Công tác kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2011 - 2014 (Trang 76)

Kiểm tra thuế có 2 hình thức: Kiểm tra thuế tại trụ sở CQT và kiểm tra tại trụ

sở NNT.

+ Kiểm tra thuế tại trụ sở CQT được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin chứng từ trong hồ sơ

thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của NNT.

+ Kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT được tiến hành khi ĐTNT không giải

trình, bổ sung thông tin tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế, khai bổ sung hồ sơ

thuế không đúng thì thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở

của NNT, ngoài ra kiểm tra tại trụ sở NNT còn được tiến hành đối với các hồ sơ

hoàn thuế.

Quy trình kiểm tra tại trụ sở Cơ quan thuế:

Bước 1: Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế.

Sử dụng dữ liệu kê khai thuế của NNT trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và từ

các nguồn thông tin của các cơ quan như Ngân hàng, Kho bạc, Kiểm toán, Quản lý

thị trường, tài nguyên môi trường, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, công an, tòa án…,

phân tích, đánh giá lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về việc khai thuế.

Bước 2: Lưạ chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế. Phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh

sách phải kiểm tra.

Bước 3: Trình lãnh đạo CQT duyệt kế hoạch và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ

khai thuế cho cán bộ thuế.

Bước 4: Thực hiện kiểm tra hồ sơ thuế.

Gồm các công việc: Kiểm tra việc ghi chép phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai

thuế. Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế được

miễn, giảm; số tiền hoàn thuế… theo phương phápđối chiếu so sánh.

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT, cán bộ kiểm tra

thuế nhận xét hồ sơ khai thuế.

- Nếu hồ sơ khai thuế không có dấu hiệu vi phạm thì bản nhận xét hồ sơ khai

thuế được lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế.

- Đối với các hồ sơ có dấu hiệu vi phạm thì tùy theo từng mức độ vi phạm mà

cơ quan thuế có các biện pháp xử lý: đề nghị người nộp thuế giải trình, ấn định số

thuế phải nộp, hoặc chuyển sang quyết định kiểm tra tại trụ sở của NNT.

Bước 6: Sau khi hoàn tất công tác xử lý kết quả kiểm tra thì tiến hành lưu hồ sơ để theo dõi quản lý.

Quy trình kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế

Bước 1: Gửi quyết định kiểm tra thuế đến DN. Doanh nghiệp có quyền gửi công văn đến CQT về việc đề nghị tạm hoãn kiểm tra để CQT xem xét và trả lời có

Bước 2: Công bố quyết định kiểm tra thuế và giải thích cho DN về nội dung

kiểm tra theo quyết định.

Bước 3: Trưởng đoàn kiểm tra phân công các thành viên trong đoàn theo nội

dung ghi trong quyết định kiểm tra.

Bước 4: Các thành viên đoàn kiểm tra thực hiện công việc, lập biên bản xác định số liệu kiểm tra với người được ủy quyền của NNT làm việc với đoàn kiểm tra.

Bước 5: Lập biên bản kiểm tra.

Bước 6: Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của NNT.

- Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Thủ trưởng CQT về kết quả kiểm tra thuế và dự thảo các quyết định xử lý về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế.

- Thủ trưởng CQT ký duyệt xử lý về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế.

- Gửi quyết định xử lý về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế cho NNT.

- Qua kiểm tra thuế nếu phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian

lận về thuế thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng CQT để bổ sung vào kế hoạch

thanh tra.

Bước 7: Sau khi hoàn tất công tác xử lý kết quả kiểm tra thì tiến hành lưu hồ sơ để theo dõi quản lý.

 Các cơ sở để cán bộ phòng kiểm tra lựa chọn hồ sơ kiểm tra về thuế thường là: - Các cơ sở kinh doanh có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp như:

+ Nộp hồ sơ khai thuế thường xuyên không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc

nộp không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế.

+ Khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều

chỉnh nhiều lần, CQT đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục.

+ Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thường xuyên có tình trạng nợ thuế.

- Có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước.

Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả kiểm tra HSKT tại Cục Thuế từ năm 2011- 2013

(Nguồn: Phòng Kiểm tra thuế) Năm Số DN phải kiểm tra theo kế hoạch Số lượt hồ sơ phải kiểm tra (kế hoạch)

Số lượt hồ sơ đã kiểm tra Kết quả đạt được qua kiểm tra

Số lượt hồ sơ % thực hiện theo kế hoạch % thực hiện so với năm trước

Hồ sơ phải điều chỉnh

thuế Hồ sơ chờ giải trình Số thuế đã điều

chỉnh tăng ( triệu đồng) Số lượng hồ sơ % so số hồ sơđã kiểm tra Số lượng hồ sơ % so số hồ sơđã kiểm tra 2011 1.060 23.872 23.872 100% 86 0,36% 23 0,10% 4.986 2012 1.025 23.074 23.074 100% 113,26% 97 0,42% 50 0,22% 6.314 2013 779 17.131 17.131 100% 74,24% 245 1,43% 182 1,06% 12.444

 Nhận xét:

Qua bảng tổng hợp kết quả kiểm tra HSKT tại Cục Thuế từ năm 2011-2013 ta thấy số lượng NNT và HSKT thực hiện kiểm tra hàng năm luôn đạt kế hoạchđề ra, tuy nhiên số lượng NNT cũng như số HSKT thuộc diện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2013, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đã thực

hiện 17.131 lượt hồ sơ kiểm tra, số thuếđiều chỉnh tăng 12.444 triệu đồng.

Hầu hết các bộ phận kiểm tra trong toàn ngành đã thực hiện tốt công tác kiểm

tra hồ sơ khai thuế trong kế hoạch, thể hiện ở số hồ sơ đã được kiểm tra đều đảm

bảo theo kế hoạch và số thuếđiều chỉnh tăng qua các năm từ 4.980 triệu đồng năm 2011, năm 2012 là 6.314 triệu đồng, sang năm 2013 tăng lên là 12.44 triệu đồngNgoài ra, bên cạnh số thuếđiều chỉnh của các doanh nghiệp phải kiểm tra theo kế hoạch đã được duyệt, bộ phận kiểm tra thuế đã tập trung tăng cường, kiểm tra, giám sát đối với các trường hợp phát sinh ngoài kế hoạch như: do thay đổi chính sách; các dự án phát sinh mới; số liệu về doanh thu, chi phí liên quan đến thúe TNDN tại các biên bản kiểm tra sau kiểm toán, doanh nghiệp hoạt động theo mùa vụ, các doanh nghiệp xây dựng, tư cấn thiết kế… để nhanh chóng phát hiện các sai phạm nhằmđiều chỉnh kịp thời tăng thu cho NSNN.

Bên cạnh những mặtđã làm được nói trên, thực tế công tác kiểm tra tại trụ sở

cơ quan thuế vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn, cụ thể:

- Số lượng hồ sơ khai thuế nhiều trong khi nguồn nhân lực và trình độ chuyên môn, việc vận dụng linh hoạt nghiệp vụ về thuế, kế toán trong thực tế của một số

công chức còn có hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ dẫn đến hiệu quả công tác này vẫn còn những hạn chế nhấtđịnh.

- Với số lượng doanh nghiệpđược quản lý lớn thì việc phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ, xác định rủi ro trong kê khai thuế sẽ không thể thực hiện thủ công, hoặc

do từng nhóm nhỏ thực hiện được, mà phải có những giải pháp về công nghệ thông tin nhằm đưa ra những chương trình phần mềm phân tích, so sánh, cho điểm và chọn lọc để đánh giá mức độ rủi ro của từng NNT và có dữ liệu đầy đủ theo lĩnh

có nhưng số liệu mang tính đơn lẻ, dẫn đến một số công việc như phân tích, đánh

giá rủi ro của các Phòng kiểm tra và CCT thực hiện thủ công đôi khi chỉ mang tính hình thức, chủ yếu là để tạo lập cơ sở không đầy đủ nhằm tiến hành kiểm tra tại trụ

sở người nộp thuế.

