Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu hiện trạng kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh trên tôm chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại tỉnh quảng ngãi (Trang 36)

1.5.1. Đặc điểm khí hậu

Quảng Ngãi nằm ở trung tâm khu vực Châu Á gió mùa, khí hậu một năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8, thời tiết khô, nóng kéo dài; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, thời tiết lạnh, ẩm ướt [34].

a. Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 25,5 – 26,3oC, cao nhất lên đến 41oC và thấp nhất là 12oC, nhiệt độ cao nhất trong năm thường rơi vào tháng 4, đạt trung bình là 34,6oC, nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, trung bình 19,2oC [34].

Nhiệt độ nước biển khá cao, cao nhất là 30oC (tháng 5 – 6), thấp nhất là 24oC (tháng 2), nhiệt độ nước trung bình là 27 – 28oC, rất thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá tôm, phù hợp cho NTTS

b. Chế độ mưa

Quảng Ngãi là tỉnh có lượng mưa trung bình hàng năm 2.287mm, nhưng chỉ tập trung vào tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa trong những tháng này chiếm 73 – 75% lượng mưa cả năm, còn các tháng khác thì khô hạn, khô nhất là tháng 3, lượng mưa trung bình trong tháng này chỉ đạt 25,9mm. Trung bình hàng năm theo ước tính có 129 ngày mưa, sự phân phối lượng mưa không đều và mùa khô kéo dài gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn nước cho nông nghiệp và NTTS [34].

c. Độ ẩm – độ bốc hơi

Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 83,5% và các tháng trong năm đều có độ ẩm đạt trên 80%, cao nhất là tháng 11 (89,9%) và thấp nhất là tháng 6 (80,7%).

Độ bốc hơi trung bình cả năm của Quảng Ngãi là 837mm. Thời gian có lượng nước bốc hơi thấp thường rơi vào các tháng 11 đến tháng 2 năm sau, khoảng từ 44 – 49mm, trong khi đó vào các tháng 6,7,8 có độ bốc hơi cao >100mm, cao nhất là vào tháng 6: 115mm [34].

d. Chế độ gió và hướng gió chủ đạo theo mùa

Mùa đông, gió thịnh hành là gió Bắc và Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 2,4 – 3,3 m/s; mùa hè có gió Đông và gió Đông Nam, tốc độ trung bình 2,86m/s. Hàng năm có trên 130 ngày có gió cấp 6 trở lên, số ngày hoạt động khai thác tốt trên biển là 220 – 230 ngày/năm. Thời kỳ xuất hiện tốc độ gió lớn từ tháng 5 đến tháng 11 với tốc độ

cực đại từ 20 – 40 km/h. Vào mùa gió Đông Bắc tàu thuyền phải di chuyển ngư trường vào phía Nam [34].

1.5.2. Chế độ thủy văn

a. Thủy triều, dòng chảy và độ mặn

Vùng biển Quảng Ngãi có chế độ nhật triều không đều, hàng tháng có 18 – 22 ngày nhật triều, số ngày còn lại là bán nhật triều; độ lớn trung bình kỳ nước cường là 1,2 – 2 m, độ lớn trung bình kỳ nước kém là 0,5 m, thuận lợi cho việc phát triển NTTS nước lợ, mặn [34].

Chế độ dòng chảy do dòng triều lưu và hải lưu đóng vai trò quyết định. Hiện tượng nước dâng có thể do dao động gió mùa hoặc do bão gây ra, có thể đạt độ cao từ 1,5 – 3m tùy theo hướng gió và vận tốc gió. Thủy triều đưa nước mặn vào sâu trong vùng hạ lưu các con sông Trà Bồng, Trà Khúc, Châu Me, sông Vệ, sông Thoa,... hình thành nên những vùng nước có tiềm năng cho NTTS nước lợ [34].

Độ mặn nước biển ổn định ở mức cao 33 – 34‰, nhưng độ mặn giảm dần ở các vùng cửa sông hoặc vào sâu trong sông. Ảnh hưởng của thủy triều và các con sông đã làm cho độ mặn các vùng nước ven biển khác nhau tùy theo địa hình và mùa vụ trong năm (mùa khô, mùa mưa). Sự thay đổi độ mặn, nhiệt độ, khí hậu của từng vùng nước trong một năm đã quyết định mùa vụ nuôi tôm của từng vùng ở tỉnh Quảng Ngãi [34].

