- Chọn số hộ điều tra ngẫu nhiên theo hàm rand trong phần mềm excel. - Dùng phần mềm excel để mã hóa và phân tích các số liệu thu được.
- Một số chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế và mức độ bùng phát của bệnh đã được sử dụng và tính toán trong đề tài này như sau:
+ Sản lượng tôm của hộ nuôi: kg, tấn/hộ/ năm hoặc vụ nuôi.
+ Năng suất (kg, tấn/ha/vụ): Sản lượng thu được của 01 ha/ một vụ nuôi.
+ Hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận = doanh thu – chi phí.
+ Tần số gặp của bệnh X là: Số hộ đã gặp bệnh X trong tổng số hộ đã được điều tra/ trong năm đó.
+ Tần suất gặp của bệnh X (%) = tần số gặp/tổng số hộ đã điều tra x 100.
+ Tỷ lệ chết tích lũy (%) = số tôm chết trong một khoảng thời gian/số tôm đang nuôi dưới ao x 100.
Chương III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Hiện trạng nghề nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi 3.1.1. Diện tích và sản lượng nuôi tôm chân trắng
Bảng 3.1: Diện tích và sản lượng tôm chân trắng tại Quảng Ngãi 2008 – 2012
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Địa phương DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) Bình Sơn 15 138 88 414 112 532 97,5 315 97 457 Sơn Tịnh 43 159 61 272 79,5 265 89 237 75 246 Tư Nghĩa 131 493 165 538 169,5 496 146 520 146 450 Mộ Đức 111 2.250 111 3.277 110,5 2.794 110,5 2.674 74 1.014 Đức Phổ 180 2.100 173 2.250 132 1.800 144 2.200 133 1.014 Toàn tỉnh 480 5.140 598 6.751 603,5 5.887 587 5.946 525 4.637
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, năm 2012)
480 5140 598 6751 603.5 5887 587 5946 525 4637 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 tấn 2008 2009 2010 2011 2012 Năm ha Diện tích Sản lượng
Số liệu ở bảng 3.1 đã thể hiện không có sự biến động lớn về diện tích nuôi thương phẩm tôm chân trắng ở Quảng Ngãi trong khoảng từ năm 2008 đến 2012, tuy nhiên diện tích nuôi cao nhất ở năm 2010 (603,5 ha), nhưng sản lượng thu được lại đạt cao nhất vào năm 2009 (6.751 tấn). Năm 2012, diện tích nuôi 525 ha, nhưng sản lượng thu được (4.637 tấn) lại thấp hơn so với năm 2008, chỉ nuôi trên 480 ha nhưng đã thu Hình 3.1: Diễn biến diện tích (ha) và sản lượng (tấn) nuôi tôm chân trắng thương phẩm tại Quảng Ngãi trong khoảng thời gian từ 2008 – 2012.
được 5.140 tấn. Được biết, nguyên nhân chính của hiện tượng giảm sút sản lượng tôm chân trắng thương phẩm tại Quảng Ngãi vào năm 2012 là vấn đề bệnh, đã có 144,1 ha diện tích tôm chân trắng tại địa phương bị thiệt hại do bệnh, chiếm 27,4% diện tích nuôi trong năm 2012 [18]. Rõ ràng, đến 2012, bệnh đã trở thành một vấn đề quan trọng cần sự quan tâm giải quyết, nếu muốn phát triển ổn định nghề nuôi tôm chân trắng tại tỉnh Quảng Ngãi.
3.1.2. Hình thức nuôi và năng suất nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi
Ở Quảng Ngãi hiện nay đang tồn tại 3 hình thức nuôi tôm chân trắng đó là quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh.
- Hình thức nuôi quảng canh cải tiến chủ yếu tập trung ở vùng triều, mật độ thả nuôi từ 20 – 49 con PL12/m2, năng suất bình quân từ 2-4 tấn/ha/vụ.
- Hình thức bán thâm canh cũng chủ yếu tập trung ở vùng triều, mật độ thả nuôi từ 50 - 99 con PL12/m2, năng suất bình quân từ 4-8 tấn/ha/vụ.
- Hình thức thâm canh chủ yếu tập trung ở vùng nuôi tôm trên đất cát, mật độ thả nuôi từ 100 trở lên con PL12/m2, nuôi 2 vụ trong năm, năng suất bình quân từ 10 – 12 tấn/ha/vụ [17,18].
