Thanh tra thuế có 2 hình thức:
- Thanh tra theo chương trình kế hoạch đã được phê duyệt.
- Thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại,
tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng CQT các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ tài chính.
Công tác thanh tra được tiến hành theo quy trình do Tổng Cục Thuế ban hành, nội
dung quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Thu nhập, khai thác thông tin dữ liệu về NNT. Đánh giá, phân tích để lựa
chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Bước 2: Trình lãnh đạo CQT ký duyệt kế hoạch thanh tra năm. Bước 3: Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra.
Bước 4: Chuẩn bị thanh tra.
Gồm các công việc: giao số lượng cho từng đoàn thanh tra theo kế hoạch đã được
duyệt; xác định nội dung, phạm vi, thời gian dự kiến thanh tra; xây dựng chương trình tiến hành thanh tra; chuẩn bị đầy đủ văn bản về chính sách, chế độ về thuế; dự thảo tờ
Bước 5: Công bố quyết định thanh tra thuế.
Bước 6: Phân công công việc và lập nhật ký thanh tra thuế.
Bước 7: Thực hiện thanh tra theo các nội dung trong quyết định thanh tra.
Bước 8: Thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời gian thanh tra (nếu
cần thiết).
Bước 9: Lập Biên bản thanh tra thuế.
Bước 10: Công bố công khai Biên bản thanh tra.
Bước 11: Báo cáo kết quả thanh tra; dự thảo kết luận thanh tra; dự thảo Quyết định
xử lý truy thu thuế; dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế.
Bước 12: Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký kết luận thanh tra; quyết định xử lý truy thu
thuế; quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế.
Bước 13: Giao kết luận thanh tra; quyết định xử lý truy thu thuế; quyết định xử phạt
vi phạm hành chính về thuế cho người nộp thuế (giao trực tiếp hoặc bằng thư có bảo đảm có hồi báo).
Bước 14: Nhập các tài liệu nêu trên vào hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ thanh tra thuế
Bảng 2.12 Bảng tổng hợp kết quả thanh tra thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa từ năm 2011-2013
( Phòng Thanh tra và Kiểm tra thuế) Năm
Số DN phải
thanh tra
theo kế
hoạch
Kết quả đạt được qua thanh tra
Số DN đã thanh tra % thực hiện theo kế hoạch % thực hiện so với năm trước
Số tiền thuế truy
thu, phạt, thu hồi
và hoàn
(triệu đồng)
Số thuế truy thu,
phạt, thu hồi và
hoàn bình quân qua
1 cuộc thanh tra
(triệu đồng)
% Số thuế truy thu
bình quân so với năm
trước
2011 69 60 87% 27.369 390
2012 85 77 83% 128% 18.288 238 61%
Nhận xét:
Chỉ tiêu ngành thuế Khánh Hòa phải thực hiện thanh tra năm 2013 là 106 doanh nghiệp. Ngay từ đầu năm, Cục Thuế đã chỉ đạo Phòng Thanh tra tập trung phân tích bộ hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp trong kế hoạch trước khi phân bổ
cho các Đoàn thanh tra để rút ngắn thời gian thanh tra. Trong năm 2013 đã ban hành Quyếtđịnh thanh tra 97 doanh nghiệp , đạt 92% so với kế hoạch, chưa kể số doanh nghiệp dở dang từ năm 2012 chuyển sang là 11 DN. Số tiền thuếđã xử lý truy thu, phạt và thu hồi hoàn là: 36.553 triệu đồng, bao gồm truy thu thuế: 24.297 triệu đồng, tiền phạt: 11.831 triệu đồng và thu hồi hoàn thuế: 425 triệu đồng;. Số thuế
truy thu, phạt và thu hồi hoàn sau thanh tra bằng xấp xỉ 200% so với năm trước. Năm 2012 có số thuế truy thu, phạt, thu hồi và hoàn thấp nhất trong 3 năm, số
thuế truy thu, thu hồi và xử phạt bình quân 01 cuộc thanh tra là: 238 triệu đồng/1DN- chỉ bằng 62% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân chính là DN trên
địa bàn chủ yếu là DN vừa và nhỏ; vì vậy số thuế truy thu tại các DN trên qua thanh tra là không cao.
Qua công tác thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm, có doanh nghiệp vi phạm
với số tiền thuế lớn, từđó truy thu và xử phạt nghiêm minh, kịp thờiđể tăng thu cho NSNN. Tổng số truy thu, phạt, thu hồi và hoàn năm 2013 là: 36.553 triệu đồng, bình quân trên một cuộc thanh tra là 402 triệu đồng , đạt 168% so với năm 2012;
đây là số thuế truy thu và phạt bình quân cao, thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các công chức thuộc Phòng thanh tra thuế trong việc nâng cao hiệu quả phân tích và thanh tra tại trụ sở NNT.
Mặc dù đã triển khai công tác thanh tra theo đúng tiến độ kế hoạch, tuy nhiên quá trình hoàn thành vẫn còn chậm, một số trường hợp phải gia hạn thanh tra do thời kỳ thanh tra dài, khối lượng công việc nhiều, tình hình phức tạp, quá trình tiến hành thanh tra gặp nhiều khó khăn, số liệu cần thiết phải xác minh, giải trình, trong khi đó kế toán của doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu như đều thay đổi dẫn đến việc cung cấp giải trình số liệu gặp nhiều khó khăn.