2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trước năm 1990, bộ máy thu thuế tỉnh Khánh Hòa gồm các đơn vị : Chi cục
Thuế Công thương nghiệp, Chi cục thu Quốc doanh và Ban thuế Nông nghiệp trực
thuộc Sở Tài chính Vật giá tỉnh Khánh Hòa.
Cùng với việc thành lập hệ thống thuế cả nước theo tinh thần Nghị định số 181/HĐBT ngày 07/08/1990 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) về việc
thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính và Quyết định số 314 TC/QĐ/TCCB ngày 21/08/1990 về việc thành lập Cục Thuế Nhà nước, Cục Thuế
tỉnh Khánh Hòa được thành lập và chính thức hoạt động từ 01/10/1990 trên cơ sở sự
sáp nhập của các tổ chức: Chi Cục Thuế Công thương nghiệp, Chi cục thu Quốc
doanh và Ban thuế Nông nghiệp thuộc Sở Tài chính.
Khi mới thành lập, tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa gồm có 7
Phòng chức năng thuộc Văn phòng Cục Thuế và 7 Chi Cục Thuế huyện, thành phố. Đến năm 2004, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành kiện toàn sắp xếp lại
tổ chức bộ máy toàn ngành với 10 phòng chức năng và 07 Chi cục Thuế huyện, thị
xã, thành phố trực thuộc.
Đến tháng 06/2011, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa một lần nữa tiến hành sắp
xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và ổn định hoạt động cho đến nay với 14 phòng thuộc Văn phòng Cục Thuế và 08 Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố.
Kinh phí hoạt động của Cục Thuế được cấp từ nguồn kinh phí của tổng cục
thuế, cục trưởng cục thuế có trách nhiệm lập dự toán chi và trình tổng cục trưởng
tổng cục thuế để tổng hợp và dự toán chung của tổng cục thuế.
Tên chính thức : Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại : (058) 3 824332
Fax : (058) 3 821918
E-mail : phcqttv_khh@gdt.gov.vn
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Cục Thuế
Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa là tổ chức trực thuộc Tổng Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh việc trực tiếp tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế các
doanh nghiệp do Cục Thuế quản lý, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa còn có trách nhiệm
chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ cho các Chi cục Thuế và phối hợp với các ban
ngành của tỉnh để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
- Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa được tổ chức thành 14 phòng và 8 Chi cục Thuế
trực thuộc.
- Các Chi cục trực thuộc:
+ Chi cục thuế thành phố Nha Trang
+ Chi cục thuế thành phố Cam Ranh
+ Chi cục thuế thị xã Ninh Hòa + Chi cục thuế huyện Vạn Ninh
+ Chi cục thuế huyện Diên Khánh + Chi cục thuế huyện Cam Lâm
+ Chi cục thuế huyện Khánh Vĩnh + Chi cục thuế huyện Khánh Sơn
P. Tuyên truyền
và hỗ trợ NNT
P. Thuế Thu
nhập cá nhân
P. Thanh tra thuế
P. Kiểm tra thuế số 1 P. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế P. Tổng hợp nghiệp vụ dự toán P. Kê khai và kế toán thuế P. Tin học P. Hành chính Quản trị Tài vụ Ấn chỉ P. Kiểm tra nội bộ P. Quản lý các khoản thu từ đất P. Tổ chức cán bộ P. Kiểm tra thuế số 2 P. Kiểm tra thuế số 3 CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG
2.1.3.1. Lãnh đạo cục thuế
- Cục trưởng:
Là người lãnh đạo cao nhất của Cục Thuế, có nhiệm vụ lãnh đạo chung, tổ
chức quản lý cán bộ thực hiện tốt các nhiệm vụ và phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn tỉnh đồng thời là người chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng Cục
Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế.
- Cục phó:
Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa có 3 Phó Cục trưởng có nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ
Cục trưởng phụ trách các phòng ban, đồng thời chịu trách nhiệm trước Cục trưởng
về hoạt động của các phòng ban được phân công phụ trách.
2.1.3.2. Các phòng nghiệp vụ thuế, phòng chuyên quản chịu sự lãnh đạo
trực tiếp của lãnh đạo Cục Thuế. Hiện nay, tại văn phòng Cục Thuế có 14 phòng ban khác nhau, bao gồm:
. Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế:
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ
trợ NNT.
- Hướng dẫn, hỗ trợ, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục thuế trực thuộc trong việc
triển khai nhiệm vụ hỗ trợ NNT, tuyên truyền chính sách, pháp luật về thuế…
- Thực hiện mô hình “một cửa”, tất cả các giao dịch trực tiếp về thủ tục hành chính về thuế của NNT với CQT đều thông qua bộ phận này: tiếp nhận yêu cầu và
hướng dẫn giải quyết các thủ tục, giải quyết tại chỗ một số yêu cầu có thể, giải đáp các vướng mắc và hướng dẫn về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế, nhận hồ sơ khai thuế và báo cáo thuế, bán hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành, đăng ký sử
dụng hóa đơn tự in, xác nhận nghĩa vụ thuế, xử lý hồ sơ cấp mã số thuế, nhận và chuyển các bộ phận khác giải quyết để trả kết quả cho NNT.
