Thông tin về người nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu hiện trạng kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh trên tôm chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại tỉnh quảng ngãi (Trang 48)

3.2.1. Tuổi và giới tính của người nuôi tôm chân trắng (bảng 3.4)

Bảng 3.4: Độ tuổi và giới tính của người nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi (n=230)

Chỉ tiêu Kết quả điều tra Tỷ lệ %

Tuổi trung bình 38,5 ± 2 Khoảng dao động 18 – 58 Tuổi ≤ 35 45 19,6 Tuổi từ 36 – 50 151 65,6 Tuổi > 50 34 14,8 Nam 219 95,5 Nữ 11 4,5

Số liệu ở bảng 3.4 đã thể hiện, tuổi trung bình của người nuôi tôm ở Quảng Ngãi là 38,5±2 tuổi, dao động từ 18 – 58 tuổi. Trong đó nhóm người ≤35 tuổi chiếm 19,6%, từ 36 – 50 tuổi chiếm 65,6%, trên 50 tuổi chiếm 14,8%. Kết quả này đã thể hiện người nuôi tôm ở Quảng Ngãi chủ yếu ở tuổi trung niên, đây là những người đã có kinh nghiệm nuôi tôm và có vốn đầu tư sản xuất. Còn lực lượng thanh niên chiếm tỷ lệ không cao vì đây là nghề đòi hỏi phải có vốn đầu tư cao, do đó thanh niên chưa chọn nghề này để phát triển cho mình. Số người trên 50 tuổi tham gia nuôi tôm chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,8%).

Kết quả điều tra 230 hộ nuôi đã thể hiện có 219 người nuôi tôm châng trắng ở Quảng Ngãi là nam giới, chiếm tỷ lệ 95,5%; chỉ có 11 người nuôi tôm là nữ giới, chiếm tỷ lệ 4,5%. Theo các nông dân được phỏng vấn, phụ nữ không trực tiếp tham gia vào hoạt động nuôi tôm, vì đây là một nghề đòi hỏi phải có sức khỏe, làm việc tương đối vất vả, có thể phải dìm mình dưới nước trong thời gian dài. Họ cũng nói rằng các khóa tập huấn chủ yếu là nam giới tham gia, phụ nữ chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong NTTS. Chỉ có 2 khâu trong chu kỳ nuôi mà phụ nữ đóng vai trò quan trọng là thu hoạch và bán sản phẩm.

3.2.2. Trình độ học vấn của người nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi

Trình độ học vấn của người nuôi tôm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tư duy, nhận thức cũng như việc tiếp thu kỹ thuật và đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất.

Bảng 3.5: Trình độ học vấn người nuôi tôm chân trắng ở các huyện thuộc tỉnh QN Trình độ học vấn

Cấp I Cấp II Cấp III

Các huyện nuôi tôm ở Quảng Ngãi

Tần số % Tần số % Tần số % Bình Sơn (n=47) 6 12,8 27 57,4 14 29,8 Sơn Tịnh (n=92) 4 4,4 73 79,3 15 16,3 Tư Nghĩa (n=37) 7 18,9 20 54,1 10 27,0 Mộ Đức (n=19) 5 26,3 9 47,4 5 26,3 Đức Phổ (n=35) 10 28,6 10 28,6 15 42,8 Toàn tỉnh (n=230) 32 13,9 139 60,4 59 25,7

Số liệu ở bảng 3.5 đã thể hiện rằng, trong tổng số 230 người nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ngãi, có tới 60,4% người có trình độ học vấn cấp II, chỉ có 13,9% có trình độ cấp I, trong khi đó có tới 25,7 % người có trình độ cấp III. Những người có trình độ cấp I tập trung cao ở các huyện Tư Nghĩa (18,9%), huyện Mộ Đức (26,3%) và huyện Đức Phổ (28,6%). Trong khi đó nhóm người nuôi có trình độ cấp III lại phân bố khá đồng đều ở các huyện, nhưng cao nhất vẫn là huyện Đức Phổ (42,8%) và thấp nhất ở huyện Sơn Tịnh (16,3%).

