Nghị các biện pháp cải tiến kỹ thuật và quản lý

Một phần của tài liệu hiện trạng kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh trên tôm chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại tỉnh quảng ngãi (Trang 81)

a. Các đề nghị cải tiến về kỹ thuật

- Các ao nuôi thâm canh ở Quảng Ngãi đã nuôi với mật độ khá cao (từ 100 - > 200 con/m2, nhưng độ sâu trung bình của các ao này chỉ là 1,5m (1,4-1,5m). Căn cứ vào đặc điểm sinh học của tôm chân trắng, vào khí hậu của địa phương, chúng tôi cho rằng nên nâng cao độ sâu của các ao nuôi TC lên khoảng 1,7-1,8m để ổn định môi trường và tăng không gian hoạt động của tôm nuôi.

- Hiện ở Quảng Ngãi có một số lượng lớn người nuôi tôm chân trắng không có ao chứa nước (95,2%) và không có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt (56%), đây chính là điều kiện để bệnh tôm nhanh chóng lây lan thành dịch ở địa phương. Do vậy, cải thiện được vấn đề này sẽ có ý nghĩa lớn về phòng chống dịch bệnh tôm ở địa phương.

- Có một số hộ (12,9%) nuôi tôm chân trắng ở địa phương điều tra vẫn còn thả tôm vụ III (từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau), đây là vụ nuôi chứa đựng nhiều rủi ro về lũ lụt và bệnh tật vì chịu ảnh hưởng của mưa, bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc. Do vậy, người nuôi tôm ở đây cần nghiêm ngặt thực hiện đúng quy định về mùa vụ thả nuôi do địa phương đã thông báo để giảm thiểu thiệt hại.

- Tại Quảng Ngãi đã có 73,48% (n=230) nuôi tôm chân trắng theo hình thức BTC và TC với mật độ từ >50 - > 200 con/m2, nhưng chỉ có 40,4% trong số đó đã dùng chế phẩm sinh học (CPSH) trong vụ nuôi. Do vậy, người nuôi nên tìm hiểu và chủ động sử dụng nhóm sản phẩm này trong nuôi tôm BTC và TC để cải thiện chất lượng ao nuôi, cải thiện tốc độ sinh trưởng và tăng cường sức khỏe cho tôm nuôi hạn chế dịch bệnh.

- Có mộ tỷ lệ lớn (89,6%) người nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi thả giống không có nguồn gốc rõ ràng và chưa qua kiểm dịch bằng kỹ thuật PCR. Do đó đề nghị, người nuôi cần thực hiện kiểm tra con giống bằng kỹ thuật PCR để đảm bảo chúng không bị nhiễm các loại tác nhân gây bệnh nguy hiểm như virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV), virus gây bệnh hoại tử cơ (IMNV) và virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô dưới vỏ (IHHNV) mà các tác nhân này có thể đã và đang gây tác hại lớn cho tôm nuôi của địa phương này.

b. Các đề nghị về công tác quản lý

- Hiện nay các vùng nuôi tôm ở Quảng Ngãi chủ yếu là do người dân tự phát không theo quy hoạch, điều kiện hạ tầng vùng nuôi và ao nuôi không đảm đáp ứng quy trình kỹ thuật nuôi. Do đó, đề nghị các nhà quản lý cần tiến hành quy hoạch cải tạo nâng cấp các vùng nuôi tôm hiện có theo hướng có kênh cấp thoát riêng biệt, đồng thời dành một phần diện tích để xây dựng ao chứa xử lý nguồn nước cấp và ao xử lý nước thải.

- Địa phương cần mở rộng thêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tôm chân trắng để chủ động cung cấp con giống đảm bảo số lượng, chất lượng và đúng mùa vụ cho người nuôi. Ngoài ra, cần làm tốt hơn công tác quản lý nguồn giống tôm chân trắng nhập vào địa phương, để đảm bảo người nuôi tôm ở địa phương có được con giống tốt và không mang các mầm bệnh nguy hiểm.

- Cần thực hiện đầu tư và nhanh chóng đưa phòng xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR và RT-PCR) của tỉnh đi vào hoạt động để giúp người dân có thể kiểm dịch con giống trước khi thả nuôi.

- Cần quản lý chặt chẽ hơn về thời vụ nuôi tôm tại địa phương, có biện pháp nghiêm cấm và xử phạt đối với những trường hợp cố tình thả nuôi tôm vụ III (vụ đông) từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.

