Thực trạng pháp luật về thi hành án dân sự tại Thanh Hóa hiện nay

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 62)

- Từ ngày 01/7/2009 đến nay:

10. 516 việc (năm trước chuyển

2.2.1. Thực trạng pháp luật về thi hành án dân sự tại Thanh Hóa hiện nay

hiện nay

"Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường

pháp chế xã hội chủ nghĩa" [36, Điều 12] là một nguyên tắc Hiến định, nói

cách khác pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực THADS. Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển của hoạt động THADS thể hiện rõ nhất trong việc hoạch định, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về THADS, vì vậy thực trạng

pháp luật về THADS tại Thanh Hóa hiện nay là vấn đề cần được tập trung phân tích, làm rõ.

Pháp lệnh THADS năm 2004 được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 trong điều kiện Kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và quốc tế có nhiều thay đổi; trong bối cảnh Đảng, Nhà nước ta đang đẩy mạnh quyết tâm thực hiện đường lối cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; đồng thời cũng là để từng bước hoàn thiện pháp luật về THADS, khắc phục kịp thời quá nhiều điểm tồn tại, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động theo Pháp lệnh THADS năm 1993. Sau gần 05 năm thực hiện Pháp lệnh THADS năm 2004, hoạt động THADS đã đạt được không ít những kết quả quan trọng, nhưng cũng phát sinh nhiều điểm tồn tại, bất cập và tỏ ra không theo kịp yêu cầu phát triển của xã hội. Chính vì vậy, Quốc hội đã ban hành Luật THADS năm 2008, tiếp tục và thể hiện mạnh mẽ hơn tư duy đổi mới, phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường định hướng XHCN và quan điểm cải cách tư pháp, cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.

Luật THADS năm 2008 và các văn bản hướng dẫn hiện hành đã bổ

sung những quy định mới có tính chất ưu việt hơn so với Pháp lệnh THADS năm 2004 như: Đổi mới hệ thống tổ chức cơ quan THADS; quy định chức danh Chấp hành viên, Thẩm tra viên theo 03 ngạch; quy định đầy đủ, cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền quản lý công tác THADS, của cơ quan có trách nhiệm phối hợp trong THADS và của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên và cơ quan THADS. Về trình tự, thủ tục THADS đã bổ sung những quy định như: Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; thời hiệu yêu cầu thi hành án là 05 năm, thời hạn tự nguyện thi hành án chỉ còn 15 ngày; nghĩa vụ cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người được thi hành án, trường hợp yêu cầu cơ quan thi hành án xác minh thì phải chịu chi phí; quy định về các biện pháp bảo đảm thi hành án; quy định hoàn toàn mới về biện pháp cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án, đồng thời quy định chi tiết, chặt

chẽ hơn đối với thủ tục áp dụng từng biện pháp cưỡng chế thi hành án; đổi mới cơ bản về cơ chế xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án theo hướng chuyên nghiệp hóa việc định giá, đấu giá tài sản kê biên. Chương V của Luật THADS quy định thủ tục thi hành án đối với một số trường hợp cụ thể như thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, thi hành quyết định về phá sản…các quy định về chi phí, phí thi hành án, về xét miễn, giảm thi hành án và Khiếu nại, tố cáo trong THADS được bổ sung, hoàn thiện hơn.

Đối với tỉnh Thanh Hóa để chỉ đạo thực hiện tốt công tác THADS theo Pháp lệnh THADS năm 1993; Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác THADS; Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2001 của Bộ chính trị và Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới. Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 03/2001/CT-UB ngày 12/3/2001 về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức THADS; Kế hoạch số 1408/KH-UB ngày 13/5/2002 về việc kiểm tra, đánh giá lại công chức THADS trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1689/QĐ- UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo THADS. Đến khi Pháp lệnh THADS năm 2004 có hiệu lực và Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa lại ban hành Chỉ thị số 01/CT-UB ngày 05/01/2005 về việc tăng cường và nâng cao hơn nữa công tác THADS trên địa bàn. Ngày 01/7/2009, Luật THADS năm 2008 chính thức có hiệu lực, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp, cơ quan THADS tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chuẩn bị các điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất, chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt đạo Luật đầu tiên trong lĩnh vực THADS. Ngày 06/4/2011 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1056/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo THADS tỉnh Thanh Hóa và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS tỉnh theo quy định của pháp luật THADS hiện hành.

Tóm lại, pháp luật về THADS nói chung và những văn bản pháp quy do UBND tỉnh ban hành để tăng cường chỉ đạo, quản lý công tác THADS trong giai đoạn hiện nay đã có nhiều tiến bộ, đã tạo điều kiện cho hoạt động THADS đạt được những kết quả hết sức khả quan, góp phần bảo đảm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của công dân và giữ vững kỷ cương, phép nước trong điều kiện cải cách tư pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Bên cạnh đó, Pháp luật về THADS hiện nay và các văn bản pháp quy của Chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hóa về lĩnh vực THADS vẫn còn những điểm vướng mắc, chưa phù hợp, không khả thi làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động THADS trên địa bàn tỉnh. Biểu hiện cụ thể như sau:

