Thời vụ và thời gian nuôi

Một phần của tài liệu hiện trạng kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh trên tôm chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại tỉnh quảng ngãi (Trang 60)

a. Thời vụ thả giống

Hàng năm, ngành Thủy sản của tỉnh có xây dựng lịch thời vụ để khuyến cáo các hộ nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh. Mục đích của lịch thời vụ là né tránh điều kiện thời tiết bất lợi, tránh các mùa có thể phát sinh bệnh. Trong 1 năm, tỉnh Quảng Ngãi có yêu cầu người nuôi tôm chân trắng không thả nuôi khi thời tiết lạnh đầu năm, dễ phát sinh các loại bệnh do vi rút; mặt khác khi nhiệt độ nước thấp hơn 20oC, tôm kém ăn, ít hoạt động, chậm lớn và kéo dài thời gian nuôi. Đặc biệt, không nên thả nuôi trong thời gian bão, lũ để hạn chế thiệt hại do tiên tai gây nên [17,18].

Theo khung lịch thời vụ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hàng năm, thì ở khu vực Trung Trung Bộ (trong đó có tỉnh Quảng Ngãi) nên nuôi 2 vụ/năm. Thời gian thả nuôi từ tháng 2 đến cuối tháng 7. Đối với nuôi tôm chân trắng trên đất cát, thời gian thả nuôi bắt đầu từ cuối tháng 2 đầu tháng 3, kết thúc vào cuối tháng 7; thời gian ngắt vụ giữa 2 vụ từ 20 – 25 ngày; đối với nuôi tôm chân trắng ở vùng triều thời gian bắt đầu thả nuôi chậm hơn ½ tháng so với trên cát và kết thúc thời gian thả nuôi vào giữa tháng 7 [17,18]. Kết quả điều tra về mùa vụ thả giống ở Quảng Ngãi từ 230 hộ nuôi được thể hiện ở bảng 3.12.

Bảng 3.12: Thời vụ thả nuôi tôm chân trắng thương phẩm tại Quảng Ngãi năm 2012

Vụ nuôi Thời gian thả nuôi Tần số Tần suất (%)

Tháng 2 - 3 132 57,4 Tháng 4 - 5 98 42,6 Vụ I (n=230) Không thả 0 0,0 Tháng 6 – 7 113 49,1 Tháng 7 – 8 19 8,3 Vụ II (n=230) Không thả 98 42,6 Tháng 9 - 01 năm sau 29 12,9 Vụ III (vụ đông) (n=230) Không thả 201 87,1

Bảng 3.12 thể hiện rằng, trong năm 2012, 100% các hộ được điều tra (n=230) đều tổ chức nuôi tôm vụ I, trong đó có 57,4% hộ đã thả giống trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 3 và 42,6% đã thả giống từ tháng 4 đến tháng 5. Sang vụ II, chỉ có 57,4% số hộ điều tra nuôi ở vụ này, trong đó 49,1% thả giống vào tháng 6 - 7 và 8,3 % thả nuôi vào tháng 7 -8. Tuy nhiên, có nhiều hộ nuôi tại Quảng Ngãi đã không thả nuôi vụ II, chiếm 42,6% (n=230). Có một số ít hộ nuôi đã thả tôm trong vụ đông (vụ nuôi thứ III/năm), chiếm 12,9% , thời gian thả giống từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau. Tuy nhiên, đa phần các hộ nuôi ở địa phương (87,1% ) đã không thả tôm trong vụ đông.

Thả tôm vào vụ nuôi thứ III /năm (từ tháng 9- 01 năm sau) rất dễ gặp rủi do, vì trong giai đoạn này, Quảng Ngãi thường chịu ảnh hưởng của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt do mưa lớn gây thất thu, hoặc các đợt gió mùa đông bắc gây ra sự biến động nhiệt độ đột ngột, dễ gây sốc cho tôm, kích thích một số bệnh nguy hiểm như hội chứng đốm trắng (WSS) bùng phát và gây tác hại nghiêm trọng [34].

b. Thời gian nuôi của một vụ

Thời gian của một vụ nuôi ngắn hay dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mật độ thả, chất lượng con giống, chất lượng thức ăn, điều kiện ao nuôi, trình độ chăm sóc quản lý kỹ thuật của người nuôi, cỡ tôm thu hoạch và thị trường tiêu thụ. Tại Quảng Ngãi, thời gian của 1 vụ nuôi được thể hiện ở bảng 3.13.

Bảng 3.13: Thời gian của một vụ nuôi thương phẩm tôm chân chân trắng ở QN Hình thức nuôi tôm (n=230) Chỉ tiêu QCCT BTC TC TB chung Trung bình 77±1,8 84,2±1 90±1,1 86±1,3

Thời gian nuôi của một vụ

(ngày/vụ) Dao động 67 - 85 70 - 100 78 - 110 67 – 110

Số liệu ở bảng 3.13 đã thể hiện, thời gian của một vụ nuôi trung bình của cả 3 hình thức nuôi là 86±1,3 ngày/vụ. Trong đó, hình thức nuôi quảng canh cải tiến (QCCT) có thời gian nuôi trung bình ngắn nhất 77±1,8 ngày/vụ, dao động từ 67 – 85 ngày. Thời gian nuôi trung bình của hình thức bán thâm canh (BTC) là 84,2±1,8 ngày/vụ, dao động từ 70 – 100 ngày/vụ. Hình thức nuôi thâm canh (TC) trung bình là 90±1,1 ngày/vụ, dao động 78 – 110 ngày/vụ. Đối với hình thức nuôi quảng canh cải tiến thời gian nuôi ngắn, do nuôi mật độ thưa tôm sinh trưởng và phát triển nhanh, còn hình thức nuôi thâm canh, mật độ nuôi dày, vì vậy thời gian nuôi kéo dài hơn. Như vậy, so với tôm sú (P. monodon), thời gian của một vụ nuôi tôm chân trắng ngắn hơn, do tôm chân trắng sinh trưởng nhanh hơn mặc dù nuôi với mật độ rất cao (100-200 con/m2).

Một phần của tài liệu hiện trạng kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh trên tôm chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại tỉnh quảng ngãi (Trang 60)