5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý chi thường
ngân sách nhà nước cho giáo dục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục PTTH của tỉnh Quảng Ninh đuợc thể hiện trên một số vấn đề và rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
- Hệ thống định mức phân bổ được xây dựng với các tiêu chắ phân bổ cụ thể, rõ ràng, đơn giản và đảm bảo tắnh công bằng, hợp lý giữa các địa
phương, đơn vị , ưu tiên đối với các đơn vị có
số biên chế ắt; tăng tắnh công khai, minh bạch của chi ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng Ộxin - choỢ trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với giáo dục trung học phổ thông.
- Phần lớn các lĩnh vực quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với giáo dục trung học phổ thông đã có định mức phân bổ nên việc bố trắ ngân sách tương đối công bằng, hợp lý. Hơn nữa, định mức chi đã xây dựng theo những tiêu chắ cụ thể (số học sinh, số biên chếẦ) nên việc bố trắ dự toán đối với giáo dục trung học phổ thông dễ dàng hơn, đảm bảo được nguồn lực tài chắnh cần thiết cho phép để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Định mức phân bổ ngân sách cho khối huyện đã có sự phân biệ : thành phố trực thuộc tỉnh, đồng bằng trung du, núi thấ
núi cao hải đảo. Nhờ cơ chế phân bổ có sự phân biệt đó nhữ
nhiề ồng bào dân tộc được quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển hơn, đồng thời cũng khuyế ế trọng điểm tăng thu để tăng chi.
- Định mức phân bổ thường xuyên được tỉnh xem xét điều chỉnh khi Nhà nước ban hành các chế độ chắnh sách bổ sung (như: tăng tiền lương, chi phụ cấp đặ ). Trong 3 năm 2010, 2011 và đặc biệt năm 2012 do tốc độ trượt giá quá lớn, nên với kinh phắ được phân bổ theo định mức đã có các đơn vị sử dụng ngân sách phải rất tiết kiệm chi tiêu mới có thể đủ kinh phắ phục vụ các hoạt động chuyên môn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Trên cơ sở định mức chi thường xuyên của tỉnh ban hành, giáo dục phổ thông trung học đã tiến hành phân khai dự toán thành 2 nhóm mục: Kinh phắ tự chủ, kinh phắ không tự chủ và thực hiện công khai cho toàn thể cán bộ, giáo viên được biết để giám sát các hoạt động chi tiết của đơn vị.
Nhìn chung, định mức phân bổ ngân sách giai đoạn 2009-2012 về cơ bản đã từng bước quán triệt được nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạ ợp với khả năng cân đối địa phương, đồng thời khuyến khắch tắnh năng động, sáng tạo, tạo điều kiện chủ động cho các đơn vị xây dựng và quyết định ngân sách của mình, khuyến khắch giáo dục trung học phổ thông tăng cường công tác quản lý tài chắnh ngân sách, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, sử dụng ngân sách có hiệu quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của các địa phương theo Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ đã đề ra.
Tuy nhiên, quản lý chi NSNN ở tỉnh Quảng Ninh cũng tồn tại một số yếu kém:
- Căn cứ để xây dựng định mức phân bổ ngân sách chưa có cơ sở khoa học vững chắc, chưa thật sự bao quát toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều khi vẫn còn mang tắnh bình quân. Việc sử dụng các công cụ phân tắch, thống kê trong quá trình xây dựng định mức còn rất hạn chế. Định mức phân bổ ngân sách cho khối huyện phần lớn dựa trên tiêu chắ dân số, chưa xem xét đến điều kiện kinh tế - xã hội và các yếu tố đặ ủa từ .
- Một số nội dung chi không có định mức cụ thể mà chỉ quy định một tỷ lệ % nhất định (như chi sự nghiệp kinh tế được tắnh 10% /chi thường xuyên, chi khác ngân sách tắnh tối đa bằng 2%/tổng chi thường xuyên Ầ) là chưa hợp lý. Hiện nay việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách thực chất là cân đối ngân sách chung toàn tỉnh rồi mới phân bổ lại cho cấp huyện.
