Tăng cường nắm bắt thông tin về hoạt động kinh doanh của đơn vị. Để quản lý
chặt chẽ, đầy đủ các khoản doanh thu và chi phí của đối tượng nộp thuế cán bộ thuế
phải thường xuyên nắm bắt được thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị, tình hình sản xuất, tình hình tiêu thụ, tình hình lỗ lãi… đồng thời, cán bộ thuế cũng phải nắm
bắt được tình hình thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của nhà nước, cũng như việc chấp hành các chế độ kế toán khác của Nhà nước.
Những thông tin trên có thể lấy từ các báo cáo tài chính, quyết toán thuế, báo cáo
tổng kết khác… do đơn vị cung cấp cho cơ quan thuế. Tuy nhiên cán bộ thuế tuyệt đối không chỉ dựa vào thông tin một chiều mà thu nhận thông tin từ nhiều nguồn khác: báo đài, tạp chí chuyên ngành kinh doanh của đơn vị.
Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, thúc đẩy công tác kế toán, quản lý sử dụng hóa đơn, chứng từ ở các doanh nghiệp đi vào nề nếp, đúng chế độ.
Để có căn cứ chính xác, đầy đủ cho việc tính thuế, thu nộp thuế, đảm bảo chính
sách thuế được thực hiện nghiêm chỉnh, công bằng, cán bộ thuế phải thường xuyên
đôn đốc, hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện tốt pháp lệnh kế toán thống kê và tuân thủ đúng chế độ quản lý, sử dụng chứng từ, hóa đơn… cụ thể là:
+ Kiểm tra, tác động để doanh nghiệp khi mua bán phải xuất hóa đơn đầy đủ và
đúng quy định.
+ Hướng dẫn, kiểm tra doanh nghiệp ghi chép sổ sách kế toán, đôn đốc lập báo
cáo quyết toán kịp thời đúng chế độ.
- Phân loạicác trường hợp kê khai sai và có biện pháp xử lý phù hợp.
+ Đối với trường hợp kê khai sai bắt nguồn từ hạch toán sai vì không nắm vững
chính sách chế độ: cán bộ thuế cần phổ biến, hướng dẫn đơn vị sửa sai kịp thời. Đề
nghị đơn vị lưu tâm và nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật để thực hiện cho đúng. + Đối với trường hợp kê khai sai có chủ ý (khai tăng chi phí, giảm doanh thu)
nhằm trốn thuế: cán bộ thuế cần nghiêm khắc cảnh cáo, yêu cầu doanh nghiệp phải
tuân thủ pháp luật thuế hiện hành. Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục cố tình làm sai
quy định, cần áp dụng hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế bởi vì đánh
vào lợi ích kinh tế chính là biện pháp hữu hiệu nhất để giáo dục ý thức cho các
doanh nghiệp.
Trong quá trình kiểm tra, quyết toán thuế bên cạnh việc kiểm tra tốt phần doanh thu và chi phí được tính trừ thì cũng cần chú ý quản lý khoản thu nhập chịu thuế khác. Đây là những khoản thu nhập không phải từ hoạt động kinh doanh chính của doanh
nghiệp mà đó là những khoản thu từ hoạt động đầu tư tài chính hay từ những khoản
thu nhập bất thường của doanh nghiệp như:
Các khoản thu cho vay từ hoạt động cho vay vốn, thu từ hoạt động về đầu tư
chứng khoán, hoặc từ liên doanh liên kết do góp vốn bằng tiền, đất đai, hàng hóa vật tư khác đem lại, các khoản kinh doanh về bất động sản, các khoản thu tiền phạt nợ
khó đòi đã xóa sổ nay đòi được, khoản thu từ thanh lý nhượng bán tài sản, quà biếu
tặng bằng hiện vật, bằng tiền, các khoản thu nhập khác…
Đây là những khoản thu nhập không phải từ hoạt động kinh doanh chính của
doanh nghiệp nên trong quá trình kiểm tra, quyết toán thường thấy rằng các doanh
nghiệp thường cố tình không khai báo khoản thu nhập này hoặc có những trường
hợp kế toán của doanh nghiệp hạch toán tính chung vào doanh thu hoạt động kinh doanh chính.