- Các nhà quản lý ở địa phương nên trợ giúp cộng đồng người nuôi tôm tạo mối gắn kết giữa các nhóm người: người sản xuất, kinh doanh giống - người nuôi tôm thương phẩm - người thu mua sản phẩm sau thu hoạch để người nuôi tôm yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Hiện trạng nghề nuôi tôm chân trắng của Quảng Ngãi

- Nghề tôm chân trắng ở Quảng Ngãi phát triển mạnh từ năm 2008, diện tích nuôi năm 2010 đã lên đến 603,5 ha, sản lượng năm 2009 đạt trên 6.700 tấn. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay do tình hình dịch bệnh nên diện tích nuôi và sản lượng giảm dần. Đến năm 2012, diện tích nuôi chỉ còn 525 ha và sản lượng chỉ đạt 4.637 tấn.

- Quảng Ngãi hiện có 3 hình thức nuôi: hình thức QCCT có 160 ha; hình thức nuôi BTC có 229 ha; hình thức nuôi TC có 136 ha.

- Năm 2012 Quảng Ngãi có 6 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tôm chân trắng, sản lượng con giống 130 triệu con PL12, đáp ứng khoảng 10 – 15% nhu cầu con giống trong tỉnh, còn lại phải nhập từ ngoài tỉnh.

1.2. Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm chân trắng ở 230 hộ nuôi được điều tra

- Trong năm 2012,có 26,5% hộ nuôi theo hình thức QCCT, diện tích dao động từ 0,3 – 0,8ha/ao; có 43,9% hộ nuôi theo hình thức BTC, diện tích dao động từ 0,25 – 0,50 ha/ao và 29,6% hộ nuôi theo hình thức TC diện tích dao động từ 0,2 – 0,5ha/ao.

- Chất đáy của các ao nuôi tôm chân trắng tại quảng Ngãi chủ yếu là bùn cát và cát bùn chiếm tỷ lệ cao 57% và có 14% đáy ao có lót bạt chống thấm. Có tới 56% hộ nuôi sử dụng hệ thống cấp thoát nước chung và có đến 95,2% số hộ nuôi không có ao chứa.

- Công tác tẩy dọn ao nuôi đã được người nuôi ở địa phương chú trọng. Các thao tác kỹ thuật như cày xới và phơi nắng đáy ao, vét chất thải, rửa nền đáy, khử trùng ao nuôi,… đã được thực hiện nghiêm ngặt. Tuy nhiên, một số ao ở vùng hạ triều không có điều kiện để tẩy dọn đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Giống và mật độ thả giống: Có từ 10 – 15% con giống được cung cấp tại địa phương, còn đa phần phải nhập từ ngoài tỉnh, nên công tác quản lý chất lượng giống của địa phương gặp nhiều khó khăn. Chỉ có 10,4% số hộ nuôi ở địa phương thực hiện kiểm dịch con giống trước khi thả nuôi. Kích cỡ thả giống từ PL8 – PL14. Mật độ thả khác nhau tùy theo hình thức nuôi: Hình thức nuôi QCCT mật độ từ 20 – 49 con/m2, nuôi BTC mật độ từ 50 - 99 con/m2, nuôi TC mật độ từ 100 đến >200 con/m2.

- Mùa vụ nuôi: Tại Quảng Ngãi, tôm chân trắng được nuôi 2 vụ/năm; vụ I tập trung từ tháng 2 – tháng 3; vụ II tập trung từ tháng 6 đến tháng 7. Cá biệt có một số hộ vẫn còn thả tôm vụ đông.

- Thức ăn: 100% người nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ngãi đã sử dụng thức ăn công nghiệp. Trong đó, thức ăn của Công ty Unipresident và Công ty CP là chiếm thị phần cao nhất.

- Tỷ lệ sống và năng suất của tôm cuối vụ nuôi thay đổi theo hình thức nuôi: nuôi QCCT, tỷ lệ sống từ 40 - 60% và đạt năng suất từ 2-3 tấn/ha/vụ; nuôi BTC từ 70 - 80% và đạt năng suất từ >7 – 9 tấn/ha/vụ; nuôi TC từ 80 - 90% và đạt năng suất >/= 10 tấn/ha/vụ.