Quảng Ngãi có 4 con sông lớn là: Sông Trà Bồng, Sông Trà Khúc, Sông Vệ và sông Trà Câu và có 2 đầm phá: đầm An Khê và đầm Sa Huỳnh đã cung cấp nguồn nước phong phú phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do có nhiều cửa sông, nên vùng ven biển của Quảng Ngãi có độ mặn biến động theo mùa mưa, khô rất rõ rệt.

b. Nước ngầm

Nguồn nước ngầm phân bố rộng từ đồng bằng đến vùng đất cát ven biển và có chất lượng tốt. Dự báo có thể khai thác nước ngầm khu vực đồng bằng sông Vệ là 1.000 m3/ngày-đêm, khu vực đồng bằng Mộ Đức – Đức Phổ là 2.000 m3/ngày-đêm [34]. Điều này cho phép tỉnh Quảng Ngãi phát triển nghề nuôi tôm trên cát, là hình thức nuôi tôm có sự dụng nước ngầm.

c. Bão, lũ lụt

Các trận bão đổ vào Quảng Ngãi thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch, nhất là các tháng 9,10 và 11, tần suất trung bình mỗi năm có khoảng 1,04

cơn bão xuất hiện và gây ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi, song cũng có năm có từ 3 – 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp và cá biệt cũng có năm không có cơn bão nào như năm 1991, 1997 [34].

Mưa lũ ở Quảng Ngãi thường tập trung từ tháng 10 đến tháng 12, lưu lượng dòng chảy mùa mưa lũ chiếm từ 60 – 75% dòng chảy của cả năm và có module dòng chảy lũ lớn nhất nước ta (khoảng 150 – 200 l/s/km2), tháng có lưu lượng dòng chảy lớn nhất là tháng 11, chiếm 25 – 30% lượng dòng chảy cả năm. Tháng 5 – 6 trong một số năm cũng xuất hiện lũ tiểu mãn, nhưng những trận lũ này thường có mức độ không lớn [34]. Nắm được quy luật bão và lũ lụt ở địa phương là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý và người nuôi tôm ở đây xác định mùa vụ nuôi tôm trong một năm để tránh bị thiệt hại bởi các yếu tố thời tiết này.

Chương II- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. 1. Đối tượng nghiên cứu

Nghề nuôi tôm chân trắng (Penaeus vanamei, Boone, 1931) thương phẩm (kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh) ở Quảng Ngãi.

2. 2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/7/2012 đến 30/4/2013

- Địa điểm nghiên cứu: Tại 5 huyện ven biển có nuôi tôm chân trắng của tỉnh Quảng Ngãi. Bao gồm: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức và Đức Phổ.

2. 3. Phương pháp nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài

Hiện trạng kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh trên tôm chân trắng Penaeus vanamei tại tỉnh Quảng Ngãi

Hoạt động điều tra

Hiện trạng nghề nuôi tôm

chân trắng

Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm

chân trắng

Hiện trạng bệnh trên tôm

chân trắng

Đề xuất các giải pháp về kỹ thuật và quản lý để hạn chế dịch bệnh nhằm đảm bảo phát triển nuôi tôm chân trắng theo hướng ổn định

và bền vững ở tỉnh Quảng Ngãi.

30 1 5 4 3 2

1 Vùng nuôi tôm huyện Bình Sơn 2 Vùng nuôi tôm huyện

Sơn Tịnh 3 Vùng nuôi tôm huyện

Tư Nghĩa 4 Vùng nuôi tôm huyện

Mộ Đức 5 Vùng nuôi tôm huyện

Đức Phổ

2.3.2. Điều tra thu thập số liệu

a. Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu đã được tổng hợp và công bố của Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp & PTNT, Cục Thống kê, Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư, UBND 5 huyện ven biển, UBND các xã có nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi đã được sử dụng làm các số liệu thứ cấp của đề tài này. Bao gồm các số liệu sau:

- Số liệu về điều kiện tự nhiên: Đặc điểm khí hậu, sông ngòi, chế độ thủy văn của tỉnh Quảng Ngãi.

- Tình hình nuôi và bệnh trên tôm chân trắng nuôi thương phẩm trong những năm qua ở Việt Nam và Quảng Ngãi.

- Tình hình dịch bệnh và tác hại của dịch bệnh trên tôm chân trắng nuôi thương phẩm trong những năm qua ở Việt Nam và Quảng Ngãi.

- Số hộ và danh sách các hộ nuôi tôm ở 5 huyện của tỉnh Quảng Ngãi làm cơ sở cho việc chọn số mẫu điều tra.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp điều tra nhanh nông thôn: RRA-Rapid Rural Appraisal và PRA- Participatory Rural Appraisal đã được dùng để thu thập số liệu sơ cấp trong nghiên cứu này.

