XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ VAI TRÕ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 40)

e. Xử lý vi phạm và các hình thức trách nhiệm trong lĩnh vực thi hành án dân sự

1.4. XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ VAI TRÕ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC

HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC

Chủ trương xã hội hóa hoạt động THADS đã được đề cập đến trong nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng như Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã xác định: "Nghiên cứu việc xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp" [19]. Tiếp theo, Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ: "Từng bước thực hiện việc xã hội hóa

và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án" [22]. Mặt khác, Nghị quyết này cũng yêu cầu phải: "Nghiên cứu chế định Thừa phát lại (Thừa hành viên): trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm trên cơ sở tổng kết đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo" [22].

Chủ trương xã hội hóa hoạt động THADS của Đảng có cơ sở thực tiễn và lý luận, bởi vì hoạt động THADS ngoài việc bảo vệ "lợi ích công" của Nhà nước như thu án phí, tiền phạt, tịch thu, sung công, tiêu hủy vật chứng, thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước…còn lại là các hoạt động bảo vệ "lợi ích tư", điều chỉnh các các mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức mang "bản chất tư", tức là đề cao quyền tự do, tự nguyện, tự thỏa thuận, bình đẳng của các đương sự trên cơ sở quy định của pháp luật. Đối với các loại việc theo đơn yêu cầu thi hành án của đương sự, là những loại việc bảo vệ "lợi ích tư", vì vậy, để bảo vệ các lợi ích đó, cá nhân, tổ chức có yêu cầu thi hành án phải chịu chi phí. Chính trong những loại việc này, Nhà nước nên chia sẻ với xã hội. Nói cách khác, Nhà nước nên xem các việc thi hành án đó là một loại hình dịch vụ pháp lý và giao cho tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện đảm nhiệm trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện của đương sự, Nhà nước chỉ giữ vai trò hỗ trợ cho xã hội thực hiện những loại việc THADS đã được xã hội hóa. Mặt khác, để giảm tải khối lượng công việc của cơ quan THADS đang rơi vào tình trạng quá tải, góp phần giải quyết tình trạng án tồn đọng, tạo điều kiện để tinh lọc, kiện toàn, tinh giản biên chế, làm gọn nhẹ bộ máy cơ quan THADS, tiết kiệm ngân sách nhà nước; đồng thời nâng cao chất lượng THADS nhờ sự cạnh tranh giữa các tổ chức hoạt động THADS, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức có thêm quyền lựa chọn dịch vụ pháp lý tốt nhất để bảo vệ quyền lợi trong THADS của mình. Hơn nữa, lịch sử hoạt động Tư pháp ở nước ta cho thấy, chế định Thừa phát lại cũng không phải xa lạ, mô hình này đã có ở miền Bắc và tồn tại ở miền Nam đến hết năm 1975. Vì vậy, việc Quốc hội phê chuẩn và Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-

CP ngày 24/7/2009 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 61/2009/NĐ-CP) là hết sức cần thiết trong điều kiện nước ta hiện nay.

THADS là hoạt động của Nhà nước, tuy nhiên khi thực hiện chủ trương xã hội hóa THADS, Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ và đảm bảo cho hoạt động của Thừa phát lại phát triển theo đúng định hướng, tuyệt đối loại trừ việc biến hoạt động thừa phát lại thành dịch vụ "đòi nợ thuê", làm phức tạp tình hình trật tự, trị an, gây những hậu quả xã hội xấu. Sau khi Quốc hội chấp thuận Đề án Thừa phát lại, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2009/NĐ-CP thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh, đây là hành lang pháp lý quan trọng bước đầu đảm bảo hoạt động xã hội hóa THADS đi vào đời sống thực tế. Theo quy định của Nghị định 61/2009/NĐ-CP, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Thừa phát lại, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ tham mưu, giúp Chính phủ quản lý nhà nước về Thừa phát lại, UBND Thành phố Hồ Chí Minh quản lý hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn thành phố, Sở Tư pháp có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn. Ngoài các quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Thừa phát lại; thủ tục thành lập và cơ cấu Văn phòng Thừa phát lại, những việc Thừa phát lại được làm và không được làm, Nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động Thừa phát lại, đồng thời đảm bảo cho cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của Thừa phát lại. Nhà nước giữ vai trò đảm bảo hiệu lực các hoạt động của Thừa phát lại theo quy định không cho phép bất kỳ chủ thể nào xâm phạm. Khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên. Đặc biệt, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường hợp huy động lực lượng bảo vệ, pháp luật quy định: Thủ trưởng cơ quan THADS Thành phố Hồ Chí Minh phải xem xét, ra quyết định cưỡng chế thi hành án và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế thi hành án theo yêu cầu của Văn phòng Thừa phát lại. Tóm lại, hoạt động Thừa phát lại hiện nay không thể thiếu được vai trò hỗ trợ của Nhà nước.

Chương 2

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)