Ở Quảng Ngãi hiện nay đang tồn tại 3 hình thức nuôi tôm chân trắng đó là quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh.
- Hình thức nuôi quảng canh cải tiến chủ yếu tập trung ở vùng triều, mật độ thả nuôi từ 20 – 49 con PL12/m2, năng suất bình quân từ 2-4 tấn/ha/vụ.
- Hình thức bán thâm canh cũng chủ yếu tập trung ở vùng triều, mật độ thả nuôi từ 50 - 99 con PL12/m2, năng suất bình quân từ 4-8 tấn/ha/vụ.
- Hình thức thâm canh chủ yếu tập trung ở vùng nuôi tôm trên đất cát, mật độ thả nuôi từ 100 trở lên con PL12/m2, nuôi 2 vụ trong năm, năng suất bình quân từ 10 – 12 tấn/ha/vụ [17,18].
Bảng 3.2. Phân bố các hình thức nuôi tôm chân trắng tại các huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2012
QCCT (ha) BTC (ha) TC (ha) Tổng (ha)
TT Huyện DT % DT % DT % DT % 1 Bình Sơn 50 9,5 42 8,0 5 1,0 97 18,5 2 Sơn Tịnh 35 6,6 33 6,3 7 1,3 75 14,3 3 Tư Nghĩa 65 12,4 72 13,7 9 1,7 146 27,8 4 Mộ Đức 0 0,0 30 5,7 44 8,5 74 14,1 5 Đức Phổ 10 1,9 52 9,9 71 13,5 133 25,3 Toàn tỉnh 160 30,4 229 43,6 136 26,0 525 100
(Chú thích: % tính theo tổng số diện tích nuôi tôm chân trắng của tỉnh năm 2012)
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, năm 2012)
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy, trong năm 2012 diện tích nuôi tôm chân trắng cả tỉnh 525 ha; trong đó: hình thức nuôi QCCT 160 ha, chiếm 30,4%; hình thức nuôi BTC 229 ha, chiếm tỷ lệ cao nhất 43,6%; hình thức nuôi TC 136 ha, chiếm tỷ lệ thấp hơn 26%. Tuy nhiên nuôi theo hình thức thâm canh ở địa phương lại chủ yếu nuôi trên
cát, với 136 ha nuôi TC có thể đã sử dụng một nguồn nước ngầm đáng kể của địa phương. Do vậy, cần cân nhắc việc phát triển hình thức nuôi tôm trên cát ở địa phương, vì có thể ảnh hưởng tới nguồn nước ngọt dự trữ phục vụ cho sinh hoạt của con người và nếu khai thác quá mức có thể gây nên hiện tượng xâm nhập mặn nguồn nước ngọt ngầm.