* Thiết lập và kiểm định phiếu điều tra (phụ lục 1)

- Xây dựng phiếu điều tra với các câu hỏi gồm 3 phần để thu thập các thông tin sơ cấp về ba lĩnh vực chính: thông tin chung về người nuôi tôm chân trắng, hiện trạng kỹ thuật nuôi của quy trình nuôi tôm chân trắng hiện hữu tại địa phương và hiện trạng bệnh trên tôm chân trắng nuôi thương phẩm ở vùng điều tra.

- Điều tra thử 5 hộ tại 5 huyện, làm cơ sở để điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp với thực tiễn và mục tiêu cần đạt được của đề tài.

* Xác định vùng điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các vùng đang nuôi tôm chân trắng thuộc 5 huyện ven biển: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức và Đức Phổ (hình 2.2).

* Xác định số mẫu và phân bố mẫu điều tra

Danh sách các hộ nuôi tôm chân trắng được cung cấp từ UBND các xã tại 5 huyện đã nêu ở trên. Chọn ngẫu nhiên 10% số người đang nuôi tôm chân trắng để phỏng vấn bằng hàm rand trong phần mềm excel.

Bảng 2.1: Vùng nghiên cứu và phân bố số mẫu điều tra

Huyện Số hộ nuôi tôm CT Số hộ điều tra Tỷ lệ %

Bình Sơn 465 47 10 Sơn Tịnh 921 92 10 Tư Nghĩa 372 37 10 Mộ Đức 191 19 10 Đức Phổ 349 35 10 Tổng 2.298 230 10

* Thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn trực tiếp người nuôi qua phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn. - Điều tra để tìm hiểu về 3 vấn đề chính:

+ Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ngãi, bao gồm: Diện tích, độ sâu ao nuôi, thời vụ nuôi, số vụ nuôi/năm, tẩy dọn ao hồ, gây màu nước, nguồn giống, cỡ giống, chọn giống, thả giống, mật độ thả nuôi, thức ăn và cách cho ăn, chăm sóc sức khỏe tôm, quản lý các yếu tố môi trường, thu hoạch và hiệu quả kinh tế.

+ Thông tin về người đứng nuôi tôm chân trắng, bao gồm: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, thâm niên trong nghề nuôi tôm.

+ Hiện trạng bệnh trong các ao nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi: Các bệnh đã từng gặp trong 3 năm gần đây, mô tả dấu hiệu chính của bệnh, tác hại của bệnh (có gây chết không, tỷ lệ gây chết), mùa vụ xuất hiện của từng bệnh, bệnh thường bùng phát ở giai đoạn nào, hộ nuôi đã từng dùng thuốc nào, nồng độ để chữa trị. Hiệu quả của chữa bệnh, bệnh nào là nguy hiểm nhất ở tôm chân trắng nuôi tại Quảng Ngãi,…

c. Thu mẫu tôm

- Thu mẫu tôm bệnh được thực hiện kết hợp với quá trình đi điều tra, thu mẫu tôm bệnh đại diện cho những loại bệnh mà người nuôi đã thông báo.

- Mô tả triệu chứng bệnh lý, chụp hình để đối chiếu so sánh với những bệnh thường gặp đã được nghiên cứu và thông báo.

2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu điều tra

- Chọn số hộ điều tra ngẫu nhiên theo hàm rand trong phần mềm excel. - Dùng phần mềm excel để mã hóa và phân tích các số liệu thu được.

- Một số chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế và mức độ bùng phát của bệnh đã được sử dụng và tính toán trong đề tài này như sau:

+ Sản lượng tôm của hộ nuôi: kg, tấn/hộ/ năm hoặc vụ nuôi.

+ Năng suất (kg, tấn/ha/vụ): Sản lượng thu được của 01 ha/ một vụ nuôi.

+ Hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận = doanh thu – chi phí.

+ Tần số gặp của bệnh X là: Số hộ đã gặp bệnh X trong tổng số hộ đã được điều tra/ trong năm đó.

+ Tần suất gặp của bệnh X (%) = tần số gặp/tổng số hộ đã điều tra x 100.

+ Tỷ lệ chết tích lũy (%) = số tôm chết trong một khoảng thời gian/số tôm đang nuôi dưới ao x 100.