- Tổng hợp các vướng mắc của NNT về chính sách, thủ tục về thuế để đề
xuất xem xét giải quyết.
- Quản lý, biên tập nội dung trang thông tin điện tử nội bộ ngành thuế tại Cục
- Tổng hợp đề nghị khen thưởng cá nhân, tổ chức thực hiện tốt nghĩa vụ nộp
thuế và các tổ chức, cá nhân ngoài ngành thuế có thành tích xuất sắc trong việc
tham gia công tác quản lý thuế.
- Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh
vực được giao.
Phòng Tổng hợp - nghiệp vụ -dự toán:
Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế, xây
dựng và thực hiện dự toán thu NSNN, tổ chức thực hiện công tác pháp chế về thuế
thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế quản lý. (Do Cục thuế tỉnh Khánh Hòa không tổ chức Phòng pháp chế nên công tác này do phòng tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán đảm nhận).
Phòng Kê khai và kế toán thuế:
Tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế,
thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.
Phòng Thuế Thu nhập cá nhân:
Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách thuế thu nhập cá nhân,
kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân, tổ chức thực hiện dự toán thu thuế
thu nhập cá nhân đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế.
Phòng Quản lý các khoản thu từ đất:
Phòng quản lý các khoản thu từ đất có nhiệm vụ tham mưu cho các Chi cục
thực thi chính sách thu về đất đai trên địa bàn tỉnh, đặc biệt với các dự án lớn. Bộ
phận này cũng có nhiệm vụ kiểm tra tình hình thu về đất đai tại các Chi cục, giúp
việc quản lý thống nhất, tránh thất thoát cho NSNN.
Phòng Thanh tra thuế:
Triển khai thực hiện công tác thanh tra NNT trong việc chấp hành pháp luật
thuế, giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến NNT
Phòng Kiểm tra thuế:
Kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với
NNT thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.
- Phòng kiểm tra thuế số 1: Kiểm tra các doanh nghiệpnhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài.
- Phòng kiểm tra thuế số 2: Kiểm tra các DN NQD do Cục thuế quản lý.
- Phòng kiểm tra thuế số 3: Kiểm tra các DN lớn, bao gồm cả DN nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN NQD.
Phòng kiểm tra nội bộ:
Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật,
tính liêm chính của CQT, công chức thuế, giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu
nại các quyết định xử lý về thuế của CQT và khiếu nại liên quan trong nội bộ CQT,
công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của CQT, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:
Tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng
chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.
Phòng Tin học:
Tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế, triển
khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng
dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý
Phòng tổ chức cán bộ:
Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán
bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng
trong nội bộ Cục Thuế.
Phòng Hành chính - Quản trị-Tài vụ- Ấn chỉ:
Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ;
công tác quản lý hành chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn
2.1.4. Cơ cấu nhân sự
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp cán bộ, công chức và tổ chức cán bộ Tại Cục Thuế
tỉnh Khánh Hòa tính đến năm 2013 STT Đơn vị Nhân sự Tổng số Cục trưởng Phó cục trưởng Trưởng phòng Phó phòng Công chức+ cán bộ 1 Ban lãnh đạo 4 1 3 2 Phòng hành chính- quản trị- tài vụ- ấn chỉ 16 1 3 - Bộ phận HCQT: 5 - Bộ phận ấn chỉ: 3 - Bộ phận tài vụ: 4 3 Phòng Kê khai và Kế toán thuế 15 1 1 13 4 Phòng kiểm tra nội bộ 5 1 1 3 5 Phòng kiểm tra số 1 7 1 1 5 6 Phòng kiểm tra số 2 9 1 1 7 7 Phòng thuế Thu nhập cá nhân 5 1 1 3 8 Phòng quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế 7 1 1 5 9 Phòng tổ chức cán bộ 4 1 1 2 10 Phòng tin học 8 1 1 6
11 Phòng thanh tra thuế 9 1 1 7
12 Phòng Tuyên truyền và
Hỗ trợ người nộp thuế 11 1 1
- Bộ phận hỗ trợ: 3
- Bộ phận một cửa: 3
- Bộ phận tuyên truyền: 3
12 Phòng Tổng hợp- Nghiệp
vụ- Dự toán 11
1 2 8
Tổng 111
2.1.5. Khái quát tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa Thuế tỉnh Khánh Hòa
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu thuế
( năm 2011-2013)
Đvt: triệu đồng
CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Dự toán pháp lệnh 5.104.000 6.270.000 7.084.000 Thực thu 5.523.116 6.265.910 6.952.577 Thực thu so với dự toán 108,21% 99,93% 98,14% Thực thu so với cùng kỳ 102,48% 113,45% 110,96% ( Nguồn: Báo cáo Công tác Thuế Cục Thuế Khánh Hòa năm 2011,2012,2013)
Biểu đồ thực hiện thu thuế từ năm 2011-2013
0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 Năm Tri ệ u đồn g Dự toán pháp lệnh Thực thu Dự toán pháp lệnh 5.104.000 6.270.000 7.084.000 Thực thu 5.523.116 6.265.910 6.952.577 2011 2012 2013 Đánh giá chung:
Trong 3 năm qua (từ năm 2011 đến năm 2013), tình hình thu ngân sách của
ngành thuế nói chung và Cục thuế tỉnh Khánh Hòa nói riêng diễn ra trong bối cảnh
nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Đó là lạm phát tiếp tục gia tăng cao trong những
tháng đầu năm 2011 làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của
vốn vay với tỷ lệ lãi suất quá cao, nhiều doanh nghiệp phải đi đến chiếm dụng tiền thuế nhà nước, dẫnđến tình trạng nợ dây dưa kéo dài, số tiền thuế kê khai phát sinh cũng như số tiền thuế truy thu, phạt qua kiểm tra xử lý không nộp kịp thời vào NSNN. Năm 2012, kinh tế thế giới và trong nước chưa được phục hồi sau khủng
hoảng tài chính -tiền tệ và suy thoái từ năm 2009; giá cả hàng hóa thế giới, đặc biệt
là dầu thô và nguyên liệu cơ bản biến động khó dự báo. Tình hình kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; một bộ phận
doanh nghiệp bị thua lỗ phải hoạt động cầm chừng hoặc giải thể; chỉ số phát triển
sản xuất công nghiệpđạt thấp; sức mua thị trường giảm; chỉ số tồn kho tăng lớn. Năm 2013 kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn nhiều khó khăn. Kinh tế
trong nước tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp
nhiều khó khăn. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, còn nhiều thách thức
trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng… đã tác động và ảnh hưởng
trực tiếpđến hoạtđộng SXKD và công tác thu NSNN trên địa bàn.
Song được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Sự chỉ đạo
sát sao kịp thời kiên quyết tập trung ngay từđầu năm của tỉnhủy, UBND tỉnh, của
cấpủy đảng – chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện có kết quả các Nghị quyết
của Chính phủ ngày 07/01/2013: Nghị quyết số 01/NQ-CP “Về những giải pháp chủ
yếu chỉ đạođiều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013” và Nghị quyết số 02/NQ-CP “Về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu”, có nhiều biện pháp chủ động tích cực tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì việc làm,
ổn định SXKD, kiềm chế lạm phát đảm bảo an sinh xã hội.
Đặc biệt là sự nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp, doanh nhân. Nhờ đó kinh tế của tỉnh đã từng bước phát triển khá ổn định. Cùng với
sự nỗ lực phấn đấu của công chức ngành thuế nên tổng thu NSNN luôn vượt hoặc
Cụ thể, năm 2011 đạt 5.523.116 triệu đồng, trong khi chỉ tiêu dự toán thu do Bộ Tài chính giao là 5.104.000 triệu, như vậy Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra là 8,21% và mức thu này cũng bằng 102,48% mức thu của năm 2010 ( 5.389.692 triệu đồng). Sang năm 2012, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa
được Bộ Tài chính giao chỉ tiêu thu 6.270.000 triệu đồng, kết quả tổng số thu là 6.265.910 triệu đồng, đạt 99,93% dự toán pháp lệnh và 113,45% so với năm 2011. Kết quả thu NSNN năm 2013 đạt 6.952.577 triệu đồng, đạt 98,14% dự toán pháp lệnh và tương ứng với mức tăng 110,96% so với năm 2012.
Đến đây có thể nói mức tăng của việc thu ngân sách hàng năm của Cục Thuế
tỉnh Khánh Hòa là khá bền vững, mặc dù vẫn thực hiện chính sách giảm, giãn, gia hạn nộp thuế TNDN. Điều đó chứng tỏ Cục Thuế tỉnhđã thường xuyên bám sát tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thể hiện qua việc thường
xuyên sự đôn đốc nhắc nhở, có các buổi tuyên truyền luật thuế, thông tư mới cho các doanh nghiệp.
2.2. Thực trạng quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa 2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN 2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN
Công tác quản lý thuế chịu sự ảnh hưởng, chi phối của rất nhiều yếu tố, khi
các yếu tố đó có sự thay đổi thì việc quản lý cũng cần có sự điều chỉnh sao cho hợp lý để đảm bảo số thu ngân sách hợp lý qua từng giai đoạn. Ban lãnh đạo ngành thuế