5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Quy mô, mạng lưới phát triển hệ thống giáo dục trung học
Trong những năm qua, mặc dù còn khó khăn về nhiều mặt, song nhờ sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn của toàn Đảng bộ, quân và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là với sự giúp đỡ của Đảng, nhà nước và các bộ ngành Trung ương, sự nghiệp giáo dục THPT ở Tuyên Quang đã hoàn thành được nhiều chương trình, mục tiêu sát với thực tiễn, góp phần phát triển mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng của giáo dục THPT của tỉnh. Kết quả là các loại hình đào tạo được đổi mới, đa dạng hoá, phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của mọi người dân.
Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục THPT nói riêng trên địa bàn tỉnh chịu nhiều tác động của điều kiện kinh tế - xã hội. Số lượng các em học sinh có điều kiện theo học đến bậc THPT không cao. Hiện nay trên toàn địa bàn có 28 trường THPT. Trong giai đoạn 2008-2012, số trường THPT trên địa bàn tỉnh không có sự biến động, điều này tạo sự ổn định trong quản lý giáo dục khối THPT, và không có khoản chi cho hoạt động thành lập mới các trường THPT. Quy mô giáo viên và học sinh có xu hướng giảm, số học sinh theo học bậc THPT năm học 2011-2012 giảm 10,6% so với năm học 2008-2009, tương ứng với nó số giáo viên cũng giảm 10,7%. Tuy nhiên, điều này không phản ánh sự giảm sút của số lượng học sinh theo học bậc THPT, bởi tỷ lệ huy động học sinh THPT trong độ tuổi đến trường vẫn đạt sấp sỉ 83,4%. Học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số học sinh THPT, lần lượt theo các năm học là 54,2%; 50,8%; 51,6%; 52,6% nhưng trên địa bàn tỉnh mới chỉ có một trường THPT Dân tộc nội trú.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Nội dung Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 1. Tổng số trường THPT 28 28 28 28
Trong đó: Số trường dân tộc nội trú 1 1 1 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3. Tổng số giáo viên THPT 1.642 1.584 1.505 1.466
4. Số học sinh THPT 27.362 26.526 25.861 24.448
Trong đó: Số HS dân tộc thiểu số 14.834 13.478 13.357 12.862
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang)
Nhìn chung, so với khối tiểu học và trung học cơ sở, giáo dục THPT có nhiều thuận lợi hơn. Thứ nhất, địa điểm của trường thường đặt tại trung tâm huyện, thành phố hoặc khu đông dân cư, thuận tiện cho việc đi lại. Thứ hai, các trường THPT được tạo điều kiện hơn trong việc đầu tư cơ sở vật chất. Tất cả các trường THPT trên địa bàn tỉnh đều là các trường công lập, hưởng kinh phắ từ NSNN.
Số lượng phòng học tại các trường THPT đã bước đầu giải quyết được tình trạng học 3 ca. Một số trường điểm như THPT Chuyên, THPT Dân tộc nội trú đã bố trắ được học mộ ại đa số các trường học sinh đi học hai ca. Tuy nhiên, hầu hết các trường đều thiếu phòng thư viện, phòng thắ nghiệm... khiến các thầy cô giáo gặp khó khăn trong việc nghiên cứu nâng cao chất lượng bài giảng.
Một vấn đề khác trong hệ thống cơ sở vật chất của các trường THPT là nhà công vụ giáo viên. Do đặc thù một tỉnh miền núi, rất nhiều thầy cô giáo và cán bộ nhà trường công tác xa nhà, sử dụng nhà công vụ giáo viên. Nhưng công trình này nhanh chóng xuống cấp sau khi xây dựng, tình trạng dột nát còn khá phổ biến. Với điều kiện sống như vậy sẽ ảnh hưởng xấu tới công tác giảng dạy của giáo viên cũng như thu hút giáo viên ở miền xuôi lên vùng cao.