Hãy là một lãnh đạo

Một phần của tài liệu Kinh doanh như một cuộc chơi (Trang 101 - 103)

- C Goldsworthy, Úc

Hãy là một lãnh đạo

Không phải một ông sếp

Đã từng có một ngôi trường dạy cách làm cha mẹ mà ở đó, người ta sẽ “nhìn thấy nhưng không nghe thấy” bọn trẻ. Vô số thế hệ trẻ em đã lớn lên trong những ngôi nhà mà bố mẹ chỉ đưa ra một lý do duy nhất cho bất kỳ điều gì, đó là “Vì bố (mẹ) nói thế!”

Không ngạc nhiên khi điều này được tiếp diễn trong các lớp học và công sở, nơi mà các giáo viên và sếp chỉ đơn giản thay thế bố mẹ trong vai trò người có quyền và tiếng nói của họ là luật lệ.

Tôi may mắn được lớn lên trong một gia đình khuyến khchs tranh luận lành mạnh, và dù mẹ tôi, Eve, luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng (giờ vẫn vậy), nhưng các chị tôi và tôi được khuyến khích thể hiện suy nghĩ của mình về bất kỳ điều gì.

Tuy nhiên, trường học là một câu chuyện khác. Việc bị mắc chứng khó đọc cùng tính cách nổi loạn đã cho thấy rõ ràng rằng tôi không thể trở thành ai khác ngoài “sếp của

chính mình”. Hay, như hiệu trưởng của tôi ở trường Stowe của tôi từng nói, “Branson, đến năm 21 tuổi, hoặc là con sẽ trở thành triệu phú hoặc sẽ vào tù.”

Hóa ra, từ khi bỏ học, tôi đã luôn may mắn được làm sếp của chính mình và không bao giờ phải đứng sau song sắt – à, có thể có một lần, nhưng không lâu!

Kỳ lạ là nếu có một câu nói chắc chắn sẽ khiến tôi nổi giận thì đó là, “Được rồi, anh là sếp!” Điều khiến tôi khó chịu là trong 90% các tình huống như vậy, người đó muốn nói rằng, “Được rồi, tôi không đồng ý với anh nhưng tôi sẽ vẫn làm việc đó vì anh bảo tôi làm thế. Nhưng nếu không thành công, tôi sẽ là người đầu tiên cho mọi người biết rằng đó không phải là ý của tôi.”

Trong giới kinh doanh ngày nay, tôi nhận thấy hình ảnh “vị sếp” cổ điển này đã hoàn toàn lỗi thời. Nó có thể đúng khi muốn nói đến “sếp công đoàn” hay “sếp trong các băng nhóm tội phạm có tổ chức,” nhưng tôi cho rằng thích ra lệnh không phải là một phẩm chất đáng ca ngợi ở một người quản lý.

Một số người có thể nói rằng đây chỉ là vấn đề về ngữ nghĩa, nhưng tôi thực sự tin rằng những nơi làm việc có tư duy tiến bộ sẽ được lợi nhờ bỏ đi các hệ thống cấp bậc truyền thống. Phần lớn trong số đó bắt đầu từ hình ảnh văn phòng có “người đàn ông ở trong góc”, một thứ bất diệt trong phần lớn các tòa nhà công ty.

Cấu trúc của phần lớn các tòa nhà văn phòng đều phục vụ cho mục đích củng cố kết cấu quản lý, trong đó phòng giám đốc ở tầng trên còn các tầng dưới dành cho các cấp thấp hơn và dưới cùng là các nhân viên làm việc ở tầng trệt hay trong một tầng hầm không có cửa sổ.

Tại Virgin, chúng tôi đã nỗ lực không dùng các trụ sở kiểu bê tông và kính với những ông sếp ngụ trong phòng góc tầng trên. Đối với riêng tôi, trong suốt sự nghiệp của mình, tôi luôn tránh xa các văn phòng và chỉ làm việc từ ba nơi: nhà thuyền, nhà tôi và chiếc võng. Tất cả các công ty của chúng tôi cũng đều đặt ở các vị trí riêng biệt và tên gọi trụ sở tập đoàn của chúng tôi đã nói lên tất cả: “Ngôi trường cũ” không là gì ngoài một thánh đường cho doanh nghiệp.

Từ lâu, tôi đã ưa thích các văn phòng mở, với nhiều không gian làm việc chung, phòng nghỉ, khu vui chơi, bàn bóng bàn và khu bếp, những nơi mà các nhân viên tụ họp lại với nhau để trò chuyện một cách tự nhiên. Tường văn phòng, cửa, bàn giấy và quầy không có tác dụng gì ngoài việc ngăn cản hoạt động giao tiếp.

Nhưng hãy trở lại vấn đề về “sếp”: Hình ảnh một vị tướng đứng ở rất xa chiến tuyến ra lệnh cho đoàn quân của mình, thay vì dẫn dắt họ lao vào trận chiến, không khác nhiều so với cách điều hành hoạt động của nhiều công ty ngày nay. Đừngnhầm lẫn: Một nhà lãnh đạo rất khác một ông sếp.

Nếu không thường xuyên ra tuyến đầu, dẫn dắt những nhân viên đi ngay sau mình, thì bạn không thể nắm rõ các thực tế của doanh nghiệp. Ngồi trong phòng họp nhận các báo cáo từ tuyến đầu, dù là các báo cáo tốt nhất đi chăng nữa, cũng không bao giờ có thể bằng việc “mắt thấy tai nghe” thực tế.

Tiếng La-tinh chưa bao giờ là môn học yêu thích của tôi – nhưng có một từ trong tiếng La-tinh khiến tôi nhớ mãi, đó là động từ “educere”. Tôi nhớ mình đã vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng nguồn gốc của từ “education” (giáo dục) thực ra có nghĩa là “dẫn dắt tiến lên”. Trước đó, tôi đã nghĩ giáo dục là “nhồi vào” nhưng thực tế, nó phải có nghĩa là “dẫn ra”. Trong khi một giáo viên tồi cũng giống như một ông sếp tồi, sẽ dạy hoặc quản lý bằng cách nhồi các quan điểm của họ vào đầunhững người dưới quyền, thì một nhà giáo dục giỏi hay một lãnh đạo doanh nghiệp tài năng sẽ làm ngược lại và thu hút các quan điểm cũng như ý kiến từ học sinh hoặc cộng sự của họ. Vì vậy, lần tới, nếu có người nói với bạn câu, “Được rồi, anh là sếp,” thì hãy trả lời rằng, “Không hẳn đâu, tất cả chúng ta đều làm việc cùng nhau. Vì vậy, hãy quay lại đây và nói cho tôi biết anh sẽ làm gì nếu ở vào vị trí của tôi?” Sẽ tốt hơn nữa nếu bạn đến văn phòng của họ hoặc ngồi với họ trong căng-tin và đề nghị họ đưa ra các ý kiến về tình hình công việc. Những tấm gương về tinh thần lãnh đạo tốt rất dễ lây lan. Có lẽ khẩu hiệu mới của công ty nên là “những ông sếp, chỉ nên được nhìn thấy chứ không nghe thấy.”

Một phần của tài liệu Kinh doanh như một cuộc chơi (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w