Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành, với quản lý theo chức năng và lãnh thổ

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 27)

năng và lãnh thổ

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì quản lý theo chức năng là "Mô hình và cơ cấu tổ chức và quản lý trong đó cấp trên không chỉ có một người chỉ huy (thủ trưởng) mà còn có nhiều tổ chức chỉ huy cấp dưới theo chức năng được phân công" [46]. Cũng theo tài liệu này thì quản lý theo lãnh thổ là sự tác động có mục đích và định hướng của các cơ quan nhà nước đối với toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội trên một lãnh thổ nhất định bao gồm tất cả các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội thuộc các ngành nghề khác nhau. Lại theo Đại từ điển Tiếng Việt thì "Ngành là một hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương" [57], chẳng hạn khi nói đến ngành Tư pháp được hiểu là hệ thống các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực tư pháp từ trung ương đến địa phương. Quản lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ là tất yếu khách quan của xã hội, đây là một thể thống nhất không thể tách rời trong quản lý nhà nước, không có một cơ quan nào chỉ chịu sự quản lý của một ngành, lĩnh vực hoặc lãnh thổ.

Trong lĩnh vực THADS nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành, chức năng và lãnh thổ được thể hiện như sau: Chính phủ có chức năng quản lý thống nhất công tác THADS trong toàn quốc, Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về THADS trong cả nước. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý công tác THADS trong quân đội. UBND các cấp trực tiếp quản lý công tác THADS theo thẩm quyền trong phạm vi địa phương mình. Cục THADS cấp tỉnh giúp Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS và UBND cùng cấp quản lý công tác THADS trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây chính là sự phối hợp giữa quản lý theo chiều dọc của Bộ và quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương. Sự kết hợp này trở thành một nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước nói chung cũng như trong lĩnh vực THADS nói riêng.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 27)