- Định mức phân bổ chưa sát thực tiễn nên trong quá trình chấp hành dự toán một số đơn vị sử dụng ngân sách còn gặp khó khăn. Thể hiện rõ nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
là định mức chi trong lĩnh vực chi quản lý hành chắnh thấp, nên một số nhu cầu chi chưa được đáp ứng, nhất là đối với các đơn vị có tổng hệ số lương cao. Hạn chế này khiến ngành tài chắnh phải xem xét bổ sung dự toán chi thường xuyên mới đảm bảo kinh phi hoạt động dẫn đến việc thực hiện chi quản lý hành chắnh thực tế thường cao hơn so với dự toán được giao.
- Một số nội dung chi chưa xây dựng được định mức phân bổ như mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định. Việc bố trắ kinh phắ cho các nội dung chi này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và trình độ đàm phán của đơn vị dự toán với cơ quan tài chắnh. Nguyên nhân của hạn chế này thường là do khả năng ngân sách chưa thể cân đối được khi xây dựng định mức.
- Định mức phân bổ chưa phân định rõ những nội dung chi nào đã có trong định mức, những nội dung nào phát sinh không thường xuyên được tắnh ngoài định mức. Ngoài ra, định mức chậm được sửa đổi dẫn đến hàng năm phải bố trắ thêm dự toán ngoài định mức, kể cả bổ sung cho những nội dung chi có tắnh chất thường xuyên.
- Đối với việc xây dựng định mức sử dụng ngân sách: Theo quy định của [Luật NSNN số 01/2002/QH11 (Điều 25)] quy định HĐND cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn: ỘQuyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân
sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định của Chắnh phủỢ. Tuy
nhiên cho đến nay Trung ương vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết cho các địa phương được ban hành những chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi nào. Thực tế hiện nay, HĐND tỉnh Quảng Ninh cũng đã tự quy định một số chế độ, định mức chi tiêu riêng ngoài quy định của Trung ương như: trợ cấp cho giáo viên mầm non ngoài công lập, chế độ đào tạo thu hút nhân tàiẦ
1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Thái Nguyên
Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục PTTH của tỉnh Thái nguyên trong những năm qua có nhiều bước tiến bộ. Thể hiện trên một số nội dung sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Cân đối NSNN cho giáo dục đảm bảo kịp thời, đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Hệ thống chắnh sách chế độ nhà nước được hoàn thiện, các tiêu chuẩn định mức được địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, về cơ bản ngân sách, tài sản nhà nước được sử dụng tiết kiệm và đúng chắnh sách chế độ.
- Công tác cải cách các thủ tục hành chắnh được tăng cường tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị dự toán. Cơ chế xin - cho cơ bản bước đầu được hạn chế. Trong việc cấp phát và giao dự toán ngân sách, ngành tài chắnh đã thực hiện chuyển từ hình thức cấp phát hạn mức sang hình thức phê duyệt dự toán. Các đơn vị chủ động rút kinh phắ tại Kho bạc nhà nước để phục vụ nhiệm vụ chắnh trị. Thay thế việc cơ quan tài chắnh kiểm soát giá trong khâu mua sắm tài sản và đầu tư XDCB bằng việc giao quyền chủ động cho các đơn vị dự toán và các chủ đầu tư lập hội đồng tự quyết định về giá đầu tư, mua sắm hoặc tổ chức đấu thầu, đấu giá theo quy dịnh của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Làm tốt việc giao dự toán đảm bảo nhanh gọn kịp thời, trước ngày 31/12 hàng năm dự toán năm sau đã được giao đến đơn vị cơ sở. nội dung dự toán ngân sách đã phản ánh đầy đủ các yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và được giao ngay từ đầu năm. Tỉnh đã chú trọng cân đối chi cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.
- Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định về tài chắnh ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Qua thanh tra, kiểm tra đã góp phần đảm bảo cho ngân sách, tiền vốn, tài sản của nhà nước được thực hiện đúng chế độ, tỉnh đã sử lý nghiêm một số trường hợp vi phạm.
Ngoài ra, tỉnh còn triển khai sâu rộng, xây dựng thành chương trình hành động về thực hiện luật thực hành tiết kiệm và luật phòng chống tham nhũng trong quản lý chi NSNN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tuy nhiên, quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục ở tỉnh Thái nguyên còn một số tồn tại yếu kém sau:
- Việc lập dự toán chi ở một số trường THPT trong tỉnh chưa kịp thời, có đơn vị hết quý I mới giao dự toán. Vẫn có đơn vị xây dựng dự toán không sát, ngay từ những tháng đầu năm khi vừa giao xong dự toán đã xin bổ sung, điều chỉnh ngân sách.
