Một chiếc thòng lọng quanh cổ Những chiếc cà vạt không trói buộc

Một phần của tài liệu Kinh doanh như một cuộc chơi (Trang 96 - 97)

- C Goldsworthy, Úc

Một chiếc thòng lọng quanh cổ Những chiếc cà vạt không trói buộc

Những chiếc cà vạt không trói buộc

Gần đây, khi đi dạo ở London, tôi có thấy một nhóm các học sinh mặc đồng phục đang xếp hàng một rất ngay ngắn với các giáo viên đứng đầu và cuối hàng.

Không có gì đặc biệt, ngoại trừ một thứ khiến tôi phá lên cười: chiếc cà vạt đồng phục của chúng. Hay nói đúng hơn, là phần còn lại của những chiếc cà vạt đó. Hơn một nửa các bé đã cắt ngắn cà vạt chỉ còn 8 đến 10cm dưới nút thắt.

Cảm thấy tò mò, tôi đánh bạo hỏi người giáo viên đi sau cùng, “Những chiếc cà vạt bị làm sao thế kia?”

Anh ta khúc khích cười và nói, “Ồ, lũ trẻ ghét phải đeo chúng nhưng phải làm theo nội quy. Mà nội quy thì không bắt buộc cà vạt phải dài bao nhiêu – vậy nên, chúng cắt nó đi thôi!”

Tại sao tôi lại không nghĩ ra giải pháp sáng tạo đầy nghịch ngợm này khi đi học nhỉ? Điều này khiến tôi chú ý bởi Virgin vừa mới gia nhập ngành ngân hàng bằng việc mua Northern Rock, một ngân hàng Anh mà chúng tôi đang dần tái thương hiệu lại thành Virgin Money. Trong ngành ngân hàng ở Anh, gần như không có điều gì khiến khách hàng hoảng sợ bằng viễn cảnh phải đối mặt với một nhà quản lý ngân hàng đeo cà vạt, mặc com-lê ngồi sau một cái bàn lớn. Vì vậy, chúng tôi đã tái thiết kế các ngân hàng. Một trong những thay đổi đầu tiên của chúng tôi là loại bỏ quầy giao dịch bằng gỗ truyền thống và thay bằng khu vực ghế ngồi thoải mái. Chúng tôi cũng cho rằng bộ trang phục công sở trang trọng của nhân viên, cũng giống như quầy giao dịch, là một rào cản lớn trong việc cung cấp dịch vụ thân thiện với khách hàng. Khi chúng tôi nói với các nhân viên mới nhất của Virgin rằng giờ đây họ có thể mặc bất cứ thứ gì họ muốn, thì cà vạt là thứ đầu tiên biến mất.

Tôi ít khi dùng từ “ghét” nhưng quả thật tôi ghét những chiếc cà vạt. Có thể là do tôi không thể hiểu được tại sao phải đeo chúng. Chúng không thoải mái và cũng không phục vụ cho mục đích hữu ích nào. Tôi rất may mắn vì luôn được làm việc cho chính mình, nên không bao giờ bị trở thành nạn nhân của một kiểu trang phục công sở nào cả. Trong nhiều năm, áo len dài tay và quần bò là trang phục công sở tiêu chuẩn của

tôi. Có người từng nói đùa rằng, “Nếu có một ngày Richard mặc com-lê đeo cà vạt ‘đóng bộ’ đến ngân hàng thì bạn sẽ biết rằng, ngày đó chúng ta đang gặp rắc rối lớn.” Gần đây, tôi còn có thói quen mặc một chiếc áo khoác, nó vô cùng tiện dụng bởi tôi thường xuyên đi công tác đến những nơi khác nhau, trải qua những kiểu thời tiết và tình huống khác nhau; ngoài ra, tôi chỉ đeo cà vạt nếu thật sự bị bắt buộc, thường là khi một vài câu lạc bộ tẻ nhạt sẽ không để tôi vào nếu không đeo cà vạt!

Com-lê và cà vạt chỉ là một dạng đồng phục, nhưng trong một đấu trường thì đồng phục không phục vụ cho bất kỳ một mục đích hữu ích nào. Có thể có lúc chúng cho thấy người mặc có khả năng mua được một bộ quần áo đắt tiền. Tuy nhiên, hiện nay, trong văn hóa kết nối và mang tính cá nhân hóa, các thành tựu của bạn sẽ tự thể hiện giá trị của chúng. Com-lê và cà vạt đã lỗi thời rồi.

Đã từng có thời những người đàn ông để cổ được thoải mái trong phòng (luôn là tôi) cảm thấy ngượng ngùng về việc đó (không phải tôi). Tuy nhiên, ngày nay, tôi rất mừng khi để ý thấy chính những người đeo cà vạt nhiều khả năng mới là người bị cách biệt.

Có lẽ, một trong những đột phá lớn nhất khiến com-lê và cà vạt đang dần biến mất đến từ một số chính trị gia cao cấp. Tony Blair là một trong những Thủ tướng Anh đầu tiên – không kể Maggie Thatcher – thường xuyên xuất hiện trước công chúng với một chiếc cổ áo “không phù hợp”. Giờ đây, đến lượt tổng thống Obama đưa nó đến một tầm cao mới khi ông không đeo cà vạt trong một nửa tổng số lần xuất hiện.

Tôi luôn tự hào vì đã ném đi tất cả những luật lệ khi chúng trở thành rào cản đối với việc kinh doanh – hay chỉ đơn giản là khi chúng có vẻ lố bịch. Và không có một lập luận hợp lý nào cho việc cứ phải đeo cà vạt thì mới là “quý ông”. Lý do tốt nhất ai đó có thể đưa ra thường là: “Người ta nghĩ thế” hoặc “Những người khác đều làm vậy”. Một trong những dấu hiệu cho thấy văn hóa doanh nghiệp đã thay đổi là khi mọi người đến dự một buổi họp với tôi, câu đầu tiên họ hỏi luôn là, “Ông không phiền nếu tôi bỏ cà vạt?” Họ chắc chắn không bao giờ nghĩ, “Nếu không đeo cà vạt, cơ hội ký được hợp đồng của chúng ta sẽ thấp hơn.” Vậy họ đeo chúng từ đầu để làm gì?

Thay mặt cho những người bị áp bức đeo cà vạt trên toàn thế giới, tôi xin gửi lời thỉnh cầu đến những chủ doanh nghiệp hàng ngày vẫn bắt các nhân viên nam thắt một cái thòng lọng quanh cổ của mình: Làm ơn hãy nghĩ lại.

Một phần của tài liệu Kinh doanh như một cuộc chơi (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w