Chạm đến bầu trờ

Một phần của tài liệu Kinh doanh như một cuộc chơi (Trang 68 - 70)

- C Goldsworthy, Úc

Chạm đến bầu trờ

Nó gần hơn bạn nghĩ

Nếu bạn quyết định vượt qua một thử thách về kỹ thuật hay mạo hiểm lao vào một nơi mà khoa học vẫn chưa biết tới như một doanh nhân, thì bạn đang dấn thân vào một cuộc phiêu lưu thật sự – khó khăn, thú vị và thường rủi ro cao. Đôi khi bạn và đội của

bạn có thể cảm thấy khá cô độc, trong khi có lúc, bạn có thể chọn hợp tác với bạn bè hoặc chính đối thủ của mình. Quan trọng là phải nhớ rằng tất cả chúng ta đều học hỏi và xây dựng thành công dựa trên thành tựu của những người khác – như tôi từng viết, một doanh nhân không thành công một mình.

Ý tưởng này một lần nữa xuất hiện trong đầu tôi khi đại diện nhà xuất bản sách của tôi đến để thảo luận về cuốn sách tiếp theo. Tôi đã nghĩ đây sẽ là một dự án nữa về các trải nghiệm kinh doanh của tôi, nhưng ông ấy đã khiến tôi ngạc nhiên khi nói rằng, “Có một đoạn rất hay trong tự truyện của ông nói về việc ông suýt chết đấy.”

“Thật à?” Tôi hỏi lại. “Đoạn nào thế? Có vài đoạn cơ mà!”

Ông ấy bình thản nói tiếp, “Ông có nhớ vào giữa những năm 1970, có một thằng cha tên là Richard Ellis muốn ông thử dạng dù lượn mới của hắn không?”

Tôi bảo ông ấy rằng tôi nhớ rất rõ. Vật thể kỳ cục đó tên là Pterodactyl. Tôi chẳng may đã dùng nó để bay và suýt chết nhưng bi kịch là chỉ một vài ngày sau, Ellis đã bỏ mạng vì nó. “Đúng thế,” ông ta nói, “Ellis chết còn ông thoát chết trong gang tấc. Điều chúng tôi đang quan tâm là thứ gì đã khiến cả hai người ‘dám’ chấp nhận loại rủi ro điên rồ đó?”

Tại sao ư? Ồ, đối với những người mới bắt đầu, đừng quên rằng Richard Ellis là một trong những nhà phát minh ra chuỗi dù lượn Pterodactyl Ascender. Một vài năm sau vụ tai nạn, Jack Peterson Jr. đã dùng một chiếc Pterodactyl để bay qua nước Mỹ với mỗi chặng dài hơn 193km. Chiếc dù của ông giờ đang được treo ở Smithsonian ngay cạnh chiếc SpaceShipOne, con tàu vũ trụ tư nhân có người lái đầu tiên được Burt Rutan thiết kế.

“Ồ…” Tôi bắt đầu chậm lại, không vui lắm với mạch của cuộc trò chuyện, “Rõ ràng là có cảm giác phấn khích. Nó giống như một cuộc phiêu lưu vĩ đại. Và còn được tài trợ nữa. Ellis muốn tôi chinh phục dạng bay mới này.” Và còn có… Tôi càng nói thì càng mở ra nhiều điều “và còn có”. “Ông có biết là cánh dù lượn được tạo ra dựa trên một thiết kế được cho là sẽ đưa đầu mang khí cụ khoa học Mercury của NASA trở về Trái đất không? Điều này tất nhiên liên quan đến những việc chúng tôi đang làm với Burt Rutan tại Virgin Galactic. Sự trở về khí quyển Trái đất là thử thách khó khăn nhất đối với bất kỳ tàu vũ trụ nào, và…”

Tôi dừng lại. Nhà xuất bản đang cười toe toét.

Chúng tôi đã nhanh chóng cho ra đời một cuốn sách với tựa đề Reach for the

Skies (tạm dịch: Chạm đến bầu trời) để tưởng nhớ người anh hùng thời niên thiếu của tôi, phi công xuất sắc người Anh, Douglas Bader. Nó nói về các chuyến bay nhưng còn nhiều hơn thế; nó nói về những con người đứng sau các phát minh và thành tựu. Nếu bạn đang cân nhắc về một dự án liên quan đến những thử thách về kỹ thuật, hãy nhớ rằng, rất lâu trước khi các nhà sáng tạo có được đúng nguyên vật liệu trong tay, chúng tôi đã biết cách đạt được giấc mơ của mình. Hãy nhìn vào lịch sử của ngành hàng không: các hoạt động di chuyển bằng đường hàng không liên lục địa đã được các

kỹ sư trong ngành dệt may là John Stringfellow và William Henson bàn đến từ gần 60 năm trước khi có chuyến bay bằng máy bay đầu tiên.

Sau đó, quá trình tạo ra các nguyên vật liệu đó sẽ đòi hỏi sự hợp tác, tự lực và rất nhiều thiện chí. Để có được đường bay thẳng giữa London và Paris, đội của Charles Lindbergh đã áp dụng các phương pháp làm việc phù hợp trong nhà máy tàu vũ trụ của chúng tôi ở sa mạc Mojave.

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã tham gia sâu sát vào các dự án phát triển vỏ bọc của các tàu bay có người lái. Mặc dù tôi nổi tiếng với việc thu hút sự chú ý vào Virgin, nhưng không thử nghiệm nào của chúng tôi chỉ mang tính chất trình diễn mạo hiểm trước công chúng; mà là các bước trong quá trình nghiên cứu và phát triển của chúng tôi. Nhà du hành vũ trụ người Thụy Điển Per Lindstrand và tôi đã bay qua Đại Tây Dương bằng khinh khí cầu vào năm 1987 và Thái Bình Dương vào năm 1991, thiết lập nên các kỷ lục mà đến giờ vẫn chưa bị phá vỡ. Vỏ bọc của các khinh khí cầu này được làm từ các vật liệu công nghệ cao mà vào thời đó, chúng tiến bộ không kém gì các hợp chất được đưa vào vũ trụ của Virgin Galactic ngày nay.

Một khi đã giải quyết được mọi thử thách kỹ thuật đó, bạn sẽ phải tìm ra cách biến nỗ lực của mình thành tiền bạc. Dù việc thu hút được sự chú ý của mọi người đến các ý tưởng hoặc phát minh mới của bạn rất có tác dụng, nhưng bạn vẫn sẽ cần một kế hoạch kinh doanh.

Nhưng phương pháp làm việc này, với các yếu tố kỹ thuật, phiêu lưu, danh tiếng và kinh doanh trong đó, không phải là phát minh của đội ngũ Virgin, dù nó đã đưa tôi từ một tờ tạp chí dành cho sinh viên ra ngoài vũ trụ.

Cách tiếp cận này thu hút sự khâm phục, chỉ trích cũng như ngờ vực từ rất lâu trước khi nghị viện của nữ hoàng Victoria cười vào ý tưởng phi lý về một hãng hàng không toàn cầu; rất lâu trước khi những người nông dân chọc cái xỉa rơm vào khinh khí cầu của Jacques Charles vào năm 1783. Cần một thời gian rất dài để xây dựng nên một doanh nghiệp. Tại Virgin, tôi cùng đội của mình đang xây dựng cho tương lai. Và tương lai đó vô cùng khắc nghiệt.

Một phần của tài liệu Kinh doanh như một cuộc chơi (Trang 68 - 70)