- Hệ thống chế độ chắnh sách, các tiêu chuẩn định mức về sử dụng tài chắnh ngân sách tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn một số nội dung và lĩnh vực chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn. Việc tổ chức thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hành chắnh sự nghiệp ở một số đơn vị dự toán chưa nghiêm.
Công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn hạn chế, tình trạng thất thoát; tiêu cực trong quản lý và sử dụng ngân sách chưa được khắc phục triệt để.
1.2.1.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách Nhà nước của tỉnh Hưng Yên
Giai đoạn 2010-2013, tỉnh Hưng Yên đã thực hiện phân cấp tối đa nguồn thu, nhiệm vụ chi và mở rộng tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ổn định 5 năm. Nhờ đó đã góp phần khuyến khắch và tạo điều kiện cho các cấp chắnh quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, khai thác nguồn thu, tạo nguồn lực cho đầu tư pháp triển, đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, từng bước đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, nâng cao tắnh chủ động trong quản lý điều hành ngân sách và chịu trách nhiệm của các cấp chắnh quyền.
Trong quản lý chi thường xuyên đối với giáo dục trung học phổ thông UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước, định mức phân bổ theo số học sinh và được bố trắ hợp lý theo thứ tự ưu tiên từng nhóm chi, thứ tự ưu tiên thứ nhất là con người, nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm, sửa chữa và chi khác.
Tỉnh Hưng Yên cũng đã tiến hành khoán biên chế và khoán chi hành chắnh theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Kết quả cho thấy các trường trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
học phổ thông được giao khoán đã chủ động trong khai thác tối đa nguồn thu, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm có hiệu quả ngân sách nhà nước cấp và kinh phắ được chi từ nguồn thu để lại, chi thường xuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán giao. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách, nhất là các quỹ đóng góp xây dựng trường, lớp học. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các ngành tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kịp thời uốn nắn và xử lý nghiêm túc những trường hợp chi sai, vượt chế độ, định mức của chế độ chi tiêu tài chắnh hiện hành của nhà nước. Theo báo cáo của Kiểm toán nhà nước đối với các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đến nay chưa có phát sinh sai phạm lớn trong quá trình sử dụng ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, trong công tác quản lý chi NSNN đối với giáo dục phổ thông trung học của tỉnh Hưng Yên cũng vấp phải những khó khăn, hạn chế:
- NSNN đối với giáo dục phổ thông trung học hàng năm có tăng lên nhưng nhìn chung chưa tương ứng với quy mô phát triển giáo dục. Áp dụng các định mức chi tắnh trên đầu học sinh do Trung ương quy định một số trường sẽ không đủ kinh phắ để chi trả lương cho giáo viên.
- Tỉnh chưa có cơ chế đồng bộ khuyến khich các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư cho lĩnh vực giáo dục THPT.
- Dự toán chi tiết chi theo mục lục NSNN các đơn vị cơ sở lập không đáp ứng về mặt thời gian nên công tác thẩm tra, thông báo giao dự toán chi tiết theo mục lục NSNN của các các cơ quan tài chắnh các cấp còn chậm so với quy định, làm ảnh hưởng tới công tác chấp hành Ngân sách trong các đơn vị trực tiếp chi tiêu.
- Chất lượng báo cáo quyết toán chi NSNN đối với giáo dục THPT do đơn vị lập chưa cao, xuất phát từ trình độ một số cán bộ làm công tác kế toán ở các trường phổ thông trung học còn nhiều hạn chế, nên báo cáo của một số trường còn phải điều chỉnh, sửa chữa, dẫn đến tình trạng một số trường còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chậm chễ về thời gian nộp báo cáo quyết toán.
- Hàng năm chưa thực hiện được việc đánh giá tình hình chi tiêu, hiệu quả chi tiêu của các nhóm mục chi vì vậy chưa tiến hành phân tắch rút kinh nghiệm cho công tác quản lý có hiệu quả hơn.