Ngày mà âm nhạc đã không chết Từ đĩa than đến CD đến kỹ thuật số đến…

Một phần của tài liệu Kinh doanh như một cuộc chơi (Trang 110 - 113)

- C Goldsworthy, Úc

Ngày mà âm nhạc đã không chết Từ đĩa than đến CD đến kỹ thuật số đến…

Trong kinh doanh, thay đổi đôi khi diễn ra nhanh hơn bạn muốn – các công nghệ cách mạng bước ngoặt đột nhiên xuất hiện trên thị trường, thị hiếu thay đổi và kinh tế chuyển dịch. Việc yêu cầu nhân viên nắm lấy sự thay đổi và trở nên sáng tạo đều rất tốt, nhưng điều đó sẽ không đánh tan được nỗi sợ bên trong họ (hoặc trong bạn). Có một sự thật trần trụi rằng thay đổi luôn là một mối đe dọa – có nguy cơ chấm dứt sự tồn tại của công ty bạn.

Chúng ta hãy cùng đối mặt với điều này: không công ty nào tồn tại mãi mãi. Nhưng những tiến bộ công nghệ xảy đến với ngành âm nhạc nhanh đến mức chóng mặt. Với kinh nghiệm lâu năm của Virgin trong ngành âm nhạc, tôi thường nhận được những câu hỏi từ độc giả về tương lai của ngành. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Làm thế nào mà bất cứ ai cũng có thể thành lập một doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực này khi những thay đổi mang tính cách mạng đang khiến ngay cả những người chơi thông minh nhất cũng phải khó chịu?

Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy luôn có cơ hội trong những thời điểm chuyển đổi. Những học giả trong suốt 10 năm qua đã tiên đoán sự chấm dứt của ngành băng đĩa nên nhớ lại lần cuối cùng nó rơi vào tình trạng khủng hoảng: năm 1982. Suy thoái kinh tế đã có ảnh hưởng rất sâu rộng. Vào lúc đó, Virgin Retail có hơn 100 cửa hàng băng đĩa trên khắp nước Anh. Vào thứ Bảy, chúng chật ních người; vào những ngày trong tuần, chúng vắng tanh và vào Chủ nhật, chúng đóng cửa. Khi đó, đĩa CD xuất hiện.

Những lợi thế của dạng thức mới này ngay lập tức trở nên rõ ràng. Chúng nhỏ hơn nhiều so với đĩa than và không bị mòn, méo hay tạo ra tiếng ồn bề mặt. Những cuốn sổ tay của tôi trong giai đoạn đó chứa đầy các câu hỏi về tiềm năng ảnh hưởng của nó đến công ty của chúng tôi. Tôi đã viết: “Điều gì sẽ xảy ra với việc sưu tầm băng đĩa trên khắp cả nước – mọi người liệu có thay đĩa than bằng đĩa CD không?”

Ban đầu, cách duy nhất để chúng tôi sống sót qua mối đe dọa đĩa CD là bắt đầu dọn dẹp kho hàng để lấy chỗ chứa hàng hóa mới, và chúng tôi bắt đầu giảm giá đĩa than. Chúng tôi đã thành công trong việc chuyển hoạt động kinh doanh của công ty sang đĩa CD, một điều mà không phải đối thủ nào của chúng tôi cũng làm được.

Chúng tôi cũng có thể thấy rằng một hiện tượng bán lẻ mới khác đang hình thành. Hai năm sau khi máy tính cá nhân được đưa ra thị trường vào năm 1980, đã có gần

500.000 máy chơi điện tử được sử dụng ở Anh. Rất nhanh, việc bán trò chơi và sau đó là DVD trở thành hoạt động phụ đáng giá trong các cửa hàng của chúng tôi.

Đến năm 1986, ngay cả các cửa hàng Virgin Megastore cũng gặp nguy hiểm. Đối thủ lớn nhất của chúng tôi, HMV, đang đuổi theo bằng cách mở ra các cửa hàng khổng lồ, một số trong đó ở gần các địa điểm chủ chốt của chúng tôi. Không nao núng, chúng tôi mở cửa hàng ở Dublin và đây là cửa hàng lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Cửa hàng không chỉ bán những đĩa nhạc hiếm thuộc các thể loại nhạc rock, dân gian, jazz, hay cổ điển mà còn bán cả băng hình ca nhạc, trò chơi và phần mềm máy tính. Đây là nơi tôi có thể nhìn thấy tương lai của công ty.

