Phạm vi điều chỉnh của luật thuế TNDN

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2011 - 2014 (Trang 28)

Ngày 21/11/2007, quốc hội đã thông qua Luật thuế Thu nhập cá nhân có hiệu

lực thi hành từ ngày 01/01/2009, trong đó các cá nhân, hộ kinh doanh đang nộp thuế TNDN được chuyển sang nộp thuế theo Luật thuế TNCN. Luật quản lý thuế( có

hiệu lực thi hành ngày 01/07/2007) đã quy định các nội dung về quản lý thuế bao

gồm đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm thuế TNDN.

Vì vậy, Luật thuế TNDN hiện nay chỉ quy định các nội dung về chính sách. Để thể

hiện rõ nội dung mà luật sẽ điều chỉnh, bảo đảm sự thống nhất về thể thức văn bản theo quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, luật thuế TNDN hiện nay đã bổ sung về phạm vi điều chỉnh của luật gồm 6 khoản mục như sau: đối tượng

nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, căn cứ tính thuế, cách tính

` 1.2.2.2. Nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13

Quốc hội ban hành Luật sửađổi, bổ sung một sốđiều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12. Cụ thể, một số khoảnđược sửađổi như:

- Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau: Các khoản chi được trừ và không được

trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi

khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếuđápứngđủ các điều kiện sau đây: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của

doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp

theo quy định của pháp luật.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải

có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật. 2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

a) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ

phần giá trị tổn thất do thiên tai dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không

được bồi thường.

b) Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính.

c) Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác.

d) Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở

thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt

Nam quy định.

đ) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng.

e) Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh củađối tượng không phải là tổ

chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thờiđiểm vay.

i) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh, tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế

không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. k) Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốnđiều lệ còn thiếu.

l) Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp.

m) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số

chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.

n) Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng

chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt

khó khăn.

o) Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định

của pháp luật.

p) Các khoản chi của HĐKD: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số

hoạt động kinh doanh đặc thù khác quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Điều 10. Thuế suất

+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, từ một số trường hợp theo quy định. Những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất quy định tại khoản này chuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

+ Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷđồng áp dụng

thuế suất 20%. Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượngđược

- Điều 13. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế:

+ Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại

khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 13 của Luật này và doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tốiđa không quá chín năm tiếp theo.

+ Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển đang hoạt động thuộc lĩnh vực,

địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất (đầu tư mở rộng) nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại khoản này thì được lựa chọn hưởng ưu

đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn thuế, giảm thuếđối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng. Thời gian miễn

thuế, giảm thuế đối với thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng quy định tại khoản

này bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn, lĩnh vựcưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp….

- Điều 16. Chuyển lỗ

1. Doanh nghiệp có lỗđược chuyển sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.

2. Doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư sau khi đã thực

hiện bù trừ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này nếu còn lỗ và doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản được chuyển lỗ sang năm sau vào thu nhập tính thuế của hoạt động đó. Thời gian chuyển lỗ theo quy định tại khoản 1 Điều này….

1.2.2.3. Các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN

- Năm 2011:

+ Quyếtđịnh số 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011 của Tổng Cục Thuế về việc

+ Quyếtđịnh số 1390/QD-TCT ngày 13/10/2011 của Tổng Cục Thuế về việc

ban hành quy trình quản lý đăng ký sử dụng và khai thuếđiện tử.

+ Thông tư 09/2011/TT-BTC ngày 21/01/2011 của BTC Hướng dẫn về thuế

GTGT, thuế TNDN đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

+ Thông tư 18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 sửa đổi bổ sung thông tư

130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính.

+ Quyết định 21/2011/QĐ-TTg ngày 06/04/2011 về việc gia hạn nộp thuế

TNDN của DN nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển

kinh tế năm 2011.

+ Nghị định 122/2011/ND-CP ngày 27/12/2011 bổ sung sửa đổi một sốđiều

nghị định 124/2008/ND-CP ngày 11/12/2008 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Thông tư số 52/2011/TT-BTC ngày 22/04/2011 Hướng dẫn thực hiện

Quyết định số 21/2011/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn, nộp thuế TNDN của DN nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011

+ Công văn 518/2011/TCT-CS ngày 14/02/2011 về quyết toán thuế TNDN năm 2010.

Ngoài ra còn có một số các công văn, nghị định khác của Tổng Cục Thuế, Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành khi tiến hành triển khai Luật thuế TNDN số

14/2008/QĐ12. - Năm 2012:

+ Thông tư 42/2012/TT-BTC ngày 12/03/2012 hướng dẫn thực hiện quyết định của thủ tướng chính phủ số 04/QĐ_TTg ngày 19/01/2012 của Thủ Tướng

Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế thêm 3 tháng đối với thuế TNDN phải nộp quý I, quý II và năm 2011 của DN nhỏ và vừa, DN sử dụng nhiều lao động.