- Dữ liệu hiện tại về NNT có trong hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế là hạn

chế, cơ sở dữ liệu, thông tin phân tích đánh giá, so sánh không đầyđủ, các thông tin liên quan để hỗ trợ cho công tác phân tích ít nên khi phân tích tại cơ quan thuế rất

khó phát hiện những sai sót, gian lận về thuế, không có đủ dữ liệu để so sánh, đối

chiếu từđó đưa ra chính xác các doanh nghiệp có rủi ro trong kê khai thuế.

- Việc tập hợp nguồn dữ liệu kê khai của NNT và các tiêu chí chấm điểm rủi

ro về tuân thủ pháp luật chưa được thống nhất trong việc phân tích, so sánh, đánh

giá mức độ rủi ro trong kê khai thuế của NNT trên cơ sở đó lựa chọn NNT đưa vào chương trình kiểm tra, dẫn đến tùy theo tiêu thức đánh giá, phân tích của từng

Phòng kiểm tra, từng CCT thì mức độđánh giá rủi ro sẽ rất khác nhau.

- Bên cạnh nguyên nhân khách quan, phát sinh ngoài kế hoạch như phải kiểm

tra các doanh nghiệp giải thể, sáp nhập,… kiểm tra theo thông tin từ công tác quản

lý thuế hay theo chỉ đạo của cấp trên, trong khi nguồn nhân lực còn thiếu nhiều so với định mức công việc, thì các Đội kiểm tra cũng chưa đảm bảo công tác phân tích báo cáo tài chính theo kế hoạch và nguồn dữ liệu để lựa chọn, ưu tiên kiểm tra nhằm mang lại hiệu quả cho công tác kiểm tra tại trụ sở NNT, thể hiệnở số hồ sơ và số thuế phảiđiều chỉnh bình quân của kiểm tra tại các CCT khá thấp.

Đvt: triệuđồng Năm Số DN kiểm tra dở dang năm trước Số NNT dự kiến KT theo kế hoạch năm nay Số lượt NNT đã thực hiện ban hành QĐ KT trong năm Số lượt NNT đã hoàn thành KT trong năm Tổng số tiền thuế truy thu, thu hồi và xử phạt (triệu đồng) Số tiền thuế truy thu, thu hồiđã nộp vào NSNN Tỷ lệ đã nộp vào NSNN/ tổng truy thu và phạt(%) Số Truy thu, thu hồi và xử phạt bình quân/ DN (triệuđồng) Số DN (DN) Chênh lệch so với kế hoạch (DN) % so với kế hoạch(%) Số DN (DN) % so với số NNT đã ban hành quyết định TT,KT 2011 23 723 801 78 111% 787 98% 68.248 47.773 70% 85 2012 81 789 885 96 112% 851 96% 73.585 52.009 71% 108 2013 0 865 1.039 164 120% 1.039 100% 57.476 41.957 73% 79

 Nhận xét: Qua bảng 2.6, bảng phân tích kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT ta thấy

số lượng DN được kiểm tra và % thực hiện qua kế hoạch luôn tăng qua các năm từ năm 2011-2013. Đặc biệt, năm 2013 % thực hiện qua kế hoạch tăng cao nhất đến 120% nhưng tổng số tiền thuế truy thu, thu hồi và xử phạt thấp nhất trong 3 năm với

57.476 triệu đồng và tỷ lệ đã nộp vào ngân sách nhà nước đạt 73%. Tỷ lệ cuộc kiểm tra

hoàn thành so với kế hoạch được giao luôn đạt hơn 100%, trong đó văn phòng Cục

Thuế đạt 101%; CCT Nha Trang đạt 108%; CCT Cam Ranh đạt 100%, CCT Ninh Hòa

đạt 101%, CCT Diên Khánh: 101%, CCT Cam Lâm: 100%, CCT Vạn Ninh: 100%,

CCT Khánh Vĩnh: 108% và CCT Khánh Sơn: 100% .

Tỷ lệ đã nộp vào NSNN/ tổng số thuế truy thu và phạt tăng đều qua các năm, cho

thấy công tác đôn đốc thu nộp của Cục thuế ngày càng có chất lượng và hiệu quả.

