Tăng cường việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 108)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.7.Tăng cường việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà

nước để phát triển giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

Chi NSNN bao gồm nhiều nội dung chi liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Chi NSNN cho giáo dục THPT chỉ là một phần trong tổng chi nói chung, nhưng nó lại có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh. Trong những năm qua, chi NSNN cho giáo dục THPT ngày càng tăng nhưng như thế là chưa đủ so với nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục THPT. Vì vậy, tăng cường huy động các nguồn tài chắnh trong dân, các tổ chức để tạo ra nguồn thu bổ sung cho sự nghiệp giáo dục THPT là điều cần thiết. Để giải quyết vấn đề này Tuyên Quang cần phải có giải pháp đồng bộ và đầy đủ cụ thể như sau:

Một là, đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục bằng cách đa

dạng hoá các loại hình giáo dục; phát triển các trường bán công, dân lập. Cần có chắnh sách khuyến khắch để từng bước chuyển một số đủ lớn các trường, lớp sang bán công, dân lập. Các giáo viên từ trường công chuyển sang bán công vẫn thuộc biên chế Nhà nước và được hưởng mọi quyền lợi về phúc lợi công cộng, bảo hiểm xã hội.

Hai là, thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục: Khuyến khắch

các tổ chức và các cá nhân lập các quỹ khuyến học, quỹ tài năng, quỹ học đường. Khuyến khắch và tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước đóng góp cho sự phát triển của giáo dục. Phần tài trợ cho giáo dục sẽ được khấu trừ trước khi tắnh thuế thu nhập. Các công trình giáo dục được xây dựng bằng tiền ủng hộ của các cá nhân và tổ chức được Nhà nước ghi nhận bằng hình thức phù hợp theo yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức tài trợ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ba là, tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế, các nước hợp tác để xây

dựng nền giáo dục toàn diện, tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ các nước, các tổ chức quốc tế để bổ sung chi cho giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục THPT nói riêng.

Bốn là, huy động các nguồn vốn đóng góp của nhân dân. Nguồn vốn

đóng góp này bao gồm tiền xây dựng cơ bản và tiền học phắ. Đây là khoản thu khá lớn và mang tắnh chất bắt buộc hỗ trợ cho chi sự nghiệp giáo dục PTTH. Để sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phắ này cần phải giải quyết các vấn đề như:

- Các trường phải thực hiện theo đúng chế độ nhà nước quy định về thu và sử dụng quỹ. Số thu từ học phắ và xây dựng các trường phải mở tài khoản tại KBNN để quản lý việc thu - chi. Một phần các trường nộp NSNN, phần còn lại đơn vị được phép sử dụng nhưng cơ quan tài chắnh phải lập thủ tục ghi thu ghi chi ngân sách gửi KBNN nơi giao dịch.

- Trong quá trình thu - chi phải tiến hành công khai minh bạch, sử dụng các khoản chi đúng mục đắch. Người tham gia đóng góp kinh phắ cần phải biết được số kinh phắ đó được sử dụng cho mục đắch gì và hiệu quả của quá trình sử dụng kinh phắ tốt đến đâu.

- Tăng thu học phắ tại những nơi mà thu nhập và đời sống của người dân có mức thu nhập cao, ổn định.

- Các cơ quan tài chắnh cần có sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với việc sử dụng kinh phắ và thu học phắ tại các trường. Tuỳ theo quy mô, vị trắ của từng trường để bố trắ cơ cấu chi một cách hợp lý nhất.

Năm là, cần tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học và tự học của dân

tộc, tạo được một phong trào quần chúng làm cho mọi tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng, mọi người, mọi gia đình đều tắch cực tham gia đóng góp về nhân tài, nhân lực và vật lực cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 108)