Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 29)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho

Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục là quá trình phân phối sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để duy trì, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp; là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài chắnh của nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chắnh trị xã hội thuộc khu vực công, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo và các hoạt động sự nghiệp khác.

1.1.3. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông dục trung học phổ thông

1.1.3.1. Khái niệm quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để tác động đến quá trình chi NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện theo đúng chế độ chắnh sách đã được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhà nước quy định, phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ.

1.1.3.2. Chức năng quản lý

Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kắch thắch phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.

Trước hết, Chắnh phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Chắnh phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.

Thông qua chi ngân sách Nhà nước sẽ cung cấp kinh phắ đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phắ trong ngân sách Nhà nước cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tắnh ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chắnh thông qua thuế, ngân sách Nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kắch thắch hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh.

1.1.3.3. Tổ chức thông tin tài chắnh:

Hệ thống thông tin tài chắnh là một tập hợp các bộ phận phụ thuộc lẫn nhau và cùng thực hiện một số mục tiêu nhất định.

Hệ thống thông tin là một hệ thống do con người tạo ra thường bao gồm một tổ hợp các cấu phần máy tắnh (computer-based components) để thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu để cung cấp các thông tin đầu ra cho người sử dụng.

Hệ thống thông tin quản lý (MIS) là một hệ thống thông tin để trợ giúp thực hiện các chức năng hoạt động của một tổ chức và trợ giúp quá trình ra quyết định thông qua việc cung cấp cho các nhà quản lý những những thông tin để lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động của đơn vị.

Hệ thống thông tin kế toán (AIS) là một cấu phần đặc biệt của hệ thống thông tin quản lý nhằm thu thập, xử lý và báo cáo các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ tài chắnh.

1.1.3.4. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

Là một hệ thống các chắnh sách và thủ tục nhằm bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện đúng chế độ, chắnh sách của Nhà nước, bảo đảm hiệu quả của các hoạt động của đơn vị. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cung cấp một cách đầy đủ việc xây dựng và thực hiện các quy chế kiểm soát trong đơn vị, từ đó giúp kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát, xây dựng kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.

1.1.3.5. Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục

Quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục cũng được quản lý theo 3 khâu cơ bản trong quản lý chi NSNN, đó là: quản lý quá trình lập và phân bổ dự toán, quản lý quá trình chấp hành dự toán và quản lý quá trình quyết toán NSNN.

* Quản lý quá trình lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục

Định mức chi là cơ sở quan trọng để lập dự toán chi, cấp phát và quyết toán các khoản chi, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng NSNN. Định mức chi phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Định mức chi phải được xây dựng trên các cơ sở khoa học, chặt chẽ, từ việc phân loại đối tượng đến trình tự, cách thức xây dựng định mức.

- Các định mức chi phải có tắnh thực tiễn cao, tức là các định mức chi phải phù hợp với nhu cầu kinh phắ cho các hoạt động.

- Định mức chi phải đảm bảo thống nhất với từng khoản chi, với từng đối tượng thụ hưởng ngân sách cùng loại.

- Định mức chi phải đảm bảo tắnh pháp lý cao.

Chi NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN cho giáo dục nói riêng đều phải đảm bảo nguyên tắc ỘQuản lý theo dự toánỢ. Khi lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục phải dựa trên các căn cứ sau:

- Chủ trương của Đảng và Nhà nước về duy trì, phát triển sự nghiệp giáo dục trong từng thời kỳ. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng dự toán chi NSNN cho giáo dục cân đối với dự toán chi cho các lĩnh vực khác.

- Các chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp tới kinh phắ cấp từ ngân sách như số lượng trường, lớp, số biên chế, số học sinh...

- Căn cứ nhu cầu kinh phắ, khả năng huy động nguồn vốn ngoài ngân sách cũng như khả năng đáp ứng của NSNN trong kỳ kế hoạch để lập dự toán.

- Các chắnh sách, chế độ, định mức chi sử dụng kinh phắ NSNN hiện hành và những thay đổi dự kiến trong kỳ kế hoạch.

- Căn cứ kết quả phân tắch, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phắ năm trước.

