thất thu thuế
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu công tác thanh tra, kiểm tra được Tổng cục Thuế giao. Tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra; doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế; doanh nghiệp có hoạt động liên kết, doanh
nghiệp lỗ có dấu hiệu chuyển giá; doanh nghiệp chuyển nhượng vốn; doanh nghiệp
có số hoàn thuế lớn, đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế (kinh
doanh hàng nông sản thực phẩm, cà phê,…); các lĩnh vực phát sinh thuế nhà thầu nước ngoài; các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, bảo hiểm, ngân hàng,
bất động sản, kinh doanh qua mạng,… Thanh tra đối với các doanh nghiệp lớn, các
doanh nghiệo có vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện thanh tra các lĩnh vực như: khai
thác khoáng sản, kinh doanh du lịch, dịch vụ…Tổ chức thực hiện thu đầy đủ, kịp
thời vào ngân sách nhà nước các khoản thu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.
- Đẩy mạnh công tác xác minh hóa đơn để phát hiện các hành vi kinh doanh bỏ
ngoài sổ sách kế toán, bán hàng không thông qua kho nhằm dấu doanh thu bán hàng
để kê khai nộp thuế thấp và các hành vi vi phạm khác.
- Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kiểm tra, phân tích hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đảm bảo mục tiêu qua kiểm tra phải có số thuế điều chỉnh hoặc ấn định, đồng thời phát hiện những rủi ro yêu cầu DN giải trình, cung cấp thông tin làm căn cứ ban hành Quyết định kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế. Thực hiện đúng
quy trình kiểm tra về thủ tục và thời gian, đẩy nhanh tiến độ kiểm tra để đảm bảo
hoàn thành kế hoạch kiểm tra năm và góp phần hoàn thành dự toán thu ngân sách.
- Phối hợp với cơ quan an ninh điều tra, cơ quan cảnh sát phòng chống tội
phạm về kinh tế điều tra, xác minh một số đường dây sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước nhằm răng đe, ngăn chặn đối với dạng tội phạm
này và góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng giữa các DN. - Đôn đốc thu kịp thời các khoản thuế truy thu và phạt qua kết luận thanh tra,
kiểm tra, kiểm toán (ít nhất phải đạt 80% trong phạm vi 90 ngày, đối với những kết
luận, kiến nghị không có khiếu nại). Thực hiện tổng hợp, nhận dạng kịp thời các
hành vi vi phạm về thuế của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đã thanh tra. Thực
hiện công khai kết quả thanh tra, kiểm tra để phê phán các hành vi cố tình gian lận,
trốn lậu thuế nhằm giáo dục, răn đe và ngăn ngừa các hành vi vi phạm.
3.2.8. Về công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý
thu thuế
- Triển khai đầy đủ và kịp thời các phần mềm ứng dụng theo chỉ đạo của Tổng
cục Thuế, các ứng dụng triển khai như: Ứng dụng quản lý thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp (PNN); hệ thống tập trung cơ sở dữ liệu và khai thác thông tin người
các phần mềm hỗ trợ người nộp thuế trong việc kê khai, báo cáo Thuế như: Hỗ trợ
Kê khai (HTKK), khai thuế qua mạng (iHTKK).
- Triển khai ứng dụng Quản lý công văn trực tuyến (QLCV online) tại phòng Cục Thuế và tiếp tục triển khai cho 4 Chi cục Thuế lớn. Hỗ trợ người nộp thuế có
thể tự quản lý dữ liệu chính (master data) của mình, bao gồm các thông tin định danh (địa chỉ, số điện thoại, fax, email, số tài khoản, ngành nghề kinh doanh, bắt đầu năm tài chính..), đại diện người nộp thuế theo pháp luật, mối quan hệ với các đơn vị khác như công ty mẹ, chi nhánh…(nếu có), thông tin về tài sản, phương tiện, người nộp thuế có thể xem và cập nhật các dữ liệu này.
3.2.9. Nộp thuế qua các ngân hàng thương mại, kết nối thông 04 ngành Thuế- Hải quan- Kho bạc- Tài chính Thuế- Hải quan- Kho bạc- Tài chính
- Không ngừng việc đa dạng hóa các nguồn thu và mở rộng hình thức, từng bước xã hội hóa việc nộp NSNN nhưng vẫn đảm bảo tập trung nhanh chóng, kịp
thời, đầy đủ, chính xác, hạch toán đúng tài khoản, phân chia đúng tỷ lệ các khoản
thu cho các cấp ngân sách theo luật định.
- Phối hợp thu NSNN qua hệ thống Ngân hàng Thương mại cũng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho người nộp thuế đi nộp thuế gần địa điểm sản xuất, kinh doanh,
giảm thiểu thời gian đi nộp thuế do hệ thống Ngân hàng Thương mại có nhiều chi nhánh đóng trên địa bàn tỉnh.
-Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa: tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế
theo các hình thức thu mới qua hệ thống Ngân hàng mà cụ thể trước tiên là Ngân
hàng Công thương- CN Khánh Hòa và trên cơ sở đó nhân rộng phối hợp thu trên địa
bàn toàn tỉnh với Ngân hàng Đầu tư và Ngân hàng Nông nghiệp; cung cấp đầy đủ,
chính xác thông tin về người nộp thuế, thường xuyên cập nhật các đối tượng nộp
thuế mới; tổ chức truyền, nhận dữ liệu, bảng kê chứng từ thu hàng ngày, phối hợp
chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa, điều chỉnh kịp thời các sai sót trong
quá trình thực hiện.
- Hệ thống Ngân hàng thương mại: sau khi có chủ trương phối hợp thu phải
lực và cơ sở vật chất hiện có. Thực hiện hạch toán đầy đủ các khoản thu NSNN vào tài khoản tiền gửi của Kho bạc mở tại hệ thống các Ngân hàng thương mại; phối
hợp chặt chẽ với Kho bạc tổ chức thực hiện tốt việc truyền, nhận đầy đủ các chứng
từ thu nộp NSNN hàng ngày của người nộp thuế qua hệ thống Ngân hàng về Kho
bạc theo quy định.
- Kho bạc Nhà nước: hàng ngày phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng thương
mại, cơ quan Thuế tổ chức thực hiện tốt việc truyền, nhận dữ liệu, kiểm tra, kiểm
soát chặt chẽ từng chứng từ thu NSNN từ Ngân hàng chuyển về đảm bảo đúng chương, khoản, tiểu mục; thực hiện hạch toán đúng tài khoản, điều tiết đúng tỉ lệ
cho các cấp ngân sách, cuối ngày tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu số liệu đảm bảo
chính xác; khẩn trương tổ chức in phục hồi các chứng từ thu từ ngân hàng truyền về để lưu trữ, thực hiện tốt việc truyền dữ liệu và in bảng kê chứng từ thu hàng ngày gửi cơ quan Thuế theo chế độ.
3.2.10. Giải pháp về công tác cải cách hành chính và hiện đại hóa công
nghệ quản lý thuế
- Về thể chế: Tuân thủ pháp luật, tuân thủ quy trình quản lý thuế. Quá trình thực hiện kịp thời báo cáo, kiến nghị những vướng mắc, bất cập để ngành, cơ quan
có chức năng xem xét sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
- Về thủ tục hành chính thuế: Công khai đầy đủ, kịp thời và thực hiện đúng các
thủ tục hành chính thuế. Quá trình thực hiện kịp thời báo cáo, kiến nghị những vướng mắc, bất cập hoặc đề xuất để ngành nghiên cứu cải tiến cho phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người nộp thuế.
- Tiếp tục triển khai nộp thuế qua NHTM và thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy
định khi Cục Thuế triển khai mở rộng dự án khai thuế qua mạng.
- Về hiện đại hóa công nghệ thông tin: Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của
ngành, tiếp nhận và triển khai đầy đủ, kịp thời các ứng dụng tin học do ngành triển
KẾT LUẬN
Thuế TNDN là loại thuế trực thu liên quan đến lợi nhuận, nguồn tích lũy của
các doanh nghiệp, một chính sách thu quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự mở rộng đầu tư
sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, do yêu cầu phải xác định những chi phí hợp
lý một cách chính xác để tính thu nhập chịu thuế nên về mặt nghiệp vụ quản lý đối
với thuế TNDN rất phức tạp nếu bộ máy quản lý không hoàn chỉnh. Qua hơn 18 năm hình thành, luật thuế TNDN đã dần được hoàn thiện thông qua các lần ban
hành luật từ luật thuế lợi tức đến luật thuế số 3/1997/QH09, luật thuế số 09/2003/QH11, năm 2008 ban hành luật thuế số 14/2008/QH12 và năm 2013 ban
hành luật thuế số 32/2013/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu
nhập doanh nghiệp đã từng bước đơn giản, bình đẳng và tạo ra công bằng xã hội
giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Từ đó, thúc đẩy các cơ sở sản
xuất tăng cường hạch toán kinh tế, củng cố công tác kế toán hóa đơn chứng từ, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao ý thức chấp hành luật thuế của người
nộp thuế.
Nhìn chung công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế TNDN
nói riêng trong thời gian qua của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đạt được những kết quả
rất khả quan, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước và luôn hoàn thành vượt mức
dự toán. Qua những số liệu thực tế thu thập trong quá trình thực tập, em đã tiến hành đánh giá thực trạng công tác quản lý thu NSNN nói chung và đặc biệt là thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Em đã tìm hiểu phân tích để rõ tình hình quản lý thuế, cụ thể tại các khía cạnh như công tác quản lý hồ sơ khai thuế, công tác
thanh tra- kiểm tra và công tác thu hồi nợ thuế. Tuy nhiên, việc thực hiện quản lý và thu thuế TNDN còn không ít những hạn chế như: việc thực hiện quản lý thu thuế chưa tốt, công tác kiểm tra- thanh tra còn tồn tại và khó khăn nhất định, công tác
quản lý cưỡng chế nợ thuế chưa đạt hiệu quả cao như mong đợi và còn những vướng mắc.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có cả nguyên chủ quan và khách quan. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân đó em đã mạnh dạn đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại trong công tác và quản lý thu thuế TNDN ở tỉnh Khánh Hòa nhằm phát huy hơn nữa vai trò của ngành Thuế trong điều kiện
mới khi cả nước và từng địa phương đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên với trình độ và thời gian
hạn chế, nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự
góp ý, chỉ dẫn của quý thầy cô, các cô chú anh chị tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa để
bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Ninh, Bài giảng Thuế, Trường Đại học Nha Trang.
2. Báo cáo công tác thuế của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa năm 2011,2012, 2013.
Báo cáo tổng hợp của các phòng tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa năm 2011,
2012, 2013.
3. Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ban hành ngày 06/06/2008. 4. Thông tư số 28/2011/TT- BTC ban hành ngày 28/02/2011. 5. Quyết định 1864/QĐ –TCT ban hành ngày 21/12/2011.
6. Quyết định số 1390/QD-TCT ngày 13/10/2011 của Tổng Cục Thuế về việc
ban hành quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế.
7. Thông tư 42/2012/TT-BTC ngày 12/03/2012.
8. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
9. Thông tư số 141/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 92/2013/NĐ- CP.
10.Các bài viết về thuế TNDN trên tạp chí Thuế Nhà Nước, trang thông tin điện
tử ngành thuế http:www.gdt.gov.vn và website của Cục Thuế tỉnh Khánh