Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 32)

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận tại Điều 74, Hiến pháp 1992, được quy định cụ thể tại Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi bổ sung năm 2005. Quyền khiếu nại, tố cáo là cơ sở pháp lý để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước đồng thời phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN.

THADS là hoạt động có ảnh hưởng quan trọng đến quyền và lợi ích của các bên đương sự, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ về tài sản, đây là hoạt động thường dẫn đến những khiếu nại, tố cáo của công dân. Để tăng cường quản lý nhà nước về công tác THADS thì việc hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo là một yêu cầu khách quan, tất yếu. Vì vậy, tại mục 1, chương VI Luật THADS và Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS ban hành kèm theo Quyết định số 1420/QĐ-KNTC ngày 01/6/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS đã quy định rõ trình tự, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực THADS. Về mặt tổ chức, tại Tổng cục THADS đã thành lập Vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo; ở cấp tỉnh đã thành lập phòng kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc Cục THADS tỉnh. Do đó, mặc dù vụ việc khiếu nại, tố cáo trong những năm qua phát sinh nhiều hơn, phức tạp hơn nhưng nhìn chung công tác giải quyết, khiếu nại, tố cáo của Ngành đã đi vào nề nếp, hoạt động có hiệu quả hơn, đang từng bước hoàn thành tốt các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)