Quy trình lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Căn cứ vào dự toán sơ bộ về thu - chi NSNN kỳ kế hoạch để

xác định mức chi dự kiến phân bổ cho ngành giáo dục. Trên cơ sở đó, cơ quan tài chắnh hướng dẫn các đơn vị, cơ sở giáo dục lập dự toán kinh phắ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bước 2: Các đơn vị, cơ sở giáo dục căn cứ vào chỉ tiêu được giao và

các văn bản hướng dẫn để lập dự toán kinh phắ của đơn vị mình gửi đơn vị dự toán cấp trên hoặc gửi cơ quan tài chắnh, cụ thể:

Đối với kinh phắ giao tự chủ (các khoản chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn...): căn cứ định mức giao trong thời kỳ ổn định ngân sách, biên chế được duyệt, các chắnh sách chế độ hiện hành, cơ quan tài chắnh tắnh toán dự toán giao tự chủ cho đơn vị.

Đối với kinh phắ không giao tự chủ: gồm các khoản chi để thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao (các khoản mua sắm tài sản cố định, kinh phắ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kinh phắ thực hiện các đề tài khoa học....): căn cứ nhiệm vụ được giao, các đơn vị lập dự toán gửi đơn vị dự toán cấp trên hoặc gửi cơ quan tài chắnh thẩm định.

Cơ quan tài chắnh xét duyệt và tổng hợp dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục vào dự toán chi ngân sách trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan có thẩm quyền thông

qua, cơ quan tài chắnh chắnh thức phân bổ dự toán cho các đơn vị, cơ sở giáo dục.

*Quản lý quá trình chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục

Quá trình thực hiện dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục phải chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau:

- Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý trên cơ sở dự toán giao. - Tiến hành cấp phát kinh phắ một cách đầy đủ, kịp thời, tránh thất thoát, lãng phắ vốn NSNN.

- Trong quá trình sử dụng kinh phắ NSNN cấp phải đảm bảo tiết kiệm, tuân thủ chắnh sách, chế độ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các khoản chi.

Quá trắnh điều hành, cấp phát và sử dụng các khoản chi thường xuyên NSNN cho giáo dục cần dựa trên các căn cứ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Dựa vào định mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán. Đây là căn cứ có tắnh chất bao quát đến việc cấp phát và sử dụng các khoản chi, bởi mức chi của từng chỉ tiêu là cụ thể hóa mức chi tổng hợp đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Dựa vào khả năng nguồn kinh phắ NSNN có thể đáp ứng được, tức là ngoài dự toán chi đã được phê duyệt, trong quá trình thực hiện cần căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán thu NSNN để có biện pháp điều chỉnh dự toán chi cho phù hợp.

- Dựa vào định mức, chỉ tiêu, chế độ sử dụng NSNN hiện hành. Đây là căn cứ có tắnh pháp lý bắt buộc trong quá trình cấp phát và sử dụng các khoản chi, là căn cứ để đánh giá tắnh hợp lệ của việc cấp phát và sử dụng các khoản chi.

Trên cơ sở các căn cứ đó, việc quản lý quá trình cấp phát các khoản chi thường xuyên NSNN cho giáo dục phân định rõ bởi chức năng và quyền hạn của các chủ thể quản lý, trong đó thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm chắnh về tắnh đúng đắn của các khoản chi đã giao tự chủ cho đơn vị. KBNN kiểm soát tắnh hợp lệ của chứng từ khi đơn vị thực hiện rút dự toán. Cơ quan tài chắnh có trách nhiệm theo dõi quá trình rút dự toán của đơn vị đối với các khoản chi giao tự chủ và thẩm định, cấp phát các khoản chi không giao tự chủ.

Để quản lý tốt việc cấp phát và sử dụng các khoản chi thường xuyên NSNN cho giáo dục cần thực hiện một số biện pháp sau:

Trước hết, phải cụ thể hóa dự toán chi tổng hợp cả năm thành dự toán chi hàng quý, tháng để làm căn cứ quản lý, cấp phát. Quy định rõ ràng trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cơ quan (Giáo dục, Tài chắnh, Kho bạc) trong quá trình cấp phát và sử dụng các khoản chi NSNN.

