Kỹ thuật thả giống

Một phần của tài liệu hiện trạng kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh trên tôm chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại tỉnh quảng ngãi (Trang 58)

Con giống là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và hiệu quả của một vụ nuôi, lựa chọn được tôm giống tốt thì giảm được nguy cơ mắc các loại bệnh trong quá trình nuôi [15].

a. Nguồn giống

Đến năm 2012, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chỉ còn 6 cơ sở sản xuất kinh doanh giống tôm chân trắng, trong đó có 02 cơ sở sản xuất, 4 cơ sở kinh doanh. Hàng năm cung ứng khoảng 10 – 15% nhu cầu con giống trong tỉnh, số giống còn lại phải nhập từ ngoài tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Các đơn vị có thị phần cung ứng nhiều ở Quảng Ngãi như Công ty CP, Việt Úc, Nam Miền trung.

b. Kiểm dịch và chất lượng con giống

- Số liệu bảng 3.10 thể hiện, có 24/230 hộ (chiếm 10,4%) số hộ nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi thực hiện kiểm dịch con giống trước khi thả nuôi, trong đó hình thức nuôi TC chiếm tỷ lệ cao nhất 15/68 hộ (21,1%), hình thức nuôi BTC chiếm tỷ lệ 5,9%, hình thức nuôi quảng canh cải tiến chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,9%. Kiểm dịch con giống trước khi thả nuôi là một biện pháp phòng bệnh quan trọng quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Tuy nhiên, ở Quảng Ngãi số hộ thực hiện kiểm dịch con giống trước khi thả nuôi còn thấp, vì vậy các ngành chức năng của tỉnh cần tuyên truyền và vận động người dân thực hiện tốt công tác này để giảm thiểu dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi.

- Do không chủ động được nguồn giống, nhiều hộ nuôi tôm chân trắng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn con giống tốt. Qua điều tra 230 hộ nuôi, có 95 hộ (chiếm 41.3%) cho rằng đã chọn được con giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất

lượng tốt, có 90 hộ (chiếm 39,1%) cho rằng con giống mà họ mua được có chất lượng ở mức trung bình và 45 hộ còn lại (chiếm 19,6%) cho rằng con giống họ thả nuôi không có nguồn gốc rõ ràng, được bán trôi nổi trên thị trường, nên chất lượng kém (bảng 3.10).

Bảng 3.10: Kiểm dịch và người nuôi tự đánh giá chất lượng giống tôm chân trắng Hình thức nuôi Chỉ tiêu QCCT (n=61) BTC (n=101) TC (n=68) Đánh giá chung (n=230) Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Tốt 17 27,9 41 40,6 37 54,4 95 41,3 T.bình 24 39,3 35 34,6 31 45,6 90 39,1 Chất lượng giống Xấu 20 32,8 25 24,8 - - 45 19,6 Có 3 4,9 6 5,9 15 22,1 24 10,4 Kiểm dịch Không 58 95,1 95 94,1 53 77,9 206 89,6 c. Mật độ thả nuôi

Tùy theo hình thức nuôi, mức độ đầu tư và kinh nghiệm mà người nuôi lựa chọn cho mình mật độ thả nuôi phù hợp. Mật độ thả nuôi tôm chân trắng ở Quảng ngãi khác nhau rất rõ ràng ở các hình thức nuôi khác nhau, được thể hiện ở bảng 3.11.

Bảng 3.11: Mật độ thả nuôi tôm chân trắng thương phẩm tại Quảng Ngãi Kết quả điều tra Hình thức nuôi Các nhóm mật độ nuôi (con/m2) Tần số Tần suất (%) 20-30 9 14,8 >30-40 20 32,7 Nuôi QCCT (n=61) >40 32 52,5 50-70 36 35,6 >70-90 33 32,7 Nuôi BTC (n=101) >90 32 31,7 100-120 45 66,2 >120-150 11 16,2 >150-180 7 10,3 >180-200 3 4,4 Nuôi TC (n=68) >200 2 2,9

Bảng 3.11 đã thể hiện, người nuôi tại địa phương đã thả nuôi với mật độ từ 20- 49 con/m2 ở hình thức nuôi QCCT, trong đó có 52,5% số người nuôi theo hình thức này (n=61) đã thả với mật độ >40 con/m2, chỉ có 14,8% (n=61) nuôi ở mật độ thấp 20- 30 con/m2. Ở hình thức nuôi BTC (n=101), mật độ nuôi biến động từ 50 - <100 con/m2, trong đó 35,6% số thả nuôi mật độ từ 50 – 70 con/m2 và có tới 64,4% số người

nuôi theo hình thức này đã thả với mật độ từ từ 70 - 99 con/m2. Ở hình thức nuôi TC (n=68), mật độ nuôi có sự biến động rất lớn, từ 100 - >200 con/m2, trong đó có tới 66,2% người nuôi theo hình thức này đã thả ở mật độ vừa phải 100 - 120 con/m2, cũng có một tỷ lệ nhỏ là 7,3% đã nuôi với mật độ cao trên 180 con/m2. Tuy nhiên, khi thả nuôi với mật độ ≥ 200 con/m2, nhưng độ sâu của ao nuôi thâm canh (TC) của địa phương này chỉ dao động trong khoảng 1,4-1,6 m là chưa thật phù hợp.

d. Cỡ con giống thả nuôi

Cỡ giống tôm chân trắng thả nuôi thương phẩm tại địa phương từ PL8 – PL14 tùy theo mùa vụ nuôi và vùng nuôi. Mùa hè thì thả con giống có số ngày tuổi thấp hơn so với mùa mưa. Vùng nuôi tôm trên đất cát có lót bạt chống thấm thì con giống có số ngày tuổi nhỏ hơn so với nuôi tôm ở vùng triều không có lót bạt chống thấm.

e.Phương pháp thả giống

Ngâm bao chứa tôm giống vào môi trường nước ao nuôi từ 15 – 20 phút để cân bằng nhiệt độ, sau đó mở miệng bao cho từ từ nước ao nuôi vào bao giống để tôm thích nghi các yếu tố môi trường nước ao nuôi, sau đó thả tôm giống từ từ ra ao.

Một phần của tài liệu hiện trạng kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh trên tôm chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại tỉnh quảng ngãi (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)