5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi thường xuyên phù
hợp với thực tế tại địa phương
Định mức chi cho sự nghiệp giáo dục THPT là căn cứ để lập kế hoạch chi, thực hiện cấp phát và cũng là căn cứ để kiểm tra việc cấp phát, quyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
toán chi. Xây dựng định mức chi chắnh xác, phù hợp với các đối tượng thụ hưởng ngân sách sẽ làm cho quá trình cấp phát chắnh xác, hiệu quả, đồng thời cũng đảm bảo được sự công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng.
Hiện nay, phương thức phân bổ ngân sách đối với giáo dục THPT theo biên chế cán bộ, giáo viên đã hướng tới việc đảm bảo cấp đủ kinh phắ cho các trường hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên định mức chi này lại bị nhược điểm lớn là làm tăng khoảng cách chênh lệch giữa các vùng. Bởi vì đối với vùng giáo dục chậm phát triển, số lượng cán bộ, giáo viên ắt thì kinh phắ đầu tư cho vùng đó sẽ càng ắt, do đó giáo dục vùng này lại càng kém phát triển so với các vùng có điều kiện, số lượng cán bộ, giáo viên đông.
Để việc phân bổ NSNN đối với giáo dục THPT vừa đảm bảo nhu cầu tối thiểu cần thiết phải chi cho mỗi trường, vừa khắc phục tình trạng mất công bằng giữa các vùng, Tuyên Quang cần phải xây dựng tiêu chuẩn định mức chi tiêu trên cơ sở kết hợp những chỉ tiêu: Số lượng học sinh, biên chế cán bộ, giáo viên và số lớp. Cụ thể:
Về chi lương: Căn cứ quy mô học sinh và mục tiêu về tỷ lệ học sinh/giáo viên để xây dựng mức kiểm soát và khoán số biên chế tương ứng với quy mô học sinh. Xây dựng quỹ lương trung bình tương ứng với số biên chế khoán và hệ số lương bình quân trong trường, cùng với việc áp dụng một hệ số điều chỉnh căn cứ theo khả năng của ngân sách cũng như vị trắ giảng dạy của giáo viên. Chi lương hợp lý sẽ khuyến khắch được giáo viên gắn bó với nghề và có ý thức nâng cao trình độ.
Đối với các khoản chi không có tắnh chất tiền lương: Bên cạnh việc áp dụng định mức theo số biên chế được giao như hiện nay, cần kết hợp với định mức phân bổ theo số học sinh và số lớp. Khi đó sẽ tạo ra sự công bằng giữa các vùng, bởi những vùng có điều kiện khó khăn, số học sinh và giáo viên ắt cũng nhận được số kinh phắ tăng lên khi thực hiện định mức chi theo số lớp học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đối với các khoản chi cho học sinh, chi khuyến học: Tại một số huyện nghèo như Lâm Bình, Na HangẦ các em học sinh thiếu rất nhiều điều kiện cơ bản để học tập, vì thế bên cạnh chắnh sách miễn học phắ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các khu vực này còn cần trang bị cho các em những phương tiện để tham gia học tập. Bên cạnh đó, cần phân bổ vốn hợp lý cho các chương trình cấp học bổng khuyến khắch các em học sinh giỏi, cổ vũ tinh thần học tập của các em.