a. Vấn đề quản lý đối tượng nộp thuế
- Về quản lý doanh thu: Là nội dung quan trọng của công việc quản lý thuế
TNDN. Doanh thu của đối tượng nộp thuế có thể nhận được từ nhiều hoạt động
kinh doanh khác nhau, từ nhiều chủ thể, địa bàn khác nhau… do đó cơ quan thuế rất khó theo dõi, kiểm soát. Có quản lý tốt doanh thu tính thuế thì mới đảm bảo xác định đúng thu nhập chịu thuế của đơn vị, từ đó tính đúng và thu thuế đúng thuế
TNDN cho NSNN.Trong quản lý doanh thu điều quan trọng là phải nắm chắc được các quy định ghi nhận doanh thu, hơn nữa phải nắm được số lượng sản xuất kinh
doanh dịch vụ và tiêu thụ trong kỳ, nắm được tình hình biến động giá cả thị trường. Hơn nữa thủ đoạn trốn thuế doanh nghiệp sử dụng hiện nay là thường sử dụng hai
hệ thống sổ sách kế toán, một là để thanh toán nội bộ, một để đối phó với cơ quan
thuế, cho nên doanh thu thường được bỏ ngoài hệ thống sổ sách kế toán ghi không đúng với doanh thu thực tế của doanh nghiệp.
Cơ quan thuế cần lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế tại trụ sở người nộp thuế. Muốn phát hiện sự che dấu doanh thu cần sử dụng nhiều biện pháp
nghiệp vụ như đối chiếu việc hạch toán sổ sách kế toán, so sánh mối tương quan
giữa một số loại chi phí và doanh thu có mối quan hệ tỷ lệ, so sánh đối chiếu hóa đơn chứng từ của cơ sở kinh doanh khác xem có khớp không.
Có thể nhận thấy việc hạch toán sai doanh thu trong kỳ để giảm thu nhập chịu
thuế trong năm, phân bổ một phần số thuế phải nộp cho những năm kế tiếp, thực
chất là cách nhằm trì hoãn việc nộp thuế, giảm bớt căng thẳng về vốn cho doanh
nghiệp, cán bộ thuế cần sớm tìm ra để tránh thất thu thuế.
Trong đời sống kinh tế chính trị hiện nay, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp thường hoạt động hết sức đa dạng, kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau nên
cũng có nhiều hình thức thu nhập khác nhau. Vì vậy, việc kê khai doanh thu đối với
các những trường hợp này rất khó chính xác và việc kiểm soát thu nhập của các
doanh nghiệp này rất khó, thế nên khi kê khai doanh thu tính thuế thu TNDN có rất
nhiều doanh nghiệp lại bỏ qua hoặc không kê khai những khoản đó.
Theo quy định của luật thuế TNDN, đơn vị có trách nhiệm kê khai doanh thu tính thu nhập chịu thuế đối với các sản phẩm dùng để trao đổi biếu tặng. Mặc dù vậy,
một số doanh nghiệp vẫn cố tình không biết để không kê khai doanh thu các sản
phẩm hàng hóa cho mục đích này. Để quản lý chặt chẽ các khoản doanh thu tính
thuế của các doanh nghiệp, yêu cầu đặt ra cho các cán bộ thuế là phải theo dõi sát sao, nắm bắt kịp thời tình hình kinh doanh và tất cả các hoạt động khác của các đơn
vị mà mình quản lý. Do đó đòi hỏi cán bộ thuế phải linh hoạt, thu nhận thông tin về
hoạt động của doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt đối với các đối tượng nộp thuế có nhiều chi nhánh nằm ở nhiều địa bàn khác nhau thì cần có sự
phối hợp tốt giữa cơ quan thuế ở các địa phương để đảm bảo hiệu quả cho công tác
quản lý doanh thu tính thuế.
Trong quá trình kiểm tra báo cáo quyết toán thuế tại các đơn vị, hiện tượng bỏ sót
nhiều hóa đơn không kê khai là một hiện tượng khá phổ biến dẫn đến giảm doanh thu tính thu nhập chịu thuế của đơn vị mà những hàng hóa bị bỏ sót hóa đơn thương
là những hàng hóa có giá trị lớn. Tuy nhiên quản lý doanh thu tính thuế chỉ là một
phần của công tác quản lý thu thuế TNDN. Một phần quan trọng nữa của công tác
quản lý thu thuế TNDN chính là quản lý các khoản chi phí hợp lý.
- Quản lý chi phí hợp lý:
Chi phí hợp lý là một trong các yếu tố để xác định thuế TNDN phải nộp của doanh
nghiệp. Trong điều kiện doanh thu giống nhau nếu chi phí tăng thì thu nhập chịu
thuế sẽ giảm và ngược lại. Do vậy, xây dựng định mức chi phí hợp lý là điều kiện
quan trọng để doanh nghiệp hạch toán kinh doanh có hiệu quả và là cơ sở để quản
lý thuế của cơ quan thuế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp
luôn cạnh tranh nhau bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng về mẫu mã
chọn nào khác là hạ chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất có thể. Nhưng ngược lại
khi kê khai tính thuế TNDN rất nhiều đơn vị tìm đủ mọi cách để khai tăng chi phí
hợp lý hợp lệ để được trừ lớn, làm giảm số thuế TNDN phải nộp.
b. Nền kinh tế của đất nước
Hiệu quả của công tác quản lý thuế TNDN phụ thuộc không nhỏ vào tình hình của nền kinh tế. Nếu một nước có nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định, mức
sống của người dân luôn được nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tăng thì hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cũng sẽ được mở rộng, sô thuế TNDN đóng góp
vào ngân sách từ đó cũng tăng theo.
Trong thời gian qua, nền kinh tế nước ta có nhiều biến động lớn: Lạm phát tăng
cao, các DN hoạt động SXKD khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN.
c. Tính nghiêm minh của pháp luật
Để công tác quản lý thuế TNDN đạt hiệu quả thì hệ thống pháp luật phải có hình thức xử phạt, khen thưởng nghiêm minh, cơ quan thuế nghiêm túc thực hiện đúng quy định pháp luật. Có như vậy thì người nộp thuế mới chấp hành tốt nghĩa vụ nộp
thuế của mình vì họ biết rằng khi vi phạm họ sẽ bị những hình phạt thích đáng nếu