Hoạt động THADS cần phải được đặt trong hoạt động Thi hành án nói chung, tức là cần phải có sự tập trung thống nhất trong quản lý công tác THADS. Thế nhưng theo quy định của pháp luật hiện nay, hoạt động THADS do nhiều cơ quan khác nhau quản lý, tổ chức thực hiện như: Bộ Công an quản lý việc thi hành án phạt tù, thi hành án tử hình và trục xuất; Bộ Quốc phòng quản lý việc tổ chức thi hành các Bản án, Quyết định của Tòa án quân sự; Bộ Tư pháp quản lý và tổ chức THADS; UBND xã, phường, thị trấn tổ chức thi hành hình phạt quản chế và giám sát, giáo dục người bị phạt tù được hưởng án treo, người bị phạt cải tạo không giam giữ. Tình trạng tản mạn, thiếu tập trung thống nhất trong quản lý công tác thi hành án như trên, dẫn đến hoạt động thi hành án nói chung và THADS nói riêng thiếu đồng bộ, thiếu sự gắn kết, hệ quả tất yếu là chưa thể nâng cao toàn diện được chất lượng hoạt động.

Mặt khác, pháp luật về THADS hiện nay vẫn chưa thực sự đồng bộ, chưa thống nhất, có những quy định còn mang tính chất chung chung, hình thức, khó áp dụng như: Quy định về thời hiệu yêu cầu Thi hành án trong Luật THADS năm 2008 là 05 năm, trong khi Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định thời hiệu yêu cầu thi hành Bản án, quyết định của Tòa án là 03 năm; Khoản 1, Điều 36 Luật THADS năm 2008 quy

định việc cơ quan THADS chủ động ra quyết định thi hành án đối với các khoản "Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản, thu lợi bất chính, án phí...",

nhưng chưa có quy định đối với khoản lệ phí Tòa án là chưa theo kịp thực tiễn; Quy định người được thi hành án phải chịu chi phí xác minh khi yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh theo quy định của Luật THADS năm 2008, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể nên không thể thực hiện được; Quy định về điều kiện miễn, giảm thi hành án đối với những trường hợp người phải thi hành án nộp ngân sách Nhà nước trên 5.000.000đ trở lên, bất luận như thế nào cũng phải thi hành được 1/20 khoản phải thi hành mới được xét miễn, giảm thi hành án, như vậy những đối tượng hoàn toàn không có điều kiện thì hồ sơ thi hành án sẽ mãi mãi tồn đọng; Hoặc như quy định về thu phí thi hành án, có chỗ thu được, phù hợp thì Luật không quy định như trường hợp thu phí đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật THADS, trường hợp khác rất khó thu, cũng chưa thực sự hợp lý nhưng Luật vẫn quy định thu, đó là trường hợp thu phí thi hành án đối với người được nhận tài sản nhưng không có đơn yêu cầu thi hành án trong chia tài sản chung, chia thừa kế, chia tài sản trong ly hôn, những người này thường là những người đang thực sự chiếm hữu tài sản phải chia, vì vậy họ thấy bị tổn thất và không thể chấp nhận việc nộp phí thi hành án; hoặc như kê biên tài sản trong trường hợp:

Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác không thừa nhận tài sản của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án [9].

Thực tế thi hành quy định này gặp không ít khó khăn, vướng mắc, không giải quyết được nếu như người phải thi hành án thực hiện việc bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho tài sản của mình cho người khác thông

qua một hợp đồng công chứng hoặc một hình thức hợp pháp khác thì tài sản đó không còn thuộc sở hữu của người phải thi hành án, để kê biên được tài sản thì phải hủy bỏ những giao dịch hợp pháp nêu trên, nhưng không có căn cứ vì vậy, các cơ quan THADS tại Thanh Hóa rất lúng túng và chưa tháo gỡ được.

Bên cạnh đó, là việc Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS chậm trễ hướng dẫn đối với việc thi tuyển Chấp hành viên, xếp ngạch Chấp hành viên (tại Thanh Hóa từ năm 2009 đến nay chưa bổ nhiệm mới được Chấp hành viên), việc xác định tiêu chí, khái niệm "án tồn đọng", việc phân loại án có điều kiện, án chưa có điều kiện còn tùy tiện, thiếu chính xác mà không có cơ chế kiểm soát hữu hiệu…đã và đang là những vấn đề cấp thiết cần được quan tâm, giải quyết kịp thời.

Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về THADS của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa được duy trì liên tục và chú trọng đúng mức. Bằng chứng cho thấy là đối với các văn bản pháp quy về công tác THADS do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành và chỉ đạo thực hiện trong những năm qua không được thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, kiểm điểm trách nhiệm của từng cấp, từng ngành… Hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS chưa rõ, chưa sâu, chưa triệt để tuân thủ các quy định theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo được Chủ tịch UBND cùng cấp phê chuẩn hoặc ban hành. Kể từ khi Luật THADS năm 2008 có hiệu lực đến nay, chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ cho cơ quan THADS trên nhiều mặt nhưng UBND tỉnh vẫn chưa ban hành được Chỉ thị mới thay thế Chỉ thị số 01/CT-UB ngày 5/01/2005 về việc tăng cường và nâng cao hơn nữa công tác THADS trên địa bàn. Tất cả những vấn đề đó có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động THADS cần phải khắc phục kịp thời để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)