Như vậy, có tới >85% người nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ngãi có trình độ học vấn cấp II và III, điều này thuận lợi cho việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển nuôi tôm ở địa phương.

95.5 4.5

Nam Nữ

Hình 3.2: Tỷ lệ giới tính của những người trực tiếp nuôi tôm ở tỉnh Quảng Ngãi

13.9 60.4 25.7 Cấp I Cấp II Cấp III

3.2.3. Trình độ chuyên môn về nuôi thủy sản của người nuôi tôm chân trắng

Kết quả điều tra đã chỉ ra rằng, chỉ có 4/230 (chiếm 1,74%) người nuôi tôm chân trắng ở Quảng ngãi có trình độ đại học về NTTS, có 5/230 (chiếm 2,17%) người trình độ trung cấp; 10/230 (chiếm 4,35%) người có trình độ sơ cấp và đã có 181/230 (chiếm 78,69%) người nuôi tôm đã được tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm và phòng chống dịch bệnh. Thực trạng hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi số người có trình độ chuyên môn tham gia trực tiếp nuôi trồng thủy sản rất ít, mà chủ yếu người có chuyên môn làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp hoặc làm chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi.

3.2.4. Thâm niên của người trực tiếp nuôi tôm chân trắng

Qua điều tra 230 hộ nuôi cho thấy, có 39/230 hộ có kinh nghiệm nuôi nhỏ hơn 3 năm, chiếm tỷ lệ 16,9%; có 131/230 hộ nuôi có kinh nghiệm nuôi từ 3 – 7 năm, chiếm tỷ lệ 56,9%; có 60/230 hộ nuôi có kinh nghiệm nuôi từ 8 đến 12, chiếm tỷ lệ 26,2%; trên 12 năm chưa có.

Hình 3.4 đã thể hiện rằng, chỉ có 16,9% (n=230) người có thâm niên nuôi tôm ít hơn 3 năm; 83,1% số người còn lại đều có kinh nghiệm nuôi tôm ≥ 3 năm, trong đó có tới 26,2% số người nuôi tôm chân trắng của địa phương đã nuôi tôm lâu năm (từ 8-12 năm). Kết quả điều tra này đã chứng tỏ rằng, nhiều người đã từng nuôi tôm sú trước khi chuyển sang nuôi tôm chân trắng như hiện nay. Dù 2 đối tượng tôm sú và tôm chân trắng có quy trình kỹ thuật nuôi về cơ bản là giống nhau, tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt. Do vậy, dùng kinh nghiệm nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng là

16.9 56.9 26.2 Nhỏ hơn 3 năm Từ 3-7 năm Từ 8 - 12 năm

một lợi thế, tuy nhiên cần tiếp cận thêm các kỹ thuật mới cho phù hợp để nuôi đối tượng này.

3. 3. Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm chân trắng thương phẩm ở Quảng Ngãi 3.3.1. Các hình thức nuôi tôm chân trắng tại địa phương điều tra 3.3.1. Các hình thức nuôi tôm chân trắng tại địa phương điều tra

Như đã giới thiệu ở mục 3.1, ở Quảng Ngãi tồn tại cả 3 hình thức nuôi: QCCT, BTC và TC. Người dân lựa chọn hình thức nuôi nào phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng nước, cơ sở hạ tầng, khả năng đầu tư, trình độ kỹ thuật và quản lý của người nuôi.