Như vậy, từ khi Luật Thuế ra đời, việc triển khai thực hiện luật thuếđã nhận được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của ban ngành các cấp từ trung ương đến địa

và ban hành liên tục, điển hình như chỉ riêng tháng 2/2011, Tổng Cục Thuế và Bộ

Tài Chính đã có hơn 12 công văn, thông tư, nghị định và các văn bản trả lời được

ban hành. Quá nhiều văn bản đã khiến cho các cán bộ quản lý thuế gặp khó khăn,

đặc biệt là đối với các DN đã vướng nay lại càng vướng hơn. - Năm 2013:

+ Nghị định số 92/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Thông tư số 135/2013/TT-BTC hướng dẫn áp dụng thí điểm chính sách thuế thu nhập doanh nghiệpđối với tổ chức tài chính vi mô.

+ Thông tư số 141/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định

92/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 của Luật sửađổi, bổ sung một sốđiều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.2.3. Sự khác nhau giữa cách xác định thu nhập chịu thuế theo quan điểm của luật thuế TNDN và theo quan điểm của luật kế toán của luật thuế TNDN và theo quan điểm của luật kế toán

Thuế TNDN là chi phí không nhỏ cho DN và là nghĩa vụ đóng góp của DN

vào NSNN. Tuy nhiên, hiện nay khi kiểm tra quyết toán thuế thường phát sinh vấn đề: thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận theo báo

cáo quyết toán thuế tài chính của DN. Điều đó đã làm cho một số tổ chức, cá nhân lúng túng trong hạch toán và xác định số liệu khi thực hiện quyết toán tài chính và quyết toán thuế, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của DN, cũng như

của các cổ đông.

- Theo quy định của Luật thuế TNDN:

+ Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Thu nhập khác.

+ Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN hiện hành. - Theo chế độ tài chính DN và chế độ kế toán hiện hành:

+ Lợi nhuận kế toán = Doanh thu – Chi phí kinh doanh + Thu nhập khác.

+ Thuế TNDN phải nộp = Lợi nhuận kế toán x Thuế suất thuế TNDN hiện hành. Theo công thức trên, ta thấy đối với khoản thu nhập khác không có sự khác

nhau nhiều về nội dung, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa thu

nhập chịu thuế và lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự khác biệt chủ yếu thường ở các

chỉ tiêu doanh thu và chi phí cho một kỳ kế toán nhất định, dẫn tới chênh lệch giữa

số thu nhập phải nộp trong kỳ với chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng.

a) Về doanh thu:

- Theo chuẩn mực kế toán số 14 doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa

mãn 5 điều kiện, đó là: DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền

sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; DN không còn nắm giữ quyền

quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa; doanh thu

được xác định tương đối chắc chắn; DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh

tế từ giao dịch bán hàng và xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

- Theo luật thuế: Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ thì thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Đối

với dịch vụ thì thời điểm xác định doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứng

dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.

- Ví dụ về một số trường hợp điển hình về sự khác biệt trong doanh thu tính thuế

theo luật thuế và theo chế độ kế toán:

+ Trường hợp 1: Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm, nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán. Ví

dụ, các trường hợp đã viết hóa đơn bán hàng nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận

doanh thu theo chuẩn mực kế toán.

+ Trường hợp 2: Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của

nhiều năm; doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền cho thuê chia cho tổng số năm trả tiền trước, còn doanh thu để tính thuế TNDN cơ sở kinh doanh

có thể lựa chọn một trong hai cách tính: doanh thu phân bổ cho số năm trả tiền trước, hoặc xác định theo doanh thu trả từng kỳ trong hợp đồng thuê.

+ Trường hợp 3: Các khoản hàng hóa dịch vụ được trao đổi không được xác định là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế

theo quy định của luật thuế TNDN.

+ Trường hợp 4: Các khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ (như chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán) hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu

để tính thu nhập chịu thuế (ví dụ các khoản chiết khấu được trừ doanh thu theo

chuẩn mực kế toán, không đủ chứng từ hợp pháp để giảm trừ doanh thu tính thuế theo quy định của Luật thuế TNDN trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt).

+ Trường hợp 5: Thu nhập sau thuế từ góp vốn liên doanh, cổ phần… Theo

luật thuế thì không được ghi nhận là doanh thu nhưng theo luật kế toán thì được

phép ghi nhận là doanh thu.

+ Trường hợp 6: Ở các DN xây dựng thanh toán theo tiến độ kế hoạch trong

hợp đồng thì cuối kỳ báo cáo, họ tự xác định khối lượng thực hiện bao nhiêu % so

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2011 - 2014 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)