuộc nhóm này có các hình thức khoán sau:

+ Đối với các công trình đội tự tìm kiếm, doanh nghiệp giao khoán gọn toàn bộ công trình theo mức trích nộp phụ phí cụ thể.

+ Đối với những công trình trọng điểm, có quy mô lớn cần thiết phải thành lập Ban điều hành dự án để thay mặt Công ty đứng ra giám sát và quản lý thi công tại công trường thì hình thức giao khoán chi phí quản lý sẽ được áp dụng trên cơ sở chiết tính các khoản chi phí thường xuyên như chi phí quản lý hành chính, tiền lương, phụ cấp đi lại…để Ban điều hành có thể hoạt động được.

Như vậy, hình thức giao khoán gọn này khuyến khích đơn vị thi công tiết kiệm chi phí, đảm bảo tiến độ, hoàn thành công tác thanh quyết toán và thu hồi vốn từ công trình một cách nhanh chóng. Bởi vì, việc kết thúc dự án đồng nghĩa với việc đội nhận khoán sẽ thu được tiền khối lượng công trình để trang trải các chi phí đã ứng trước đó. Lúc này lợi ích kinh tế của đơn vị sẽ phụ thuộc vào việc chi phí sử dụng cho công trình có hiệu quả hay không. Tuy nhiên, do giao khoán toàn bộ chi phí cho đội thi công nên việc kiểm soát đầu vào công trình như vật tư, thiết bị có thể không hiệu quả bởi nhiều khi do chạy theo lợi nhuận mà đội thi công không đưa đủ nguyên vật liệu vào thi công hay làm chứng từ tăng chi phí nhân công. Đây chính là một hạn chế trong công tác quản lý hiện nay của Công ty.

-Kết hợp nhiều hình thức giao khoán tại từng công trình cụ thể.

Để phát huy tối đa năng lực của doanh nghiệp trong việc thi công một công trình hay một dự án cụ thể. Công ty có thể áp dụng các phương pháp khoán cùng một lúc cho công trình đó.

Mặt khác do đặc điểm sản phẩm xây lắp mang tính cá biệt, thời gian thi công thường kéo dài từ năm này sang năm khác nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp chính là các hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của từng hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình. Còn đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp chính là các giai đoạn công việc, hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình đã hoàn thành, hoặc các công việc xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành. Sản phẩm xây lắp được sản xuất theo từng đơn đặt hàng (hợp đồng xây lắp) nên chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp xây lắp thường được tập hợp riêng cho từng công trình, khi kết thúc hợp đồng bàn giao công trình kế toán sẽ tập hợp chi phí và xác định giá thành thực tế của công trình.

Tại Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 475 nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, chi phí mới chỉ được phân loại theo chức năng của chi phí nhằm cung cấp thông tin chủ yếu cho kế toán tài chính lập báo cáo tài chính trong khi cách phân loại theo cách ứng xử chi phí phục vụ cho kế toán quản trị thì chưa được đề cập đến. Vì vậy, để kế toán quản trị chi phí nói riêng và kế toán quản trị nói chung ở Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 475 có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định của nhà quản trị thì trước hết phải hoàn thiện hệ thống phân loại chi phí.

Qua nghiên cứu thực tế tại Công ty, để phục vụ cho việc phân tích, lập dự toán,…thì ngoài cách phân loại chi phí như công ty đã tiến hành thì Công ty nên phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động bao gồm: Chi phí cố định; chi phí biến đổi; chi phí hỗn hợp

Xét trên phạm vi tổng quát, mức độ hoạt động của các doanh nghiệp xây lắp nói chung và của Công ty cổ phần xây dựng công tình giao thông 475 nói riêng được thể hiện ở khối lượng xây lắp và tiêu thụ các công trình, hạng mục công trình. Tuy nhiên, tính biến đổi hay cố định của các khoản chi phí không phải chỉ thuần túy phụ thuộc vào khối lượng xây lắp và tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp mà phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau.

Cụ thể việc phân loại chi phí phục vụ cho kế toán quản trị được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.1: Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động

STT Các khoản chi phí Tài khoản Chi phí

biến đổi Chi phí cố định Chi phí hỗn hợp 1 Chi phí NVL trực tiếp 621 X

2 Chi phí nhân công trực tiếp 622 X

3 Chi phí máy thi công 623

Nhân công máy 6231 X

Nhiên liệu máy 6232 X

Dụng cụ sản xuất 6233 x

Khấu hao máy 6234 x

Dịch vụ mua ngoài 6237 x

Chi phí bằng tiền khác 6238 x (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Chi phí sản xuất chung 627

Chi phí nhân viên phân xưởng 6271 x

Chi phí vật liệu 6272 x

Chi phí dụng cụ sản xuất 6273 x

Khấu hao tài sản cố định 6274 x

Chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 x

Chi phí bằng tiền khác 6278 x

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 642

Chi phí nhân viên quản lý 6421 x

Chi phí vật liệu quản lý 6422 x

Chi phí đồ dùng văn phòng 6423 x

Chi phí khấu hao TSCĐ 6424 x

Thuế , Phí và lệ phí 6425 x

Chi phí dự phòng 6426 x

Chi phí dịch vụ mua ngoài 6427 x

1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (TK 621): là chi phí biến đổi bao gồm : Chi phí nguyên liệu, vật liệu chính như xi măng, sắt, thép, đất, đá, gạch, sỏi, nhựa đường, bấc thấm…: Bao gồm giá mua và các chi phí thu mua dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Chi phí vật liệu phụ: Gồm giá mua và chi phí thu mua của vật liệu phụ như nhựa tưới thấm, bê tông nhựa, ống cống, cọc tiêu, biển báo, lan can, sơn các loại…

2. Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622):Là chi phí biến đổi bao gồm lương và các khoản phụ cấp cho công nhân trong biên chế và công nhân hợp đồng trực tiếp sản xuất. Hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất hiện nay thường là theo khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu.

