Việc dùng hóa chất và kháng sinh để phòng và trị các bệnh nhiễm khuẩn ở tôm nuôi đã luôn để lại các tác dụng ngoài mong muốn lên môi trường, sức khỏe vật nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm. Do vậy, những năm gần đây, đã xuất hiện nhiều hướng nghiên cứu nhằm tạo ra các sản phẩm có hoạt tính như một probiotic từ các chủng vi khuẩn có lợi nhằm phòng và hạn chế tác hại của các bệnh nhiễm khuẩn ở tôm nuôi, đặc biệt là tôm chân trắng.
Selvin và Lipton (2003) đã công bố kết quả sử dụng các chất chuyển hóa thứ cấp từ sinh vật biển (MSM–Marine Secondary Metabolites) được chiết rút từ loài rong biển (Ulva fascita) và loài hải miên (Dendrilla nigra) với dung môi là metanol có hoạt tính sinh học diệt tảo và diệt vi khuẩn gây bệnh trên tôm sú như: Vibro alginolyticus, V. harveyi và V. fisheri. Theo nhóm nghiên cứu này, vi khuẩn V.alginolyticus có thể được xem là tác nhân gây bệnh thứ cấp của bệnh đốm trắng có thể được kiểm soát khi dùng chế phẩm MSM trộn trong thức ăn cho tôm với liều lượng MSM từ U. fasciata là 1000mg/kg tôm và từ D. nigra 500mg/kg tôm [66].
Mdlolo và cs (2007) đã nghiên cứu thành phần hóa học và khả năng kháng khuẩn của dịch chiết rút từ hai loài cây thuộc giống Phyllanthus spp (Phyllanthus parvulus và P. burchellii) ở phía nam châu Phi và đã thông báo rằng, các sản phẩm trao đổi chất thứ cấp trong dịch chiết từ lá của 2 loài thảo dược đã có khả năng ức chế
hầu hết các loài vi khuẩn sau: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Proteus mirabilis, Serratia marcesens trong điều kiện thí nghiệm, thậm chí ở cả nồng độ thấp 0.16 ppm. Một nghiên cứu khác Đỗ Thị Hòa và cs (1998) đã thử nghiệm khả năng kháng vi khuẩn của dịch chiết rút từ củ tỏi và cây diệp hạ châu (Phyllanthus sp) bằng phương pháp đào rãnh và đã thông báo rằng, dịch chiết rút từ 2 loại thảo dược này có khả năng diệt khuẩn cao với một số vi khuẩn gây bệnh ở tôm và cá như: Vibrio parahaemolyticus, V. alginolyticus và Aeromonas hydrophyla, đường kháng khuẩn có độ lớn từ 1,8-2,0 cm khi được chiết rút với dung môi là cồn etylíc [51].
Vanichkull và cs (2010) đã thông báo rằng, khả năng kháng với vi khuẩn Vibrio haveyi của tôm chân trắng (P. vannamei) đã tăng cao có ý nghĩa so với tôm đối chứng khi bổ sung vào thức ăn của tôm từ 25-50mg sản phẩm chiết rút từ củ nghệ (Curcuma longa) trong dung môi là cồn etylic/1kg thức ăn tôm [71].
Burgents và cs (2004) đã chứng minh rằng, khi bổ sung nấm men (Diamant V XP yeast culture) vào thức ăn của tôm chân trắng với liều từ 0,5-1% khẩu phần thức ăn hàng này đã có tác dụng làm tăng có ý nghĩa tỷ lệ sống sót của tôm chân trắng khi bị tấn công xâm nhập bởi Vibrio sp [38].
Balcázar và cs (2007) đã thông báo về hiệu quả của việc bổ sung các dòng vi khuẩn có đặc tính probiotic là Bacillus subtilis, Roselbacter gallaeciensis và
Pseudomonas aestumarina được phân lập từ đường ruột của tôm chân trắng, lên khả năng sinh trưởng và sống sót của loài tôm này sau 28 ngày cho ăn [36].
Chiayvareesajja và cs (2006) đã phân tích về đặc điểm dược lý của kháng sinh oxytetrracyclin (OTC) trong cơ thể của tôm chân trắng trưởng thành. Nghiên cứu này đã chứng tỏ rằng, dư lượng của OTC đã được tìm thấy ở nhiều nội tạng, đặc biệt ở đường tiêu hóa và tại đây thuốc kháng sinh được đào thải ra môi trường. Có tới gần 60% nồng độ thuốc đã dùng cho mỗi con tôm được tìm thấy trong đường ruột của nó và đây chính là con đường chính để dư lượng kháng sinh OTC được đào thải ra ngoài cơ thể [39].
