Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của nghề nuôi tôm chân trắng

Một phần của tài liệu hiện trạng kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh trên tôm chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại tỉnh quảng ngãi (Trang 67)

Nuôi tôm nước lợ là nghề chủ lực của ngành thủy sản Quảng Ngãi. Trong những năm qua, dịch bệnh trên đối tượng tôm sú gia tăng và hiệu quả kinh tế giảm sút, thì việc chuyển đổi đối tượng sang nuôi tôm chân trắng là cần thiết. Trong luận văn này, hiệu quả kinh tế đạt được từ 230 hộ điều tra cũng được tìm hiểu và đánh gía.

Trong các loại chi phí nuôi tôm, chi phí cho thức ăn chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là chi phí con giống, nhiên liệu, năng lượng, thuốc và hóa chất, nhân công lao động và chi phí khác cũng chiếm một phần quan trọng.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của người nuôi tôm chân trắng thương phẩm ở Quảng Ngãi, một số thông tin điều tra đã được dùng làm cơ sở dữ liệu để tính toán hiệu quả kinh tế, như năng suất nuôi chiếm ưu thế ở mỗi hình thức nuôi: QCCT 3 tấn/ha/vụ, BTC 7 tấn/ha/vụ và TC 10 tấn/ha/vụ; giá bán trung bình của tôm chân trắng thương phẩm tại Quảng Ngãi trong năm 2012 là 80.000 đồng/kg.

Bảng 3.17: Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ngãi năm 2012

TT Nội dung ĐVT QCCT (n=61) BTC (n=101) TC (n=68)

1 Năng suất (kg/ha/vụ) Kg 3.000 7.000 10.000

2 Doanh thu Triệu đồng 240 560 800

3 Tổng chi phí trung bình Triệu đồng 165 398 590

4 Lợi nhuận Triệu đồng 75 162 210

5 Giá thành 1 kg sản phẩm Đồng 55.000 56.800 59.000

Giá thành cho 1 kg sản phẩm có sự khác nhau giữa các hình thức nuôi: quảng canh cải tiến thấp nhất 55.000 đồng; bán thâm canh 56.800 đồng; thâm canh 59.000 đồng.

Tuy nhiên, việc tính toán chi phí, doanh thu và hiệu quả kinh tế trên là trong điều kiện nuôi bình thường, không có sự cố do thiên tai dịch bệnh xảy ra.

b. Hiệu quả xã hội của nghề nuôi tôm chân trắng

- Nghề nuôi tôm chân trắng chân trắng của tỉnh mỗi năm đã giải quyết cho trên 4.200 lao động trực tiếp.

- Ngoài ra, hoạt động nuôi tôm chân trắng đã phát triển thêm các ngành sản xuất kinh doanh khác như sản xuất giống, cung ứng thức ăn, thuốc thú y thủy sản, chế biến xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa và các dịch vụ khác,…

- Khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng đất đai diện tích mặt nước hoang hóa, nhất là vùng đất cát bãi ngang ven biển đưa vào nuôi tôm chân trắng để tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và đưa người dân tiến lên làm giàu.

Một phần của tài liệu hiện trạng kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh trên tôm chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại tỉnh quảng ngãi (Trang 67)