Theo quy định hiện hành thì các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp cần phải đưa vào chi phí sản xuất chung không đưa vào chi phí nhân công trực tiếp đồng thời căn cứ để tính các khoản trích theo lương là tiền lương cấp bậc hoặc lương hợp đồng của người lao động do đó các khoản trích theo lương có tính cố định.

3. Chi phí sử dụng máy thi công: Chi phí máy thi công của Công ty bao gồm: chi phí nhiên liệu, động lực chạy máy, chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí khấu hao xe máy, dụng cụ sản xuất, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác...cụ thể:

Chi phí nhân công máy và chi phí nhiên liệu máy là chi phí biến đổi vì các khoản chi phí này được tính theo khối lượng công trình, hạng mục công trình. Công ty hầu như máy móc thi công không tổ chức hạch toán riêng nên các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển và quản lý máy phải được hạch toán vào chi phí sản xuất chung không hạch toán vào chi phí sử dụng máy thi công, đồng thời các khoản trích theo lương được tính dựa trên tiền lương cấp bậc nên có tính cố định.

Về khấu hao máy máy thi công: Công ty sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính theo Quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính để tính khấu hao cho tài sản cố định. Dựa vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao năm để tính ra số khấu hao phải trích trong từng tháng. Do đó chi phí này sẽ mang tính cố định.

Đối với dụng cụ máy thi công như trang bị bảo hộ lao động, các dụng cụ khác phục vụ cho nhân công điều khiển xe, máy và máy thi công có bản chất là chi phí cấp bậc tức là những chi phí chỉ có tính chất cố định tương đối, nó chỉ cố định trong một giới hạn mức độ hoạt động nhất định, sau đó nếu khối lượng hoạt động tăng lên thì khoản chi phí này tăng lên một mức mới nào đó, tức là khoản chi phí này được xếp thành định phí cấp bậc.

Về chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác như điện thoại, nước trong bộ phận chi phí sử dụng máy thi công có một phần là chi phí cố định (Phần điện, nước phục vụ cho nhân công điều khiển xe, máy thi công: thắp sáng, điều hòa, quạt mát...) và một phần là chi phí biến đổi (phần sử dụng chạy máy) theo thời gian máy thi công làm việc tại công trình

4. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm:

Chi phí về lương cán bộ gián tiếp các đội (đội trưởng thống kê, đội phó kỹ thuật...), các khoản trích theo lương là cố định; chi phí vật liệu quản lý (xăng ô tô con, xe máy) theo định mức cố định; chi phí về dụng cụ sản xuất (bảo hộ lao động...), khấu hao xe máy đi lại trên tuyến được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng do đó sẽ mang tính cố định; Chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền điện, điện thoại, thuê nhà phục vụ kinh doanh), chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị...) là chi phí hỗn hợp

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp: đối với một số chi phí như tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên quản lý; chi phí về vật liệu; đồ dùng văn phòng; khấu hao máy móc thiết bị quản lý; Thuế, phí và lệ phí phải nộp cho Nhà nước; chi phí dự phòng là những chi phí cố định. Còn chi phí về dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác của bộ phận quản lý là chi phí hỗn hợp.Để minh họa cách phân loại chi phí này tác giả đã đưa ra bảng số liệu tổng hợp như sau:

(Biểu 3.2) BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THEO ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ

Quý 3 năm 2013

Khoản mục chi phí Tài

khoản Biến phí Định phí Chi phí hỗn hợp Ghi chú (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Giá vốn hàng bán 632 - - 97.554.179.763

2. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 621 60.097.208.815 - -

3. Chi phí nhân công trực tiếp 622 12.731.475.259 - -

4. Chi phí sử dụng máy thi công 623 18.649.659.148

- Chi phí nhân viên điều khiển máy 6231 6.626.875.230 - -

- Chi phí vật liệu 6232 3.575.846.653 - -

- Chi phí dụng cụ sản xuất 6233 - 378.925.652 -

- Chi phí khấu hao TSCĐ 6234 - 895.943.586 -

- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6237 - - 243.985.245

- Chi phí bằng tiền khác 6238 - - 581.114.460

5. Chi phí sản xuất chung 627 - -

- Chi phí nhân viên phân xưởng 6271 - 3.857.589.356 -

- Chi phí vật liệu 6272 - 1.749.044.446 -

- Chi phí dụng cụ sản xuất 6273 - 90.350.162 -

- Chi phí khấu hao TSCĐ 6274 - 196.582.345 -

- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 - - 83.630.944

- Chi phí bằng tiền khác 6278 - - 98.639.288

6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 642 - -

- Chi phí nhân viên quản lý 6421 - 1.864.271.379 -

- Chi phí vật liệu quản lý 6422 - 46.725.697 -

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 475 (Trang 99)