Bảng 3.2. Phân bố các hình thức nuôi tôm chân trắng tại các huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2012
QCCT (ha) BTC (ha) TC (ha) Tổng (ha)
TT Huyện DT % DT % DT % DT % 1 Bình Sơn 50 9,5 42 8,0 5 1,0 97 18,5 2 Sơn Tịnh 35 6,6 33 6,3 7 1,3 75 14,3 3 Tư Nghĩa 65 12,4 72 13,7 9 1,7 146 27,8 4 Mộ Đức 0 0,0 30 5,7 44 8,5 74 14,1 5 Đức Phổ 10 1,9 52 9,9 71 13,5 133 25,3 Toàn tỉnh 160 30,4 229 43,6 136 26,0 525 100
(Chú thích: % tính theo tổng số diện tích nuôi tôm chân trắng của tỉnh năm 2012)
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, năm 2012)
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy, trong năm 2012 diện tích nuôi tôm chân trắng cả tỉnh 525 ha; trong đó: hình thức nuôi QCCT 160 ha, chiếm 30,4%; hình thức nuôi BTC 229 ha, chiếm tỷ lệ cao nhất 43,6%; hình thức nuôi TC 136 ha, chiếm tỷ lệ thấp hơn 26%. Tuy nhiên nuôi theo hình thức thâm canh ở địa phương lại chủ yếu nuôi trên
cát, với 136 ha nuôi TC có thể đã sử dụng một nguồn nước ngầm đáng kể của địa phương. Do vậy, cần cân nhắc việc phát triển hình thức nuôi tôm trên cát ở địa phương, vì có thể ảnh hưởng tới nguồn nước ngọt dự trữ phục vụ cho sinh hoạt của con người và nếu khai thác quá mức có thể gây nên hiện tượng xâm nhập mặn nguồn nước ngọt ngầm.
3.1.3. Cơ sở hạ tầng nuôi tôm chân trắng
- Diện tích nuôi tôm chân trắng ở vùng triều chủ yếu là do dân tự phát chuyển từ nuôi tôm sú trước đây sang nuôi tôm chân trắng. Điều kiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi và ao nuôi không đảm bảo kỹ thuật; không có hệ thống kênh cấp thoát nước riêng biệt; không có ao xử lý nguồn nước đầu vào và ao xử lý nước thải; dẫn đến ao này thải ra, ao khác lấy vào; nguồn nước đưa vào nuôi và nước thải ra từ nuôi tôm chưa được xử lý đã làm cho dịch bệnh thường xuyên xảy ra và lây lan ra diện rộng [34].
- Một số vùng nuôi tôm như Đồng Đá Bia, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn; Quan Thánh, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa; thôn 4, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức; Gò Giữa, xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ được đầu tư theo chương trình phát triển NTTS có cơ sở hạ tầng đồng bộ từ hệ thống đê bao, đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải,... nên đã hạn chế được dịch bệnh, năng suất và sản lượng cao, tăng hiệu quả kinh tế, tăng tính ổn định và bền vững, được nhân dân ủng hộ [34].
3.1.4. Tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm chân trắng tại Quảng Ngãi
Số liệu ở bảng 3.3 thể hiện: năm 2008, toàn tỉnh có 21 cơ sở sản xuất và kinh doanh giống tôm chân trắng, số giống sản xuất được 149 triệu con, trong đó chỉ có 2 cơ sở sản xuất và 19 cơ sở kinh doanh giống tôm chân trắng. Đến năm 2012, chỉ còn 6 cơ sở sản xuất và kinh doanh gống tôm chân trắng, sản lượng đạt 130 triệu con PL12. Như vậy, so với các năm trước đó (2008, 2009 và 2010) số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và sản lượng tôm chân trắng giống sản xuất tại Quảng Ngãi trong năm 2012 đang giảm.
Theo tổng hợp của tỉnh, hàng năm Quảng Ngãi cần khoảng từ 1,4 – 1,5 tỷ con PL12 tôm chân trắng, nhưng trong tỉnh chỉ sản xuất được từ 130 – 150 triệu con, đáp ứng được khoảng 10 - 15% nhu cầu, còn lại phải nhập từ các tỉnh khác như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Việc không chủ động về con giống
cung cấp trong tỉnh cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng giống do công tác quản lý gặp khó khăn.
Bảng 3.3: Tình hình sản xuất giống tôm chân trắng tại Quảng Ngãi
Thời gian Năm
2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số trại (cái) 21 15 10 8 6
Sản lượng giống (Tr.con) 149 140 135 132 130
- Về quản lý giống
Định kỳ hàng năm các cơ quan chuyên môn thuộc Sở NN&PTNT tiến hành kiểm tra điều kiện kinh doanh, điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh; thực hiện việc kiểm dịch và giám sát cách ly kiểm dịch tôm bố mẹ và tôm giống trước khi đưa vào sản xuất và lưu thông; hướng dẫn cơ sở lập hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng và ghi nhãn hàng hoá theo đúng qui định; đồng thời khuyến cáo người dân chỉ mua giống ở những cơ sở có uy tín; không mua giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường [17,18].