Và chúng tôi đã cạnh tranh rất mạnh với những nhà bán lẻ kiểu cũ, như Woolworths, Dixons và Currys. Cửa kính và không gian bên trong ở những cửa hàng của chúng tôi rất thú vị và náo nhiệt. Chúng tôi đưa các ban nhạc đến để biểu diễn và ký tặng. Những sự kiện này giúp chúng tôi bán được nhiều đĩa hơn và được công chúng chú ý hơn.

Nói ngắn gọn thì nhờ sự thay đổi mang tính phá bỏ vừa diễn ra, chúng tôi đã thay đổi được mô hình kinh doanh của mình và rất thành công trong những năm 1980 và 1990. Âm nhạc của Virgin Records đã làm mê mệt người nghe trên khắp thế giới, nhiều người trong số đó đã đến Virgin Megastore để mua đĩa.

Liệu tất cả những việc làm này có bảo vệ được chúng tôi trong tương lai không? Tất nhiên là không. Sự thật là, ngay từ đầu, những cửa hàng Virgin Records nhỏ hơn của chúng tôi đã kiếm được rất ít tiền. Các cửa hàng giúp duy trì danh tiếng của chúng tôi trong mắt công chúng, đại diện cho thương hiệu đầy sức trẻ và xấc xược, nhưng chúng không bền vững trong dài hạn. Một trong những sai lầm lớn nhất của tôi là không bán các cửa hàng này sớm hơn. Khép lại câu chuyện về công ty băng đĩa Virgin Records vào năm 1992 bằng việc bán nó cho EMI là một quyết định đau đớn nhưng đúng đắn. Nhưng liệu việc tải nhạc kỹ thuật số có đang giết chết âm nhạc không? Tính kinh tế của việc sản xuất âm nhạc ngày nay cao hơn nhiều so với thời kỳ đỉnh cao của Virgin khi còn là một công ty âm nhạc. Khi chúng tôi xây dựng phòng thu, chi phí sản xuất thời đó rất đắt đỏ. Việc của Virgin Records là tài trợ cho các nghệ sĩ trong thời gian họ thu âm – và chấp nhận rủi ro. Để kiếm được tiền, chúng tôi phải bán được rất nhiều album.

Hiện nay, một album chất lượng cao có thể được thực hiện bằng một chiếc máy tính xách tay, và sau đó bạn có thể gửi file qua Internet đến bất kỳ ai, và gần như ở bất kỳ đâu. Có thể dễ dàng quảng bá nó bằng cách lập một trang trên Facebook hoặc một trang mạng xã hội khác. Cán cân kinh tế không còn quan trọng đối với các nghệ sĩ trẻ nữa, mặc dù chúng vẫn rất quan trọng đối với các công ty băng đĩa và cổ đông của chúng.

Ngày nay, nếu là một ban nhạc đang trên đỉnh thành công, tôi sẽ không tìm đến một công ty băng đĩa bình thường. Tôi sẽ tập hợp một vài người và tự mình phát hành bài hát hoặc album. Tôi sẽ cân nhắc việc làm cùng những nghệ sĩ cùng chí hướng và chia sẻ chi phí phân phối, quảng cáo và marketing.

Các ban nhạc mới hơn và nhỏ hơn kiếm được ít tiền hơn vì các công ty băng đĩa chỉ có thể quảng bá cho các ban nhạc kém nổi tiếng hơn bằng cách sử dụng một phần tiền có được từ các nghệ sĩ lớn của họ. Với việc lợi nhuận trong ngành âm nhạc đang ngày càng thu hẹp, người ta sẽ ngày càng dành ít tiền hơn cho những ban nhạc mới, vì vậy, đối với nhiều ban nhạc, tốt hơn là thử tự mình làm trước và dùng Internet để thu hút người hâm mộ.

Tôi nghĩ rằng các công ty băng đĩa sẽ sống sót, nhưng họ sẽ phải trở nên tinh gọn hơn nhiều – và trong kinh doanh, nhỏ thì đẹp. Những công ty nhỏ hơn đó sẽ phải phát hiện ra những nhân tài đích thực, và đây cũng là lý do tại sao nhiều ngườiđam mê nhạc

lại chọn lập nghiệp trong ngành này. Và với tất cả năng lượng cũng như nhiệt huyết đó, không ai có thể nói trước những gì một số doanh nhân sẽ đạt được trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Kinh doanh như một cuộc chơi (Trang 110 - 113)