TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 96)

- Từ ngày 01/7/2009 đến nay:

3.4.TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ

10. 516 việc (năm trước chuyển

3.4.TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ

HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI THANH HÓA

Để nâng cao vai trò của Nhà nước nhằm cải cách, đổi mới toàn diện tổ chức và hoạt động của các cơ quan THADS vì mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, vấn đề trọng tâm là phải tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động THADS và cần được thực hiện đồng bộ trên các mặt như: xây dựng pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật, các yếu tố bảo đảm thực hiện và cơ chế giám sát.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự trong phạm vi toàn quốc hiện nay:

- Tăng cường rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật về THADS, nhất là các văn bản pháp luật quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của

các cơ quan chức năng trong việc quản lý công tác thi hành án. Từ đó loại bỏ, sửa đổi những quy định chồng chéo, bất cập, hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, bổ sung những quy định còn thiếu, bảo đảm sự phối hợp và phát huy hiệu quả giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý thi hành án. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về THADS nói riêng theo hướng đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai và minh bạch. Trong đó, cần có những quy định phân cấp mạnh hơn cho địa phương, nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đối với công tác thi hành án, nhưng phải đảm bảo được sự quản lý thống nhất, tránh phân tán, cục bộ. Bởi vì, xuất phát từ đòi hỏi và đặc thù của công tác thi hành án không thể tách rời cơ sở và không thể thiếu được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương.

- Cải cách cơ chế quản lý và đổi mới thủ tục thi hành án. Về lâu dài, cần nghiên cứu để xây dựng một cơ chế quản lý và bộ máy quản lý tập trung, thống nhất bao quát tất cả các hoạt động thi hành án hình sự, dân sự, hành chính…trong đó, cần tăng cường sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan thi hành án trung ương và nâng cao vai trò, vị trí của cơ quan thi hành án địa phương. Trước mắt, cần phải củng cố, kiện toàn lại hệ thống cơ quan THADS trong toàn quốc theo quy định của Luật THADS và Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Bên cạnh đó, cần thiết có sự chuẩn bị để điều chỉnh, sắp xếp bộ máy các cơ quan THADS cho phù hợp với bộ máy của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Điều tra theo Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về "Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện Kiểm sát và Cơ quan Điều tra theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020".

- Đổi mới phương thức lãnh đạo điều hành theo quan điểm cải cách tư pháp, cải cách hành chính, cải tiến phương thức hoạt động và lề lối làm việc. Tăng cường trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người quản lý, người đứng đầu, phải có chế tài rõ ràng, gắn liền với phạm vi trách nhiệm của người

quản lý, đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp thiếu trách nhiệm, vi phạm trong việc quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu trong lĩnh vực thi hành án; Định kỳ, hoặc bất kỳ tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát toàn diện và theo chuyên đề nhằm chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường kỷ luật, kịp thời phát hiện, xử lý và khắc phục những sai phạm.

- Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, xem đây là động lực để tập thể, cá nhân trong Ngành hăng say học tập, lao động lập thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của Ngành.

Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại Thanh Hóa:

- Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và tổ chức cơ sở Đảng các cấp đối với công tác thi hành án, đặc biệt trong việc thực hiện đường lối cải cách hành chính, cải cách tư pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Về phía các cơ quan THADS tỉnh Thanh Hóa, cần tích cực, chủ động tham mưu cho Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS, cấp ủy, chính quyền địa phương và Ban chỉ đạo thi hành án các cấp trong hoạt động THADS để đạt kết quả công tác cao hơn và từng bước xây dựng, phát triển Ngành lớn mạnh hơn.

- Quản lý và kiện toàn mạnh mẽ công tác cán bộ cả về số lượng, chất lượng trong toàn tỉnh. Việc tuyển dụng, tiếp nhận, đào tạo, thuyên chuyển, bổ nhiệm, bố trí cán bộ, công chức phải khách quan, công khai theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của ngành. Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thi hành án; giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý, cán bộ dự nguồn, cán bộ trẻ để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Duy trì và thực hiện tốt cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", chuyển trọng tâm từ "học tập" sang "làm theo" tấm

gương đạo đức của Bác. Tiếp tục củng cố bộ máy cơ quan THADS theo quy định, nghiên cứu, đề xuất và triển khai xây dựng cơ quan THADS khu vực để phù hợp với Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân khu vực.

- Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi toàn diện hoạt động của các cơ quan THADS và việc tổ chức thi hành án của cán bộ, Chấp hành viên THADS trong tỉnh. Tổ chức đường dây nóng để lắng nghe sự phản ánh của cán bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh về hoạt động THADS, để kịp thời phát hiện những đơn vị, những cán bộ Thi hành án đạt thành tích tốt và có sự biểu dương, khen thưởng, đồng thời uốn nắn, xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành án.

- Đẩy mạnh hoạt động giám sát trong lĩnh vực THADS của các cơ quan như: Hội đồng nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Mặt trận tổ quốc các cấp. Tiếp tục kiện toàn mạnh mẽ Ban Chỉ đạo THADS các cấp theo quy định của Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 14/2011/TTLT-BTP_BCA-BTC-TA-VKS ngày 11/7/2011 về hướng dẫn hoạt động của Ban chỉ đạo THADS. Hoạt động của Ban Chỉ đạo Thi hành án cần phải được duy trì thường xuyên và có chất lượng, phân công nhiệm vụ rõ ràng và có cơ chế bồi dưỡng, cơ chế phối hợp tốt cho các thành viên của Ban Chỉ đạo, giao cho từng thành viên của Ban Chỉ đạo phụ trách địa bàn và chịu trách nhiệm về hoạt động THADS của từng đơn vị, từng địa bàn được giao phụ trách; phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo trong việc tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp quản lý công tác THADS theo quy định; nâng cao năng lực, hiệu quả của Ban Chỉ đạo Thi hành án trong quá trình chỉ đạo các vụ việc cưỡng chế khó khăn, phức tạp, trong các vấn đề công tác còn tồn tại của Ngành

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tập huấn pháp luật về THADS hiện hành để nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ thi hành án và ý thức chấp hành pháp luật cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Khẩn trương thành lập và quản lý tốt trang Web của Cục THADS tỉnh.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan, các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động thi hành án. Tích cực xác minh, phân loại án, đề cao công tác hòa giải, giáo dục thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành, kiên quyết cưỡng chế những đối tượng có điều kiện nhưng cố tình chây ỳ, cản trở, chống đối việc thi hành án. Đẩy mạnh công tác xét miễn, giảm thi hành án... Biệt phái Chấp hành viên cấp tỉnh xuống chỉ đạo những đơn vị yếu kém. Tổ chức học tập kinh nghiệm của một số đơn vị thi hành án có thành tích xuất sắc, cách làm hay, hiệu quả cao trong và ngoài tỉnh. Tiếp tục giải quyết đúng pháp luật đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phấn đấu giải quyết xong 100% số vụ việc thuộc thẩm quyền thụ lý trong năm và những vụ việc còn tồn đọng từ năm trước chuyển sang.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý, điều hành của cơ quan Cục; Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động THADS; Phát động và thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng; Cải tiến chế độ hội họp, tăng cường thời gian hướng về cơ sở.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 96)