- Thu hoạch và giá bán: 100% hộ nuôi thu hoạch một lần vào cuối vụ. Cỡ tôm thu hoạch tùy thuộc vào mật độ nuôi, từ 45 - 130 con/kg. Giá bán trung bình 80.000 đồng/kg.

- Hiệu quả kinh tế - xã hội: Lợi nhuận thu được khác nhau tùy theo hình thức nuôi, QCCT lợi nhuận thấp nhất 75 triệu đồng/ha/vụ; nuôi TC lợi nhuận cao nhất 210 triệu đồng/ha/vụ. Hàng năm, nghề nuôi tôm chân trắng đã tạo việc làm cho 4.200 lao động trực tiếp. Ngoài ra, giúp phát triển thêm các ngành sản xuất kinh doanh khác.

1.3. Hiện trạng bệnh tôm chân trắng nuôi tại Quảng Ngãi

- Tôm chân trắng thương phẩm tại Quảng Ngãi thường gặp 9 hội chứng bệnh, bao gồm: hội chứng đốm trắng, bệnh hoại tử cơ, bệnh dị dạng, hội chứng chết sớm, hội chứng gan tụy, bệnh phát sáng, hội chứng đen mang, hội chứng mềm vỏ, hội chứng cong thân. Trong đó, hội chứng đốm trắng, hội chứng gan tụy và hội chứng chết sớm có tần suất gặp cao nhất trong năm 2012.

- Mùa vụ xuất hiện: Các bệnh trên tôm chân trắng ở Quảng Ngãi xuất hiện quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào đầu mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm).

- Tác hại: Trong 9 hội chứng bệnh thường gặp tôm chân trắng nuôi tại Quảng Ngãi, thì hội chứng đốm trắng, hội chứng chết sớm và hội chứng gan tụy là các bệnh có tần suất cao, tỷ lệ gây chết lớn và chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

- Phòng và trị bệnh: Đã có nhiều biện pháp nhằm mục đích phòng và trị bệnh đã được người nuôi tôm chân trắng áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ đạt được ở một số

bệnh như bệnh phát sáng, hội chứng mềm vỏ, hội chứng cong thân và đôi khi bệnh đen mang.

1.4. Một số đề nghị cải tiến về kỹ thuật và quản lý

Dựa trên các kết quả điều tra của đề tài, đã có 10 kiến nghị được đề xuất để cải tiến quy trình kỹ thuật nuôi và công tác quản lý để nghề nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ngãi phát triển và ổn định.

2. Kiến nghị

- Nên có 1 đề tài nghiên cứu chuyên sâu về các loại bệnh đang hiện hữu ở tôm chân trắng nuôi tại Quảng Ngãi.

- Địa phương cần cân nhắc việc phát triển diện tích nuôi tôm chân trắng trên đất cát, vì kỹ thuật nuôi này cần sử dụng một lượng lớn nguồn nước ngầm, có thể gây nên hiện tượng xâm nhập mặn, làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt của con người và ảnh hưởng đến đai rừng phòng hộ ven biển.

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008), Báo cáo tổng kết năm 2008, Hà Nội. 2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008), Quyết định số 456/QĐ-BNN-NNTS ngày 4/2/2008 về việc ban hành một số qui định về sản xuất giống và nuôi tôm chân trắng. 3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), Báo cáo tổng kết năm 2009, Hà Nội. 4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản năm 2010, Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), Thông tư số 36/2009/TT-BNNPTNT ngày 17/6/2009 Quy định về phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản.

6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011), Thông tư số 52/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2011 Quy định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi.

7. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Thông tư số 38/2012/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2012 Ban hành danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch.

8. Bộ Thủy sản (2001), 28TCN 171: Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú.

9. Cục Thú y (2012), Tài liệu đào tạo thú y cơ sở, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

10. Huỳnh Văn Cánh (2010), Hiện trạng kỹ thuật ương nuôi và bệnh trên tôm hùm (Panulirus spp) giống (≤5g/con) tại Phú Yên và Bình Định, Đề tài Thạc sĩ, Đại học Nha Trang.

11. Nguyễn Văn Hảo và cs (2003), “Kết quả bước đầu nghiên cứu thử nghiệm nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng trên vùng ngọt hóa Gò Công Tây – tỉnh Tiền Giang” Tuyển tập nghề cá Sông Cửu Long (số đặc biệt), Nhà xuất bản Nông nghiệp – TP. Hồ Chí Minh – 2003, trang 378 – 390.

