Một số trường hợp vi phạm của người nộp về thuế TNDN

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2011 - 2014 (Trang 89)

- Đối với các DN hoạt động nghề xây dựng:

+ Kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với nguyên liệu mua vào để xây dựng công trình trên phần đất chưa có hợp đồng thuê đất hoặc chưa có quyền sử

dụngđất của doanh nghiệp.

+ Vi phạm nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ

sơ khai thuế theo quy định.

+ Do chưa có quy định vềđịnh mức tiêu hao nhiên liệu nên các doanh nghiệp

tự xây dựngđịnh mức không phù hợp, cao hơn thực tế chi phí để làm giảm TNCT. + Chưa hạch toán rõ ràng, tập hợp doanh thu, chi phí theo từng công trình. + Chi phí xây dựng mới TSCĐ không hạch toán vào nguyên giá TSCĐ để

trích khấu hao mà hạch toán vào chi phí khác làm giảm lợi nhuận chịu thuế TNDN trong năm.

+ Công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng đã được nghiệm thu nhưng DN chậm xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế chậm không đúng quy định.

+ Không kê khai thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp xây dựng có hoạtđộng san lấp mặt bằng.

+ Chạy hóa đơn để ghi khống chi phí nhiên liệu, vật tư,… trong các mục chi nguyên vật liệu, nhiên liệu; chi phí máy thi công trong dự toán hoặc vượt định mức

dự toán trong kế hoạch xây dựng.

- Đối với các DN hoạt động ngành thương nghiệp:

+ Nghề bán vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, Bia nước ngọt… do đặc điểm người tiêu dùng không cần lấy hóa đơn, mua bán thanh toán bằng tiền mặt, không thanh toán qua ngân hàng, nên các doanh nghiệp lợi dụng đặc điểm này để

thực hiện các thủ đoạn để trốn thuế như: Hành vi bán hàng không thông qua kho; không qua sổ sách kế toán; mua bán thẳng từ kho người bán đến thẳng người tiêu dùng; ghi giá bán trên hóa đơn để kê khai thuế thấp hơn giá bán thực tế (bia, nước

+ Không kê khai các khoản thu nhập khác như: chiết khấu, thưởng, hỗ trợ

bán hàng.

+ Kê khai chi phí vận chuyển hoặc tiêu hao nhiên liệu không đúng quy định. Không có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng đối với hóa đơn thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên.

+ Các hóa đơn đầu vào không đúng quy định như không ghi mã số thuế của

doanh nghiệp.

+ Thực hiện khuyến mãi, chiết khấu không đầy đủ thủ tục, chứng từ đúng theo quy định.

- Đối với các doanh nghiệp hoạt động ngành dịch vụ vận chuyển:

+ Kê khai chi phí tiền lương, xăng dầu (dịch vụ vận chuyển) cao hơn so với

thực tế để tăng số thuế GTGT được khấu trừ và giảm thu nhập chịu thuế để tính thuế TNDN.

+ Các khoản chi phí như xăng, dầu doanh nghiệp thường đưa vào cao hơn thực tế (lý do là các hóa đơn xăng dầu của các doanh nghiệp bán xăng dầu dễ dàng thông đồng cung cấp hóa đơn cho các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vận

tải, dịch vụ vận chuyển hàng hóa… để đưa vào làm tăng chi phí hoặc tăng số thuế

GTGT được khấu trừ). Hạch toán, kê khai chi phí xăng dầu vào sổ sách kế toán nhưng phần doanh thu vận chuyển doanh nghiệp bỏ ngoài sổ kế toán.

+ Do khách hàng không cần hóa đơn nên các doanh nghiệp thường bỏ một

phần doanh thu vận tải ra ngoài sổ sách kế toán, không kê khai thuế nhưng phần chi phí nhiên liệu doanh nghiệp đều hạch toán và đưa vào chi phí đầy đủ.

+ Đưa vào chi phí tiền lương nhân viên tài xế xe và phụ xe cao nhưng không có hợpđồng lao động theo quy định.

- Đối với các DN hoạt động ngành sản xuất:

+ Trích khấu hao TSCĐ và khấu trừ thuế GTGT đầu vào trên đất thuê nhưng không có hợp đồng thuê đất theo quy định.

+ Sử dụng hóa đơn thu mua nguyên liệu đầu vào đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản không có hóa đơn, phần lớn doanh nghiệp sử dụng chứng từ không

đúng quy định hoặc kê khống.

+ Phân bổ vượt định mức chi phí nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, vận chuyển

do doanh nghiệp tự xây dựng lên.

+ Tài sản cốđịnh khi thanh lý ghi thấp hơn giá trị còn lại trên sổ kế toán. + Trích khấu hao TSCĐ các tài sản không tham gia vào SXKD, không có hóa

đơn chứng từ.

+ Không kê khai thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp sản xuất gạch, ngói có hoạtđộng khai thác tài nguyên đất SX gạch.

+ Các phế liệu thu hồi khi bán không xuất hóa đơn không kê khai thuế GTGT theo quy định.

+ Thanh lý TSCĐ không cần dùng, không sử dụng được khi thanh lý không xuất hóa đơn; không phản ánh vào sổ sách kế toán, không kê khai thuế.

+ Một số DN không nộp hồ sơ khai thuế Tài nguyên và phí BVMT hoặc nộp

hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. + Một số DN xuất khẩu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

+ Một số nghề có quy định định mức nhưng DN không chấp hành như tráng rọiảnh, sản xuất nướcđá…

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2011 - 2014 (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)