Wang và Gu (2010) đã nghiên các probiotic được tạo ra từ các chủng vi khuẩn như: Lactobacillus acidophillus; Rhodopeudomonas palustris và Bacillus coagulans, rồi được bổ sung vào môi trường nước ao nuôi hàng ngày (với mật độ 1x107cfu/ml). kết quả đã ghi nhận sự ảnh hưởng có lợi lên sinh trưởng và phản ứng miễn dịch của tôm chân trắng (có khối lượng trung bình là 3,38g/con), các chủng vi khuẩn này đã cải thiện được khối lượng cuối cùng của tôm sau 35 ngày thí nghiệm so với đối chứng [75].
Thompson và cs (2010), đã thông báo rằng, từ 10 loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio, đã phát hiện ra 2 loài là V. gazogenes và V. alginolyticus có hoạt tính đối kháng với các loài vi khuẩn khác trong giống này. Do vậy, khi thức ăn tổng hợp được
bao bằng chất kitin hoặc kitin + vi khuẩn V. gazogenes cho tôm chân trắng ăn, đã có tác dụng làm giảm số lượng vi khuẩn Vibrio trong ruột tôm, thay đổi số lượng tế bào máu trong hemolymph và chất lượng của tổ chức gan tụy [70].
Kanmani và cs (2010) đã thông báo lần đầu tiên về loài vi khuẩn Streptococcus phocae không làm tan máu (non hemolytic) có nguồn gốc từ ruột của tôm he Ấn độ (P.indicus) đã có hoạt tính như một probiotic. Loài vi khuẩn này có thể kìm hãm các vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm bằng cách tiết ra chất kháng vi sinh vật có hoạt tính như bacteriocin hoặc cạnh tranh chiếm chỗ trong môi trường nước hay trong cơ thể vật nuôi. Khi bổ sung vào thức ăn cho tôm sú (P.monodon) một liều 10ml probiotic làm từ chủng vi khuẩn S. phocae này đã duy trì được tỷ lệ sống của tôm sau cảm nhiễm Vibrio harveyi là 100%, trong khi đó chỉ có 50% tôm sống sót ở nghiệm thức đối chứng [46].
1.4. Tình hình dịch bệnh ở tôm chân trắng tại Việt Nam
Sau thời gian nhập nội và phát triển đối tượng này tại Việt Nam từ năm 2001 đến nay, hiệu quả kinh tế xã hội mà đối tượng này mang lại là rất lớn. Nhiều vùng môi trường bị suy thoái, không còn phù hợp cho việc nuôi tôm sú nữa đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, hiện nay dịch bệnh đã xuất hiện hầu hết ở các địa phương trong cả nước gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản năm 2009 [3] diện tích nuôi tôm chân trắng bị thiệt hại bởi dịch bệnh là 2.196 ha/16.611 ha thả nuôi, chiếm 13,2% cao hơn 9,5% so với cùng kỳ năm 2008 (470 ha/12.411 ha, chiếm 3,7%). Số lượng con giống thiệt hại khoảng 243 triệu con, ước giá trị thiệt hại khoảng 7 tỷ đồng. Năm 2010 diện tích nuôi tôm chân trắng bị dịch bệnh là 2.039 ha/25.397 ha thả nuôi, chiếm 8%. Cà Mau là tỉnh có diện tích tôm bị bệnh nhiều nhất chiếm 70,33% diện tích nuôi tôm trên cả nước; sau đó là các tỉnh Ninh Thuận, Phú Yên và Quảng Ngãi. Năm 2011, cả nước có 3.590 ha diện tích nuôi tôm chân trắng bị dịch bệnh, các tỉnh có diện tích thiệt hại lớn là Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Năm 2012 cả nước có 6.945 ha diện tích nuôi tôm chân trắng bị dịch bệnh, các tỉnh có diện tích thiệt hại lớn là Trà Vinh, Sóc Trăng và Bến Tre.
Bản báo cáo tổng hợp của Tổng cục Thủy sản (2012) đã thể hiện rằng, khi diện tích nuôi tôm chân trắng ở Việt Nam tăng lên thì tỷ lệ % số ha bị tác hại của bệnh cũng đã tăng lên, đến năm 2012, có tới gần 7000 ha nuôi tôm của cả nước chịu thiệt hại do bệnh, chiếm hơn 18% tổng diện tích dùng để nuôi đối tượng này trong cả nước.