Bảng 3.6: Phân bố các hình thức nuôi theo huyện điều tra Hình thức nuôi (n=230) QCCT BTC TC Huyện Tần số % Tần số % Tần số % Bình Sơn (n=47) 16 34,0 25 53,2 6 12,8 Sơn Tịnh (n=92) 32 34,8 52 56,5 8 8,7 Tư Nghĩa (n=37) 12 32,4 18 48,7 7 18,9 Mộ Đức (n=19) 0 0,0 3 15,8 16 84,2 Đức Phổ (n=35) 1 2,8 3 6,6 31 88,6 Toàn tỉnh (n=230) 61 26,5 101 43,9 68 29,6

Số liệu ở bảng 3.6 đã thể hiện rằng, hiện nay nghề nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi có 3 hình thức nuôi, trong đó có 61/230 hộ (26,5%) nuôi quảng canh cải tiến; 101/230 hộ (43,9%) nuôi bán thâm canh và 68/230 hộ (29,6%) nuôi thâm canh. Hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) phân bố chủ yếu ở 3 huyện: Bình Sơn có 16/47 hộ (34,0%), Sơn Tịnh có 32/92 hộ (34,8%) và huyện Tư Nghĩa có 12/37 hộ (32,4%), tuy nhiên hình thức nuôi này rất ít gặp ở 2 huyện còn lại là Đức phổ và Mộ Đức.

Ngược lại, hình thức nuôi thâm canh lại gặp rất phổ biến ở 2 huyện Mộ Đức và Đức phổ với tần suất gặp tương ứng là 84,2% và 88,6%. Tuy nhiên nuôi thâm canh (TC) đã gặp với tần suất thấp hơn nhiều ở 3 huyện còn lại, là 18,9%, 12,8% và 8,7% tương ứng cho các huyện Tư Nghĩa, Bình Sơn và Sơn Tịnh.

Mặc dù, Sở Nông nghiệp &PTNT Quảng Ngãi đã khuyến cáo đối với nuôi tôm chân trắng nên nuôi theo hình thức bán thâm canh và thâm canh. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hộ nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến do điều kiện

hạ tầng vùng nuôi và ao nuôi không đảm bảo, khả năng về tài chính của nông hộ còn eo hẹp, tình hình dịch bệnh thường xuyên xuất hiện gây thiệt hại về kinh tế, do đó người nuôi đã chọn mật độ thấp để dễ chăm sóc quản lý và hạn chế rủi ro do dịch bệnh gây nên.

3.3.2. Hệ thống công trình ao nuôi tôm chân trắng ở địa phương

a. Diện tích và độ sâu của ao nuôi

Số liệu ở bảng 3.7 thể hiện, diện tích ao nuôi tôm chân trắng thay đổi tùy theo hình thức nuôi. Các ao nuôi thâm canh (TC) có diện tích nhỏ nhất: 0,20 ± 0,01 ha (dao động từ 0,20- 0,50 ha) và ao nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến (QCCT) có diện tích ao trung bình lớn nhất: 0,3 ± 0,05 (dao động từ 0,3- 0,8 ha).

Độ sâu trung bình của các ao nuôi tôm chân trắng ở địa phương này cũng khác nhau tùy vào hình thức nuôi, độ sâu đạt cao nhất ở các ao nuôi theo mô hình TC 1,5 ± 0,1 m (dao động từ 1,4 – 1,6 m). Trong khi đó, các ao nuôi theo mô hình QCCT có độ sâu trung bình thấp nhất là 0,88 ± 0,04 m, (dao động từ 0,7 – 1 m).

Bảng 3.7: Diện tích và độ sâu của ao nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi Hình thức nuôi Tiêu chí QCCT (n=61) BTC (n=101) TC (n=68) Diện tích (ha) Trung bình 0,3 ± 0,05 0,25 ± 0,02 0,20 ± 0,01

Dao động 0,3 – 0,8 0,25 – 0,50 0,20- 0,50 Độ sâu (m) Trung bình 0,88 ± 0,04 1,38 ± 0,01 1,5 ± 0,1