Chương III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Hiện trạng nghề nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi 3.1.1. Diện tích và sản lượng nuôi tôm chân trắng

Bảng 3.1: Diện tích và sản lượng tôm chân trắng tại Quảng Ngãi 2008 – 2012

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Địa phương DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) Bình Sơn 15 138 88 414 112 532 97,5 315 97 457 Sơn Tịnh 43 159 61 272 79,5 265 89 237 75 246 Tư Nghĩa 131 493 165 538 169,5 496 146 520 146 450 Mộ Đức 111 2.250 111 3.277 110,5 2.794 110,5 2.674 74 1.014 Đức Phổ 180 2.100 173 2.250 132 1.800 144 2.200 133 1.014 Toàn tỉnh 480 5.140 598 6.751 603,5 5.887 587 5.946 525 4.637

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, năm 2012)

480 5140 598 6751 603.5 5887 587 5946 525 4637 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 tấn 2008 2009 2010 2011 2012 Năm ha Diện tích Sản lượng

Số liệu ở bảng 3.1 đã thể hiện không có sự biến động lớn về diện tích nuôi thương phẩm tôm chân trắng ở Quảng Ngãi trong khoảng từ năm 2008 đến 2012, tuy nhiên diện tích nuôi cao nhất ở năm 2010 (603,5 ha), nhưng sản lượng thu được lại đạt cao nhất vào năm 2009 (6.751 tấn). Năm 2012, diện tích nuôi 525 ha, nhưng sản lượng thu được (4.637 tấn) lại thấp hơn so với năm 2008, chỉ nuôi trên 480 ha nhưng đã thu Hình 3.1: Diễn biến diện tích (ha) và sản lượng (tấn) nuôi tôm chân trắng thương phẩm tại Quảng Ngãi trong khoảng thời gian từ 2008 – 2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được 5.140 tấn. Được biết, nguyên nhân chính của hiện tượng giảm sút sản lượng tôm chân trắng thương phẩm tại Quảng Ngãi vào năm 2012 là vấn đề bệnh, đã có 144,1 ha diện tích tôm chân trắng tại địa phương bị thiệt hại do bệnh, chiếm 27,4% diện tích nuôi trong năm 2012 [18]. Rõ ràng, đến 2012, bệnh đã trở thành một vấn đề quan trọng cần sự quan tâm giải quyết, nếu muốn phát triển ổn định nghề nuôi tôm chân trắng tại tỉnh Quảng Ngãi.

3.1.2. Hình thức nuôi và năng suất nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi

Ở Quảng Ngãi hiện nay đang tồn tại 3 hình thức nuôi tôm chân trắng đó là quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh.

- Hình thức nuôi quảng canh cải tiến chủ yếu tập trung ở vùng triều, mật độ thả nuôi từ 20 – 49 con PL12/m2, năng suất bình quân từ 2-4 tấn/ha/vụ.

- Hình thức bán thâm canh cũng chủ yếu tập trung ở vùng triều, mật độ thả nuôi từ 50 - 99 con PL12/m2, năng suất bình quân từ 4-8 tấn/ha/vụ.

- Hình thức thâm canh chủ yếu tập trung ở vùng nuôi tôm trên đất cát, mật độ thả nuôi từ 100 trở lên con PL12/m2, nuôi 2 vụ trong năm, năng suất bình quân từ 10 – 12 tấn/ha/vụ [17,18].

Bảng 3.2. Phân bố các hình thức nuôi tôm chân trắng tại các huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2012

QCCT (ha) BTC (ha) TC (ha) Tổng (ha)

TT Huyện DT % DT % DT % DT % 1 Bình Sơn 50 9,5 42 8,0 5 1,0 97 18,5 2 Sơn Tịnh 35 6,6 33 6,3 7 1,3 75 14,3 3 Tư Nghĩa 65 12,4 72 13,7 9 1,7 146 27,8 4 Mộ Đức 0 0,0 30 5,7 44 8,5 74 14,1 5 Đức Phổ 10 1,9 52 9,9 71 13,5 133 25,3 Toàn tỉnh 160 30,4 229 43,6 136 26,0 525 100

(Chú thích: % tính theo tổng số diện tích nuôi tôm chân trắng của tỉnh năm 2012)

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, năm 2012)

Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy, trong năm 2012 diện tích nuôi tôm chân trắng cả tỉnh 525 ha; trong đó: hình thức nuôi QCCT 160 ha, chiếm 30,4%; hình thức nuôi BTC 229 ha, chiếm tỷ lệ cao nhất 43,6%; hình thức nuôi TC 136 ha, chiếm tỷ lệ thấp hơn 26%. Tuy nhiên nuôi theo hình thức thâm canh ở địa phương lại chủ yếu nuôi trên

cát, với 136 ha nuôi TC có thể đã sử dụng một nguồn nước ngầm đáng kể của địa phương. Do vậy, cần cân nhắc việc phát triển hình thức nuôi tôm trên cát ở địa

Một phần của tài liệu hiện trạng kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh trên tôm chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại tỉnh quảng ngãi (Trang 36)