Bảng 1.2. Diện tích nuôi tôm chân trắng bị tác hại của bệnh qua các năm
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 TT Địa phương DT dịch bệnh (ha) % so với DT nuôi DT dịch bệnh (ha) % so với DT nuôi DT dịch bệnh (ha) % so với DT nuôi DT dịch bệnh (ha) % so với DT nuôi 1 Quảng Ninh 232 5,7 2 Hải Phòng 4 1 3 Thái Bình 4 Nam Định 29 82,8 5 Ninh Bình 6 Thanh Hóa 7 Nghệ An 20 8 47 3,5 47 2,9 115 6,3 8 Hà Tĩnh 29 29 175 10,9 9 Quảng Bình 39 3,6 17 1,8 10 Quảng Trị 12 2 12 4 35 5,8 11 TT Huế 80 30,3 87 27,7 12 Đà Nẵng 13 Quảng Nam 61 11,4 14 Quảng Ngãi 142 23,5 105 17,8 144 27,4 15 Bình Định 26 16,5 172 30,6 40 7,1 16 Phú Yên 78 4,8 135 8,2 135 6,1 34 1,7 17 Khánh Hòa 1.500 - 31 1,4 18 Ninh Thuận 68 11,1 176 23,4 278 28,2 300 25,5 19 Bình Thuận 31 4,5 64 3,8 133 10,1 20 BR Vũng Tàu 21 TP. HCM 133 4,8 22 Long An 10 1,6 1.439 35,5 23 Tiền Giang 22 8,6 30 2,2 213 13,6 79 4,6 24 Bến Tre 65 - 64 5,2 64 17,2 546 13,1 25 Trà Vinh 3 6,3 37 6,7 3.556 - 26 Sóc Trăng 5 15,6 710 47,3 1.336 89 27 Bạc Liêu 19 12 110 18,3 145 11,1 28 Cà Mau 1.434 - 86 17,2 35 2,7 29 Kiên Giang Cả nước 2.198 13,2 2.039 8,0 3.590 12,5 6.945 18,1
1.5. Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi 1.5.1. Đặc điểm khí hậu 1.5.1. Đặc điểm khí hậu
Quảng Ngãi nằm ở trung tâm khu vực Châu Á gió mùa, khí hậu một năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8, thời tiết khô, nóng kéo dài; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, thời tiết lạnh, ẩm ướt [34].
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 25,5 – 26,3oC, cao nhất lên đến 41oC và thấp nhất là 12oC, nhiệt độ cao nhất trong năm thường rơi vào tháng 4, đạt trung bình là 34,6oC, nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, trung bình 19,2oC [34].
Nhiệt độ nước biển khá cao, cao nhất là 30oC (tháng 5 – 6), thấp nhất là 24oC (tháng 2), nhiệt độ nước trung bình là 27 – 28oC, rất thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá tôm, phù hợp cho NTTS
b. Chế độ mưa
Quảng Ngãi là tỉnh có lượng mưa trung bình hàng năm 2.287mm, nhưng chỉ tập trung vào tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa trong những tháng này chiếm 73 – 75% lượng mưa cả năm, còn các tháng khác thì khô hạn, khô nhất là tháng 3, lượng mưa trung bình trong tháng này chỉ đạt 25,9mm. Trung bình hàng năm theo ước tính có 129 ngày mưa, sự phân phối lượng mưa không đều và mùa khô kéo dài gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn nước cho nông nghiệp và NTTS [34].
c. Độ ẩm – độ bốc hơi
Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 83,5% và các tháng trong năm đều có độ ẩm đạt trên 80%, cao nhất là tháng 11 (89,9%) và thấp nhất là tháng 6 (80,7%).
Độ bốc hơi trung bình cả năm của Quảng Ngãi là 837mm. Thời gian có lượng nước bốc hơi thấp thường rơi vào các tháng 11 đến tháng 2 năm sau, khoảng từ 44 – 49mm, trong khi đó vào các tháng 6,7,8 có độ bốc hơi cao >100mm, cao nhất là vào tháng 6: 115mm [34].
d. Chế độ gió và hướng gió chủ đạo theo mùa
Mùa đông, gió thịnh hành là gió Bắc và Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 2,4 – 3,3 m/s; mùa hè có gió Đông và gió Đông Nam, tốc độ trung bình 2,86m/s. Hàng năm có trên 130 ngày có gió cấp 6 trở lên, số ngày hoạt động khai thác tốt trên biển là 220 – 230 ngày/năm. Thời kỳ xuất hiện tốc độ gió lớn từ tháng 5 đến tháng 11 với tốc độ
cực đại từ 20 – 40 km/h. Vào mùa gió Đông Bắc tàu thuyền phải di chuyển ngư trường vào phía Nam [34].
1.5.2. Chế độ thủy văn
a. Thủy triều, dòng chảy và độ mặn
Vùng biển Quảng Ngãi có chế độ nhật triều không đều, hàng tháng có 18 – 22 ngày nhật triều, số ngày còn lại là bán nhật triều; độ lớn trung bình kỳ nước cường là 1,2 – 2 m, độ lớn trung bình kỳ nước kém là 0,5 m, thuận lợi cho việc phát triển NTTS nước lợ, mặn [34].