- Kết quả trong năm 2013 Cục Thuế cung cấp thông tin và tài liệu cho cơ quan

Công an tỉnh Khánh Hòa liên quan đến công tác điều tra xác minh pháp nhân và kê khai thuế của 11 doanh nghiệp; chuyển cơ quan điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa

các trường hợp DN có dấu hiệu tội phạm trốn thuế, mua bán hóa đơn bất hợp pháp ,.. điển hình như:

+Vụ vi phạm pháp luật thuế của Công ty TNHH Thương mại tổng hợp và Dịch

vụ Đức Đạt, MST: 4200540024, địa chỉ: 56 Hoàng Văn Thụ, TP. Nha Trang tỉnh

Khánh Hòa trốn thuế, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp là: 2.970 triệu đồng. Sau khi tiếp nhận do cơ quan thuế

chuyển đến, Cơ quan Công an tỉnh Khánh Hòa đã điều tra, xác minh và đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

+ Vụ hộ kinh doanh Phạm Thị Huệ thực hiện xuất hóa đơn khống, bán hóa đơn cho nhiều tổ chức, cá nhân không kê khai nộp thay phí bảo vệ môi trường và thuế tài nguyên do cơ quan Công an chuyển sang Cục Thuế phối hợp xử lý, qua

kiểm tra Cơ quan thuế đã truy thu và xử phạt với số tiền là: 366 triệuđồng.

+ Vụ vi phạm pháp luật về thuế Công ty TNHH Trần Bình. MST:

Cơ quan thuế đã ban hành quyết định thanh tra tại đơn vị, qua Thanh tra công ty có

một số vi phạm dẫn đến tổng số thuế chênh lệch là 237 triệu đồng. Cơ quan thuế

nhận thấy đây là vụ việc phức tạp liên quan đến tài nguyên cát của quốc gia, hiện cơ

quan thuế đã chuyển hồ sơ sang cơ quan công an huyện Diên Khánh để điều tra xử

lý vụ việc này.

- Một trường hợp vi phạm điển hình khác là

Bảng 2.12. Công ty TNHH Hưng Phú vi phạm trong việc nộp thuế TNDN

(Kết quả năm 2010)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Số báo cáo

quyết toán Số thanh tra, kiểm tra Chênhlệch 1 Tổng doanh thu bán hang 16.987 19.890 2.903 2 Tổng chi phí 15.067 13.602 -1.465 3 Thuế TNDN phải nộp 30 1.220 1.190

( Nguồn: Phòng Thanh tra và Kiểm tra thuế)

Hình thức vi phạm:

- Bán hàng không xuất hóa đơn, không kê khai doanh thu 324 triệu đồng.

- Điều chuyển doanh thu của năm 2010 sang 2011 để giảm lợi nhuận 2.645

triệu đồng.

- Kê khai khống chi phí (không phát sinh chi phí nhưng hợp thức chứng từ)

1.800 triệu đồng.

- Ngoài ra trong năm 2013, Cơ quan công an, Cơ quan thuế các huyện, thị xã và thành phố đã phối hợp truy thu nộp NSNN tiền nợ đọng dây dưa của các doanh

nghiệp, hộ kinh doanh; đã kiểm tra đôn đốc thu tiền nợ thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, hộ xây dựng tư nhân...Cơ quan thuế đã phối hợp với cơ quan Công

an các cấp trong công tác xử lý nợ thuế, trốn thuế và cưỡng chế thi hành quyết định

Tuy nhiên, công tác đôn đốc thu nộp cũng gặp một số khó khăn nhất định do

nhiều trường hợp số thuế truy thu và phạt lớn. NNT có đơn đề nghị xem xét Quyết định

xử lý qua kiểm tra và Cục Thuế đang giải quyết nên NNT chưa thực hiện các Quyết định xử lý qua kiểm tra; do khó khăn về tài chính, nên ưu tiên nguồn tiền dùng cho sản

xuất, kinh doanh bởi nếu tính tiền phạt nộp chậm 0,05%/ ngày thì vẫn còn thấp hơn lãi suất vay của các tổ chức tín dụng.

Nhìn chung công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đang thực hiện là rất tốt,

công chức ngoài nhiệm vụ chính là công tác kiểm tra còn phải thực hiện đồng thời

nhiều nhiệm vụ khác như: thực hiện dự toán thu, đôn đốc thu nợ thuế, xác lập hồ sơ xử

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2011 - 2014 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)