Tuy nhiên, việc cung cấp con giống từ bên ngoài tỉnh bằng nhiều nguồn, nhiều đơn vị sản xuất cung ứng khác nhau, trong khi lực lượng cán bộ quản lý mỏng, nên số lượng giống được kiểm dịch trước khi nhập vào tỉnh và thả xuống ao đạt tỷ lệ thấp (từ 5 – 7%). Ngoài ra, hiện tượng giống ngoài tỉnh vận chuyển về thả nuôi trực tiếp không thông qua lưu giữ tại các trại rất phổ biến, nhưng tỉnh Quảng Ngãi chưa có biện pháp kiểm soát hiệu quả [17,18].
3.1.5. Về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Tổ chức NTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu theo quy mô hộ gia đình. Có ít các mô hình tổ chức theo quy mô trang trại, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Trong những năm gần đây ngành thủy sản đã phối hợp với các ngành và địa phương liên quan đã vận động thành lập các tổ chức như hợp tác xã, Chi Hội NTTS, tổ quản lý vùng nuôi. Các tổ chức này thực hiện chức năng tập hợp cộng đồng người nuôi tôm để phổ biến các chủ trương chính sách, các quy định của Nhà nước về NTTS như lịch thời vụ, các qui định về công tác phòng chống dịch bệnh, chính sách hỗ trợ khi gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, chuyển giao các tiến bộ về khoa học công nghệ trong sản xuất và kinh doanh.
Khâu tiêu thụ sản phẩm: tại Quảng Ngãi hiện nay chưa có mối liên kết chặt chẽ giữa người nuôi tôm chân trắng thương phẩm và người tiêu thụ. Chưa có mô hình thể hiện sự liên kết trong sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào tới các sản phẩm đầu ra cho nuôi tôm. Do đó việc tiêu thụ sản phẩm đều do người dân tự lo liệu, Nhà nước chưa có hỗ trợ giúp đỡ gì về vấn đề này [17,18,34].
3.2. Thông tin về người nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi 3.2.1. Tuổi và giới tính của người nuôi tôm chân trắng (bảng 3.4) 3.2.1. Tuổi và giới tính của người nuôi tôm chân trắng (bảng 3.4)
Bảng 3.4: Độ tuổi và giới tính của người nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi (n=230)
Chỉ tiêu Kết quả điều tra Tỷ lệ %
Tuổi trung bình 38,5 ± 2 Khoảng dao động 18 – 58 Tuổi ≤ 35 45 19,6 Tuổi từ 36 – 50 151 65,6 Tuổi > 50 34 14,8 Nam 219 95,5 Nữ 11 4,5
Số liệu ở bảng 3.4 đã thể hiện, tuổi trung bình của người nuôi tôm ở Quảng Ngãi là 38,5±2 tuổi, dao động từ 18 – 58 tuổi. Trong đó nhóm người ≤35 tuổi chiếm 19,6%, từ 36 – 50 tuổi chiếm 65,6%, trên 50 tuổi chiếm 14,8%. Kết quả này đã thể hiện người nuôi tôm ở Quảng Ngãi chủ yếu ở tuổi trung niên, đây là những người đã có kinh nghiệm nuôi tôm và có vốn đầu tư sản xuất. Còn lực lượng thanh niên chiếm tỷ lệ không cao vì đây là nghề đòi hỏi phải có vốn đầu tư cao, do đó thanh niên chưa chọn nghề này để phát triển cho mình. Số người trên 50 tuổi tham gia nuôi tôm chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,8%).
Kết quả điều tra 230 hộ nuôi đã thể hiện có 219 người nuôi tôm châng trắng ở Quảng Ngãi là nam giới, chiếm tỷ lệ 95,5%; chỉ có 11 người nuôi tôm là nữ giới, chiếm tỷ lệ 4,5%. Theo các nông dân được phỏng vấn, phụ nữ không trực tiếp tham gia vào hoạt động nuôi tôm, vì đây là một nghề đòi hỏi phải có sức khỏe, làm việc tương đối vất vả, có thể phải dìm mình dưới nước trong thời gian dài. Họ cũng nói rằng các khóa tập huấn chủ yếu là nam giới tham gia, phụ nữ chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong NTTS. Chỉ có 2 khâu trong chu kỳ nuôi mà phụ nữ đóng vai trò quan trọng là thu hoạch và bán sản phẩm.