Dao động 0,7 - 1 1,2-1,4 1,4 – 1,6

Theo Phạm Xuân Thủy (2004), với diện tích nuôi nhỏ hơn 1 ha người nuôi rất khó kiểm soát sự biến động của các yếu tố môi trường. Ngược lại với những ao nuôi có diện tích từ 1 ha trở lên thì các yếu tố môi trường ít biến động, nhưng thường khó khăn trong công tác chăm sóc quản lý và vận hành ao nuôi. Tuy nhiên, theo một số tài liệu, ao nuôi tôm chân trắng TC ở Châu Á và Châu Mỹ La Tinh có diện tích từ 0,1 – 1,0 ha. Như vậy diện tích ao nuôi tôm chân trắng theo từng hình thức nuôi tại Quảng Ngãi cũng không phải là nhỏ [15,21].

b. Hệ thống cấp thoát nước và ao chứa

Một ao nuôi có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt sẽ góp phần giảm thiểu sự lây lan và xâm nhập của mầm bệnh và ao chứa nước sạch ở mỗi hộ nuôi có vai trò ổn

định chất lượng môi trường ao nuôi và ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào ao. Do vậy các thông tin về ao chứa và mương cấp thoát nước là cơ sở thực tế để đánh giá khả năng ngăn ngừa bệnh tật của cơ sở sản xuất. Thông tin này ở những trang trại nuôi tôm chân trắng thương phẩm của Quảng Ngãi được thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Hệ thống cấp thoát nước và ao chứa ở trang trại nuôi tôm chân trắng tại QN Hình thức nuôi tôm chân trắng

Chỉ tiêu kỹ thuật QCCT (n=61) BTC (n=101) TC (n=68) Tổng (N=230) n 0 33 68 101 Có hệ thống cấp thoát riêng % 0,0 32,7 100,0 43,9 n 61 68 0 129 Không có hệ thống cấp

thoát nước riêng % 100,0 67,3 0,0 56,1

n 0 2 9 11 Có ao chứa % 0,0 1,9 13,3 4,8 n 61 99 59 219 Không có ao chứa % 100,0 98,1 86,7 95,2

Số liệu ở bảng 3.8 đã thể hiện rằng, 100% (n=61) số hộ nuôi theo quy trình QCCT đều không có ao chứa nước dự trữ và cũng không có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt cho từng ao, ở hình thức nuôi BTC, con số này là 67,3% hộ nuôi không có hệ thống cấp thoát riêng biệt. Ngược lại, 100% (n=68) số hộ nuôi theo mô hình TC thì ao của họ đều được thiết kế hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt và tần suất 32,7% (n=101) đã bắt gặp ở nhóm người nuôi theo mô hình BTC.

Tuy nhiên, chỉ có 11/230 (chiếm 4,78%) hộ nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ngãi có ao chứa nước dự trữ trong hệ thống nuôi tôm của mình, trong đó có 9 hộ nuôi TC (chiếm 13,3% với n=68) và 2 hộ nuôi BTC (chiếm 1,9% với n=101). Như vậy, còn một tỷ lệ rất cao, khoảng trên 95% số hộ nuôi của địa phương hoàn toàn không có ao chứa nước. Việc thay nước trực tiếp từ biển, mà không có ao chứa, có thể làm môi trường thay đổi đột ngột, tạo cơ hội cho tác nhân gây bệnh xâm nhập vào ao nuôi và việc không có ao chứa nước thải có thể làm tăng khả năng lan truyền của mầm bệnh trong vùng nuôi.

Mặc dù, hầu hết các hộ nuôi tôm tại Quảng Ngãi (n=230) được phỏng vấn đều nhận thức được việc tách riêng hệ thống cấp thoát sẽ tốt cho nuôi tôm, nhưng thực tế để làm điều đó rất khó, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chính vẫn là công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch ở địa phương kém, do đó dẫn đến

các khu vực nuôi tôm chỉ sử dụng một hệ thống mương chung cho cấp và thoát nước. Đây là một trong những hạn chế lớn của nghề nuôi tôm chân trắng tại địa phương. Mặt khác, nước nuôi tôm khi thải ra ngoài môi trường đa số chưa qua xử lý, mà xả thẳng trực tiếp ra sông, biển thông qua hệ thống kênh thoát hoặc qua hệ thống ống xả chung. Do đó nguồn nước của hộ này thải ra thì hộ khác lấy vào sẽ tạo điều kiện để bệnh lây lan nhanh, tác động bất lợi cho chính nghề nuôi tôm.

c. Đặc điểm về chất đáy của các ao nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ngãi

Đặc điểm về chất đáy của các ao nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi theo đánh giá cảm quan của người nuôi được thể hiện ở hình 3.4.

Hình 3.5 đã thể hiện, ao nuôi tôm có chất đáy là bùn - cát hoặc cát - bùn đã chiếm một tỷ lệ cao (57%) ở Quảng Ngãi. Có 100% hộ nuôi tôm chân trắng thâm canh trên đất cát đã đầu tư lót bạt chống thấm đáy và xung quanh bờ ao. Việc lót bạt chống thấm có những thuận lợi cơ bản là lượng nước thẩm lậu ít, dễ chăm sóc quản lý, xi phông xả bẩn dễ, thao tác kỹ thuật đơn giản,... tuy nhiên, nuôi theo mô hình này sẽ tốn nhiều nhiên liệu phục vụ cho việc bơm nước vào ao nuôi.

Trong số 230 hộ đã điều tra, có 12% ao nuôi tôm chân trắng có đáy là cát và 17% ao có đáy là bùn. Cả 2 loại đáy này đều không thuận lợi cho nuôi tôm, vì đáy cát thường nghèo dinh dưỡng, thẩm lậu cao nên khả năng giữ nước và quản lý màu nước của ao nuôi rất khó khăn; trong khi đáy ao là bùn thì lại khó khăn cho khâu tẩy dọn và tôm nuôi dễ bị bệnh đen mang do vi khuẩn, hoặc các sinh vật bám, hay mùn bã hữu cơ lắng đọng.

Chất đáy ao nuôi tôm ảnh hưởng lớn đến quá trình cải tạo ao, chăm sóc và chất lượng và tính ổn định về chất lượng của nước ao, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến sự

29 28 12 17 14 Bùn cát Cát bùn Cát bùn Lót bạt

sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Những ao có chất đáy cát sạn, cát thường dễ cải tạo nhưng quá trình ổn định môi trường trong ao nuôi thường khó khăn [15]. Theo Phạm Xuân Thủy (2004), đáy ao là bùn cát, cát bùn là phù hợp cho ao đìa nuôi tôm bởi dễ gây nuôi cấy tảo và duy trì màu nước (do giàu dinh dưỡng hơn các loại đất khác), bờ ao chắc chắn, giữ nước tốt (do độ kết dính cao) [21].

d. Cống và khẩu độ cống

- Số lượng cống: Có 166/230 hộ sử dụng cống cấp thoát nước chung, chiếm tỷ lệ 72,1%, có 64 hộ sử dụng hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, chiếm tỷ lệ 27,9%. - Khẩu độ cống: Đối với các ao nuôi tôm vùng triều ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa các hộ nuôi sử dụng cống bằng bê tông, hình tròn; khẩu động cống từ 0,8 – 1 m. Đối với các ao nuôi tôm trên đất cát, hộ nuôi sử dụng máy bơm thay cho cống cấp; cống xả bằng ống nhựa có đường kính 140 - 168 mm.

3.3.3. Kỹ thuật tẩy dọn ao trước mỗi vụ nuôi

Tẩy dọn ao nuôi là một khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi tôm chân trắng thương phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng của vụ nuôi. Mục đích chính của việc tẩy dọn ao là tạo cho ao có nền đáy “sạch”, giảm thiểu mầm bệnh, địch

Một phần của tài liệu hiện trạng kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh trên tôm chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại tỉnh quảng ngãi (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)