Cách đào tạo nên một doanh nhân Đầu tiên, hãy chọn một doanh nhân trong tổ chức

Một phần của tài liệu Kinh doanh như một cuộc chơi (Trang 55 - 56)

- C Goldsworthy, Úc

Cách đào tạo nên một doanh nhân Đầu tiên, hãy chọn một doanh nhân trong tổ chức

Đầu tiên, hãy chọn một doanh nhân trong tổ chức

Tôi vô cùng may mắn khi được sống tại quần đảo Virgin của nước Anh, một trong những địa điểm đẹp nhất hành tinh. Đảo Necker là nhà của chúng tôi, văn phòng của tôi và là một khu nghỉ dưỡng sang trọng.

Đây đúng là một sự trùng hợp diệu kỳ khi quần đảo này cũng mang cái tên Virgin, nhưng tôi không liên quan gì đến cái tên ấy. Christopher Columbus đã tìm ra nơi này vào năm 1943 và đặt cho nó cái tên hào nhoáng “Santa Ursula y las Once Mil

Virgenes”. Nghe thật hấp dẫn nhưng may mắn là qua thời gian, nó đã được thu gọn và Anh hóa. Tôi suýt nữa phải bảo với mọi người rằng tôi sống ở một nơi tên là “Thánh Ursula và 11.000 trinh nữ”.

Một trong những điểm thu hút đầu tiên mà du khách đến đây được chiêm ngưỡng là một tấm biển trong sảnh nhập cảnh ở sân bay. Thay vì ghi chữ “Người cư trú” (Residents) và “Người không cư trú” (Nonresidents) như thông thường, nó lại đề là “Người thuộc về” (Belongers) và “Người không thuộc về” (Nonbelongers).

Tôi thấy cụm từ “Người thuộc về” thật mạnh mẽ. Khi một quốc gia coi người dân “thuộc về nơi đây” trái với “chỉ sống ở đây”, nó tạo ra một lòng trung thành hoàn toàn khác. Nó nhắc nhở chúng ta rằng đây là nơi chúng ta thuộc về, do đó, các nỗ lực của chúng ta không chỉ đại diện cho riêng chúng ta, mà còn có lợi cho cả cộng đồng. Điều này khiến tôi băn khoăn (một chiếc võng trong văn phòng sẽ “hỗ trợ” cho việc này tốt hơn nhiều so với một chiếc ghế lưng thẳng) về cách các chi tiết nhỏ, mang tính ngữ nghĩa như vậy, có thể được áp dụng vào thế giới kinh doanh: Nếu các công ty có “những người thuộc về” thay vì các nhân viên thì sao? Liệu cách chúng ta gọi nhau có tạo nên sự khác biệt trong các hoàn cảnh khác không?

Qua nhiều năm, tôi đã được gọi bằng rất nhiều cái tên, nhiều trong số đó không thích hợp để nói lại ở đây! Cái tên (lịch sự) mà tôi được gọi thường xuyên nhất trong những ngày này là “doanh nhân” (entrepreneur). Tôi nhớ mình đã tra từ này trong từ điển sau khi một bài báo về doanh nghiệp đầu tiên của tôi, tạp chí Student, miêu tả tôi là “một doanh nhân mới nổi”. Vào lúc đó, nó nghe khá oách – “người khởi tạo và tổ chức các doanh nghiệp thương mại mới, thường đi kèm với rủi ro đáng kể”, theo từ điển của tôi.

Ngày nay, mọi loại người đều muốn giành lấy cái danh hiệu “doanh nhân”. Mặt khác, lại có một danh hiệu mà không nhận được nhiều sự chú ý như nó đáng được nhận, đó là người em trai của doanh nhân, “doanh nhân trong tổ chức” (intrapreneur): “một nhân viên được trao sự tự do và hỗ trợ về mặt tài chính để tạo ra sản phẩm, dịch vụ và hệ thống mới, người không phải tuân theo các thông lệ hay thủ tục thông thường của công ty.”