12. Đinh Thị Hằng (2010), Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm chân trắng (Penaeus vanamei, Boone, 1931) tại tỉnh Nghệ An, Đề tài Thạc sĩ, Đại học Nha Trang.

13. Đỗ Thị Hòa và cs (2004), “Nghiên cứu bệnh đốm trắng do virus trên tôm sú Penaeus monodon tại Khánh hòa và thử nghiệm các biện pháp phòng bệnh”, Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản, (số đặc biệt), trang 76-81.

15. Nguyễn Trọng Nho và cs (2006), kỹ thuật nuôi giáp xác, nhà xuất bản Nông nghiệp.

16. Trần Văn Quỳnh (2004), những thông tin về đặc điểm sinh học và nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở một số nước và Việt Nam, Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia.

17. Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi (2011), Báo cáo tổng kết năm 2011, triển khai kế hoạch năm 2012.

18. Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi (2012), Báo cáo tổng kết năm 2012, triển khai kế hoạch năm 2013.

19. Bùi Quang Tề (2003), Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị, nhà xuất bản Nông nghiệp.

20. Thông tin khoa học, Số 4.2002, Kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (P. vannamei), 19.2002.

21. Phạm Xuân Thủy (2004), Xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh tại Khánh Hòa, luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp.

22. Đào Văn Trí (2002), Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng và thử nghiệm nuôi thương phẩm tại Khánh Hòa và Phú Yên, trong: Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long (số đặc biệt). Báo cáo khoa học hội thảo Quốc gia. Nghiên cứu khoa học phục vụ nghề NTTS ở các tỉnh phía Nam. Nông nghiệp TP. HCM 2003, Tr 365 – 369.

23. Đào Văn Trí & Thanh Hoa (2003), “Ảnh hưởng của thức ăn lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)”. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984 - 2004). Bộ Thủy sản –TTNC TSIII. NXB Nông nghiệp TPHCM 2003. Tr 365 -369.

24. Đào Văn Trí (2005), Nghiên cứu áp dụng quy trình sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng.

25. Tổng cục Thủy sản (2011), Báo cáo tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2011 và giải pháp thực hiện năm 2012.

26. Tổng cục Thủy sản (2012), Báo cáo tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2012 và giải pháp thực hiện năm 2013.

27. Trung tâm khoa học công nghệ Thủy sản, Kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng 9/2009.

28. Lê Anh Tuấn (2002), “ Du nhập tôm thẻ chân trắng những khía cạnh cần xem xét”. Tạp chí Khoa học Công nghệ, (số 7/2002), trang 30-31.

29. Lê Anh Tuấn (2011), Bài giảng cao học Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu trong nuôi trồng thủy sản.

30. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2010 – 2012), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi năm 2012.

31. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2003), Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 14/4/2003 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010.

32. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2003), Quyết định số 97/2003/QĐ-UB ngày 21/5/2003 về việc ban hành chính sách ưu đãi đầu tư nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

33. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2011), Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 14/7/2011 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 2020.

34. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2011), Báo cáo Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản giai đoạn 2011 – 2020.

35. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2011), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi năm 2011.

II. Tài liệu tiếng Anh

36. Balcázar, J.L., T. Rojas-Luna, D. P. Cunningham (2007), Effect of the addition of four potential probiotic strains on the survival of pacific white shrimp (Litopenaeus vannamei) following immersion challenge. Journal of invertebrate pathology: Volum 96: 2, 2007, 147-150.

37. Bondad-Reantaso, M. G., McGleddery, S.E., L. East and R.P. Subasinghe (2001), Asia diagnostic guyde to aquatic animal diseases. FAO fisheries technical paper 402/2. Section 4: Crustacean diseases. C4. 178-182.

38. Burgents, J. E., K. G. Burnett, L. E. Burnett (2004), Disease resistance of Pacific white shrimp, Litopenaeus vannamei, following the dietary administration of a yeast culture food supplement. Aquaculture 231 ,1 –8.

39. Chiayvareesajja, S., A. Chandumpai, Y. Theappara, D. Faroongsarng (2006), The complete analysis of oxytetracycline pharmacokinetics in farmed Pacific

Một phần của tài liệu hiện trạng kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh trên tôm chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại tỉnh quảng ngãi (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)