3.2.2. Trình độ học vấn của người nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi
Trình độ học vấn của người nuôi tôm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tư duy, nhận thức cũng như việc tiếp thu kỹ thuật và đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất.
Bảng 3.5: Trình độ học vấn người nuôi tôm chân trắng ở các huyện thuộc tỉnh QN Trình độ học vấn
Cấp I Cấp II Cấp III
Các huyện nuôi tôm ở Quảng Ngãi
Tần số % Tần số % Tần số % Bình Sơn (n=47) 6 12,8 27 57,4 14 29,8 Sơn Tịnh (n=92) 4 4,4 73 79,3 15 16,3 Tư Nghĩa (n=37) 7 18,9 20 54,1 10 27,0 Mộ Đức (n=19) 5 26,3 9 47,4 5 26,3 Đức Phổ (n=35) 10 28,6 10 28,6 15 42,8 Toàn tỉnh (n=230) 32 13,9 139 60,4 59 25,7
Số liệu ở bảng 3.5 đã thể hiện rằng, trong tổng số 230 người nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ngãi, có tới 60,4% người có trình độ học vấn cấp II, chỉ có 13,9% có trình độ cấp I, trong khi đó có tới 25,7 % người có trình độ cấp III. Những người có trình độ cấp I tập trung cao ở các huyện Tư Nghĩa (18,9%), huyện Mộ Đức (26,3%) và huyện Đức Phổ (28,6%). Trong khi đó nhóm người nuôi có trình độ cấp III lại phân bố khá đồng đều ở các huyện, nhưng cao nhất vẫn là huyện Đức Phổ (42,8%) và thấp nhất ở huyện Sơn Tịnh (16,3%).
Như vậy, có tới >85% người nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ngãi có trình độ học vấn cấp II và III, điều này thuận lợi cho việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển nuôi tôm ở địa phương.
95.5 4.5
Nam Nữ
Hình 3.2: Tỷ lệ giới tính của những người trực tiếp nuôi tôm ở tỉnh Quảng Ngãi
13.9 60.4 25.7 Cấp I Cấp II Cấp III
3.2.3. Trình độ chuyên môn về nuôi thủy sản của người nuôi tôm chân trắng
Kết quả điều tra đã chỉ ra rằng, chỉ có 4/230 (chiếm 1,74%) người nuôi tôm chân trắng ở Quảng ngãi có trình độ đại học về NTTS, có 5/230 (chiếm 2,17%) người trình độ trung cấp; 10/230 (chiếm 4,35%) người có trình độ sơ cấp và đã có 181/230 (chiếm 78,69%) người nuôi tôm đã được tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm và phòng chống dịch bệnh. Thực trạng hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi số người có trình độ chuyên môn tham gia trực tiếp nuôi trồng thủy sản rất ít, mà chủ yếu người có chuyên môn làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp hoặc làm chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi.
3.2.4. Thâm niên của người trực tiếp nuôi tôm chân trắng
Qua điều tra 230 hộ nuôi cho thấy, có 39/230 hộ có kinh nghiệm nuôi nhỏ hơn 3 năm, chiếm tỷ lệ 16,9%; có 131/230 hộ nuôi có kinh nghiệm nuôi từ 3 – 7 năm, chiếm tỷ lệ 56,9%; có 60/230 hộ nuôi có kinh nghiệm nuôi từ 8 đến 12, chiếm tỷ lệ 26,2%; trên 12 năm chưa có.
Hình 3.4 đã thể hiện rằng, chỉ có 16,9% (n=230) người có thâm niên nuôi tôm ít hơn 3 năm; 83,1% số người còn lại đều có kinh nghiệm nuôi tôm ≥ 3 năm, trong đó có tới 26,2% số người nuôi tôm chân trắng của địa phương đã nuôi tôm lâu năm (từ 8-12 năm). Kết quả điều tra này đã chứng tỏ rằng, nhiều người đã từng nuôi tôm sú trước khi chuyển sang nuôi tôm chân trắng như hiện nay. Dù 2 đối tượng tôm sú và tôm chân trắng có quy trình kỹ thuật nuôi về cơ bản là giống nhau, tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt. Do vậy, dùng kinh nghiệm nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng là
16.9 56.9 26.2 Nhỏ hơn 3 năm Từ 3-7 năm Từ 8 - 12 năm
một lợi thế, tuy nhiên cần tiếp cận thêm các kỹ thuật mới cho phù hợp để nuôi đối tượng này.
3. 3. Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm chân trắng thương phẩm ở Quảng Ngãi 3.3.1. Các hình thức nuôi tôm chân trắng tại địa phương điều tra