Mặc dù đúng là mọi công ty đều cần một doanh nhân để vận hành nó, nhưng để phát triển, sáng tạo, cần một vài doanh nhân trong tổ chức, những người sẽ quản lý các dự án mới đồng thời khám phá các hướng đi mới và bất ngờ để phát triển doanh nghiệp.

Virgin có lẽ đã không bao giờ có thể phát triển từ tạp chí Student thành hàng trăm công ty như ngày nay nếu không có những nhóm doanh nhân trong tổ chức thường xuyên tìm kiếm và phát triển các cơ hội, dẫn đầu các nỗ lực đi ngược lại lẽ thường. Một ví dụ đã xảy ra 15 năm trước tại Virgin Atlantic. Không công ty nào chuyên thiết kế những chiếc ghế lớn, đắt tiền đủ khả năng giải quyết các vấn đề về thiết kế nảy sinh do các yêu cầu của chúng tôi trong khoang hạng Thương gia nhưng một nhà thiết kế trẻ trong công ty, Joe Ferry, đã (khăng khăng) tình nguyện thử sức với dự án đó.

Chúng tôi để anh ấy được tự do và dãy buồng ngủ cá nhân hình xương cá độc đáo, kết quả từ sự sáng tạo đột phá của anh, đã giúp chúng tôi có nhiều năm dẫn đầu

và khiến hàng triệu hành khách vô cùng hài lòng.

Làm thế nào giải phóng được sức mạnh của các doanh nhân trong tổ chức như Joe? Bí quyết là tạo điều kiện để họ theo đuổi tầm nhìn của bản thân.

Nhưng mọi người thường không coi các lãnh đạo trong công ty – nhà quản lý, nhà điều hành và giám đốc điều hành – là những người tạo điều kiện cho người khác. Như tôi đã học được từ khi thành lập tạp chí Student, “Giám đốc Điều hành của một tập đoàn lớn có thể chỉ đưa ra hai quyết định mỗi năm, nhưng những quyết định đó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người.” Thật là một cách điều hành công ty khủng khiếp!

Do “triết lý” này dường như được mặc nhiên coi là đúng đắn trong giới kinh doanh từ trước đến nay, nên rõ ràng đây là thời điểm cho một sự thay đổi lớn trong cách gọi tên của giới kinh doanh. Nếu CEO là chữ viết tắt của “Giám đốc Tạo Điều kiện” (Chief Enabling Officer) thì sao nhỉ? Nếu vai trò chính của CEO là nuôi dưỡng một nhóm doanh nhân trong tổ chức, những người sẽ sớm trở thành các doanh nhân tương lai, thì sao?

Chúng tôi tình cờ phát triển vai trò này tại Virgin bởi thực tế rằng, cứ mỗi khi chọn bước vào một lĩnh vực kinh doanh mà chúng tôi có rất ít hoặc không có chút kiến thức thực tế nào, chúng tôi phải tạo điều kiện cho một vài người được lựa chọn cẩn thận, những người có hiểu biết về nó. Khi Virgin tiến vào ngành điện thoại di động, chúng tôi không có kinh nghiệm, vì vậy chúng tôi đã tìm kiếm những quản lý tốt nhất từ các đối thủ, tuyển họ về làm việc cho chúng tôi và để họ tự do thành lập các doanh nghiệp của riêng mình bên trong Tập đoàn Virgin.

Có lẽ điều tuyệt vời nhất về kiểu tinh thần doanh nhân bên trong tổ chức này là mọi người thường xuyên say mê những việc đang làm đến mức họ cảm giác như đang sở hữu công ty của chính mình. Họ không cảm thấy mình là nhân viên đang làm việc cho một ai đó, mà thay vào đó là như… ồ, tôi nghĩ từ duy nhất miêu tả đúng điều này là “người thuộc về”.

Điều đó mang chúng tôi trở lại đúng nơi chúng tôi bắt đầu, quần đảo Virgin xinh đẹp và tôi cũng đang trở lại cái võng của mình.

Một phần của tài liệu Kinh doanh như một cuộc chơi (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w