Cơ quan tài chắnh phải thường xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh phắ chi cho giáo dục và có biện pháp điều chỉnh kịp thời dự toán chi trong phạm vi cho phép. Thường xuyên kiểm tra tình hình nhận và sử dụng kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phắ ngân sách ở các đơn vị, cơ sở giáo dục, đảm bảo đúng dự toán, phù hợp với các định mức chế độ chi NSNN hiện hành.

Cần có sự phối kết hợp giữa cơ quan tài chắnh, KBNN, cơ quan giáo dục trong việc hướng dẫn các đơn vị, cơ sở giáo dục thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp. Hạch toán đầy đủ, rõ ràng các khoản chi cho từng loại hoạt động.

*Quản lý quá trình quyết toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục

Quyết toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục là việc kiểm tra tắnh đầy đủ, hợp lý, phù hợp với định mức và các căn cứ pháp lý của các khoản chi thường xuyên, từ đó tổng hợp, phân tắch, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi, từ đó rút ra các ưu nhược điểm trong quản lý để có biện pháp khắc phục. Theo cơ chế quản lý hiện nay, các đơn vị, cơ sở giáo dục lập báo cáo quyết toán, thủ trưởng đơn vị và cơ quan chủ quản cấp trên có trách nhiệm duyệt quyết toán và chịu trách nhiệm về tắnh đúng đắn, hợp lệ của số liệu quyết toán. Cơ quan tài chắnh có trách nhiệm thẩm định quyết toán của đơn vị và ra thông báo thẩm định quyết toán.

Trong quá trình kiểm tra, quyết toán các khoản chi phải chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chắnh và gửi kịp thời

đến các cơ quan có thẩm quyền để xét duyệt theo quy định.

Thứ hai, số liệu trong báo cáo quyết toán phải đảm bảo chắnh xác,

trung thực. Nội dung các báo cáo tài chắnh phải tuân thủ theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục NSNN.

Thứ ba, báo cáo quyết toán năm của các đơn vị phải đảm bảo cân đối

giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi.

Khi các yêu cầu trên được đảm bảo thì công tác quyết toán các khoản chi thường xuyên NSNN cho giáo dục sẽ được tiến hành thuận lợi. Đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thời, nó sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tắch, đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chắnh xác, trung thực và khách quan.

Có thể nói, ngành giáo dục đã và đang phải giải quyết một bài toán khó là thỏa mãn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế. Để làm được điều đó, bên cạnh các chắnh sách tăng chi cho giáo dục từ nguồn NSNN và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục thì việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chắnh sách tài chắnh - tiền tệ, đảm bảo sử dụng NSNN một cách chủ động và có hiệu quả, tăng cường kiểm soát các khoản chi, kiên quyết chống thất thoát, lãng phắ, nâng cao hiệu quả đầu tư là một trong các yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Nói cách khác, việc hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục là một đòi hỏi tất yếu trong phạm vi quốc gia cũng như từng địa phương.

1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông

*Nhóm yếu tố bên trong

- Mạng lưới tổ chức hoạt động sự nghiệp giáo dục gồm hệ thống các trường đào tạo, cơ cấu tổ chức cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới khoản chi lương, phụ cấp lương, phúc lợi tập thể như chi phắ quản lý hành chắnh. Mạng lưới giáo dục gọn nhẹ, bố trắ trường hợp lý, đảm bảo được chất lượng công tác quản lý, giảng dạy phần nào sẽ giảm chi cho NSNN, nâng cao hiệu quả chi NSNN. Bên cạnh đó ngành tài chắnh cần có biện pháp quản lý số chi NSNN cho giáo dục để khoản chi đó có tác dụng tắch cực tới tổ chức mạng lưới giáo dục đào tạo.

- Trình độ cán bộ làm công tác tài chắnh tại cơ sở, đơn vị giáo dục. Khi trình độ của người Hiệu trưởng, kế toán, thủ quỹ tại đơn vị, cơ sở giáo dục tốt sẽ giúp cho quản lý chi NSNN tiết kiệm, đáp ứng yêu cầu của quản lý tài chắnh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)