Chế độ dòng chảy do dòng triều lưu và hải lưu đóng vai trò quyết định. Hiện tượng nước dâng có thể do dao động gió mùa hoặc do bão gây ra, có thể đạt độ cao từ 1,5 – 3m tùy theo hướng gió và vận tốc gió. Thủy triều đưa nước mặn vào sâu trong vùng hạ lưu các con sông Trà Bồng, Trà Khúc, Châu Me, sông Vệ, sông Thoa,... hình thành nên những vùng nước có tiềm năng cho NTTS nước lợ [34].
Độ mặn nước biển ổn định ở mức cao 33 – 34‰, nhưng độ mặn giảm dần ở các vùng cửa sông hoặc vào sâu trong sông. Ảnh hưởng của thủy triều và các con sông đã làm cho độ mặn các vùng nước ven biển khác nhau tùy theo địa hình và mùa vụ trong năm (mùa khô, mùa mưa). Sự thay đổi độ mặn, nhiệt độ, khí hậu của từng vùng nước trong một năm đã quyết định mùa vụ nuôi tôm của từng vùng ở tỉnh Quảng Ngãi [34].
Quảng Ngãi có 4 con sông lớn là: Sông Trà Bồng, Sông Trà Khúc, Sông Vệ và sông Trà Câu và có 2 đầm phá: đầm An Khê và đầm Sa Huỳnh đã cung cấp nguồn nước phong phú phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do có nhiều cửa sông, nên vùng ven biển của Quảng Ngãi có độ mặn biến động theo mùa mưa, khô rất rõ rệt.
b. Nước ngầm
Nguồn nước ngầm phân bố rộng từ đồng bằng đến vùng đất cát ven biển và có chất lượng tốt. Dự báo có thể khai thác nước ngầm khu vực đồng bằng sông Vệ là 1.000 m3/ngày-đêm, khu vực đồng bằng Mộ Đức – Đức Phổ là 2.000 m3/ngày-đêm [34]. Điều này cho phép tỉnh Quảng Ngãi phát triển nghề nuôi tôm trên cát, là hình thức nuôi tôm có sự dụng nước ngầm.
c. Bão, lũ lụt
Các trận bão đổ vào Quảng Ngãi thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch, nhất là các tháng 9,10 và 11, tần suất trung bình mỗi năm có khoảng 1,04
cơn bão xuất hiện và gây ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi, song cũng có năm có từ 3 – 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp và cá biệt cũng có năm không có cơn bão nào như năm 1991, 1997 [34].
Mưa lũ ở Quảng Ngãi thường tập trung từ tháng 10 đến tháng 12, lưu lượng dòng chảy mùa mưa lũ chiếm từ 60 – 75% dòng chảy của cả năm và có module dòng chảy lũ lớn nhất nước ta (khoảng 150 – 200 l/s/km2), tháng có lưu lượng dòng chảy lớn nhất là tháng 11, chiếm 25 – 30% lượng dòng chảy cả năm. Tháng 5 – 6 trong một số năm cũng xuất hiện lũ tiểu mãn, nhưng những trận lũ này thường có mức độ không lớn [34]. Nắm được quy luật bão và lũ lụt ở địa phương là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý và người nuôi tôm ở đây xác định mùa vụ nuôi tôm trong một năm để tránh bị thiệt hại bởi các yếu tố thời tiết này.
Chương II- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. 1. Đối tượng nghiên cứu
Nghề nuôi tôm chân trắng (Penaeus vanamei, Boone, 1931) thương phẩm (kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh) ở Quảng Ngãi.
2. 2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/7/2012 đến 30/4/2013
- Địa điểm nghiên cứu: Tại 5 huyện ven biển có nuôi tôm chân trắng của tỉnh Quảng Ngãi. Bao gồm: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức và Đức Phổ.
2. 3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài
Hiện trạng kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh trên tôm chân trắng Penaeus vanamei tại tỉnh Quảng Ngãi
Hoạt động điều tra
Hiện trạng nghề nuôi tôm
chân trắng
Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm
chân trắng
Hiện trạng bệnh trên tôm
chân trắng
Đề xuất các giải pháp về kỹ thuật và quản lý để hạn chế dịch bệnh nhằm đảm bảo phát triển nuôi tôm chân trắng theo hướng ổn định
và bền vững ở tỉnh Quảng Ngãi.
30 1 5 4 3 2
1 Vùng nuôi tôm huyện Bình Sơn 2 Vùng nuôi tôm huyện
Sơn Tịnh 3 Vùng nuôi tôm huyện
Tư Nghĩa 4 Vùng nuôi tôm huyện
Mộ Đức 5 Vùng nuôi tôm huyện
Đức Phổ
2.3.2. Điều tra thu thập số liệu
a. Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu đã được tổng hợp và công bố của Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp & PTNT, Cục Thống kê, Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến