Sự khác nhau giữa cách xác định thu nhập chịu thuế theo quan điểm của

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2011 - 2014 (Trang 33)

của luật thuế TNDN và theo quan điểm của luật kế toán

Thuế TNDN là chi phí không nhỏ cho DN và là nghĩa vụ đóng góp của DN

vào NSNN. Tuy nhiên, hiện nay khi kiểm tra quyết toán thuế thường phát sinh vấn đề: thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận theo báo

cáo quyết toán thuế tài chính của DN. Điều đó đã làm cho một số tổ chức, cá nhân lúng túng trong hạch toán và xác định số liệu khi thực hiện quyết toán tài chính và quyết toán thuế, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của DN, cũng như

của các cổ đông.

- Theo quy định của Luật thuế TNDN:

+ Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Thu nhập khác.

+ Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN hiện hành. - Theo chế độ tài chính DN và chế độ kế toán hiện hành:

+ Lợi nhuận kế toán = Doanh thu – Chi phí kinh doanh + Thu nhập khác.

+ Thuế TNDN phải nộp = Lợi nhuận kế toán x Thuế suất thuế TNDN hiện hành. Theo công thức trên, ta thấy đối với khoản thu nhập khác không có sự khác

nhau nhiều về nội dung, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa thu

nhập chịu thuế và lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự khác biệt chủ yếu thường ở các

chỉ tiêu doanh thu và chi phí cho một kỳ kế toán nhất định, dẫn tới chênh lệch giữa

số thu nhập phải nộp trong kỳ với chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng.

a) Về doanh thu:

- Theo chuẩn mực kế toán số 14 doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa

mãn 5 điều kiện, đó là: DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền

sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; DN không còn nắm giữ quyền

quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa; doanh thu

được xác định tương đối chắc chắn; DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh

tế từ giao dịch bán hàng và xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

- Theo luật thuế: Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ thì thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Đối

với dịch vụ thì thời điểm xác định doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứng

dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.

- Ví dụ về một số trường hợp điển hình về sự khác biệt trong doanh thu tính thuế

theo luật thuế và theo chế độ kế toán:

+ Trường hợp 1: Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm, nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán. Ví

dụ, các trường hợp đã viết hóa đơn bán hàng nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận

doanh thu theo chuẩn mực kế toán.

+ Trường hợp 2: Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của

nhiều năm; doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền cho thuê chia cho tổng số năm trả tiền trước, còn doanh thu để tính thuế TNDN cơ sở kinh doanh

có thể lựa chọn một trong hai cách tính: doanh thu phân bổ cho số năm trả tiền trước, hoặc xác định theo doanh thu trả từng kỳ trong hợp đồng thuê.

+ Trường hợp 3: Các khoản hàng hóa dịch vụ được trao đổi không được xác định là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế

theo quy định của luật thuế TNDN.

+ Trường hợp 4: Các khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ (như chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán) hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu

để tính thu nhập chịu thuế (ví dụ các khoản chiết khấu được trừ doanh thu theo

chuẩn mực kế toán, không đủ chứng từ hợp pháp để giảm trừ doanh thu tính thuế theo quy định của Luật thuế TNDN trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt).

+ Trường hợp 5: Thu nhập sau thuế từ góp vốn liên doanh, cổ phần… Theo

luật thuế thì không được ghi nhận là doanh thu nhưng theo luật kế toán thì được

phép ghi nhận là doanh thu.

+ Trường hợp 6: Ở các DN xây dựng thanh toán theo tiến độ kế hoạch trong

hợp đồng thì cuối kỳ báo cáo, họ tự xác định khối lượng thực hiện bao nhiêu % so với khối lượng hợp đồng để ghi nhận doanh thu và ghi trên tài khoản “Phải thu theo

tiến độ kế hoạch TK337”. Trên BC Kết quả sản xuất kinh doanh có khoản doanh thu này, DN chưa lập hóa đơn nên chưa đóng thuế=> Kỳ n: Ghi nhận doanh thu kế toán. Đến kỳ hạn khi chủ đầu tư thanh toán mới xuất hóa đơn, lúc này không ghi

doanh thu nữa mà chuyển từ TK 337 sang, lúc này DN mới nộp thuế GTGT và thuế

TNDN=> Kỳ n+1: Ghi nhận doanh thu tính thuế.

b)Về chi phí:

Thực tế cho thấy sự khác nhau giữa chi phí hợp lý và chi phí kinh doanh chủ

yếu ở một số khoản là chi phí thực tế của DN theo chế độ kế toán được hạch toán vào chi phí nhưng không được đưa vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế.

Chỉ tiêu Theo chế độ kế toán

Theo Luật thuế TNDN

Khấu hao - Được phép khấu hao nhanh để sớm thay đổi công

nghệ.

- Mọi tài sản liên

quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều

phải trích khấu

hao, chi phí khấu hao đối với TSCĐ

không có giấy tờ

chứng minh thuộc

quyền sở hữu của

DN trong một số trường hợp vẫn được ghi nhận vào chi phí.

- Theo thông tư 203/2009TT –BTC thì ở phương

pháp Khấu hao theo đường thẳng số khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời

gian sử dụng tài sản cố định không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

- Theo điểm 2.2 mục IV phần C thông tư 130/TT- BTC thì: “chi khấu hao của các TSCĐ không có

giấy tờ chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu

của cơ sở kinh doanh ( trừ tài sản cố định thuê tài chính)”; “ phần trích khấu hao tương ứng với

phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với

ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống( trừ ô tô

vận tải hành khách, du lịch khách sạn), tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích

kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch” không được cho là chi phí hợp lý

hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Dự phòng phải thu khó đòi Không quy định mức tối đa các khoản lập dự phòng (Tùy lãnh

đạo của doanh

nghiệp quyết định)

Theo quy định của Bộ Tài chính (Ví dụ: Nợ phải

thu quá hạn từ 3 tháng=> 1 năm, mức lập dự

phòng không quá 30% giá trị các khoản phải

thu…)

trợ, ủng hộ (nếu tài trợ từ quỹ

phúc lợi thì không ghi nhận chi phí).

không có hồ sơ xác định khoản tài trợ theo đúng quy định thì không được tính là chi phí được trừ

Chi phí lãi vay

Ghi nhận toàn bộ chi phí đã bỏ ra.

Phần chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế không được coi là chi phí hợp lý là mức lãi suất cao hơn 1,5 lần mức lãi suất cơ bản do ngân hàng

nhà nước công bố tại thời điểm vay và tiền lãi từ

vay vốn để góp vốn phát định, vốn điều lệ. Dự phòng trợ cấp mất việc làm Được tính là chi phí

Theo Thông tư số 82/2003/TT –BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính thì mức trích dự

phòng trợ cấp mất việc làm là từ 1% đến 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội

của DN. Tuy nhiên, theo công văn số

3950/VPCP-KTHH ngày 15/06/2011 của văn

phòng chính phủ thì quỹ này sẽ bị xóa bỏ khỏi chi phí được trừ của DN. Chi phí không có hóa đơn chứng từ theo quy định

Ghi nhận chi phí Không được coi là chi phí được trừ. Cụ thể các

khoản thực chi nhưng không có hóa đơn chứng từ

và các khoản chi phí phát sinh trong năm, liên

quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hóa đơn nhưng hóa đơn không hợp pháp.

Tiền phạt vi phạm hành chính, các khoản thuế bị truy thu Ghi nhận là chi phí

Tiền

lương, tiền

công

Ghi nhận là chi phí

Chi phí tiền lương, tiền công của chủ DN tư nhân,

thành viên hợp danh, tiền thù lao trả cho sáng lập

viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ

phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không trực

tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh và chi phí tiền lương, tiền công chưa trả, trả nhưng

không có hóa đơn chứng từ hoặc không có trong

hợp đồng lao động thì không được tính vào chi phí hợp lý Chi phí quảng cáo, tiếp thị Được ghi nhận tất cả vào chi phí

Nếu vượt mức khống chế 10% tổng chi phí trong

kỳ thì không tính vào chi phí hợp lý (đối với DN

mới thành lậplà 15% trong 3 năm đầu).

Chi phí

trích trước

Ghi nhận là chi phí ngay trong kỳ.

Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế trong kỳ. (Trừ trường hợp DN đã ghi nhận doanh thu nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí liên quan đến doanh thu đó thì DN

được trích trước chi phí chưa phát sinh liên quan đến doanh thu đó và chi phí trích trước này là chi

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA TRONG THỜI KỲ TỪ NĂM 2011-2013

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2011 - 2014 (Trang 33)