Quản lý nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 68)

- Từ ngày 01/7/2009 đến nay:

2.2.2.1.Quản lý nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ

10. 516 việc (năm trước chuyển

2.2.2.1.Quản lý nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ

Theo quy định của pháp luật THADS hiện nay, Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ có nhiệm vụ "hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự" và "kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm trong công tác thi hành án dân sự" (điểm đ, điểm e, khoản 1 Điều 167, Luật THADS năm 2008), Tổng cục THADS có trách nhiệm:

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên, cán bộ, công chức của các cơ quan THADS địa phương theo quy định...

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục và áp dụng pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự; chế độ báo cáo thống kê về thi hành án dân sự; việc thu, chi tiền giao nhận tài sản trong thi hành án dân sự; việc thu nộp các khoản phí, lệ phí và chi phí tổ chức cưỡng chế thi hành án... [13].

Cục THADS tỉnh có nhiệm vụ:

Chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn...

Kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện [41, Điều 14].

Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi Luật THADS năm 2008 có hiệu lực thi hành, để triển khai Luật và tăng cường chỉ đạo, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ đối với công tác THADS, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã kịp thời ban hành và phối hợp với các cơ quan hữu quan ban hành nhiều văn bản hướng dẫn Luật, đã tăng cường các đợt tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho Thủ trưởng cơ quan THADS địa phương, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án. Công tác hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục THADS theo đề nghị của cơ quan THADS địa phương cũng được làm tốt hơn, hoạt động kiểm tra được đẩy mạnh, từng bước bảo đảm cho các cơ quan THADS trong toàn quốc thực hiện thống nhất và có hiệu quả Luật THADS năm 2008.

Đối với Cục THADS tỉnh Thanh Hóa hàng năm thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ cho các Chấp hành viên, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và cài đặt nâng cấp phần mềm kế toán cho công chức làm công tác kế toán. Trong tháng 5/2011, lần đầu tiên Cục THADS tỉnh đã tổ chức tập huấn toàn ngành với nội dung bao quát đầy đủ, cơ bản các lĩnh vực hoạt động

quan trọng của công tác THADS trong tỉnh. Việc hướng dẫn, chỉ đạo theo yêu cầu vụ việc cụ thể của cấp dưới cũng được Cục tiến hành có chất lượng và kịp thời hơn; đồng thời cử cán bộ, Chấp hành viên tỉnh có năng lực, kinh nghiệm chỉ đạo cưỡng chế tham gia các vụ việc cưỡng chế khó khăn, phức tạp của cơ sở. Công tác kiểm tra nghiệp vụ thi hành án được duy trì hàng năm ít nhất một lần đối với 27 Chi cục trực thuộc trong tỉnh, giao mỗi Chấp hành viên tỉnh quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ một số đơn vị cấp huyện và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động nghiệp vụ của đơn vị đó.

Tuy nhiên, hoạt động quản lý, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục THADS hiện nay vẫn còn mang tính chất sự vụ, chưa có kế hoạch tổng thể, biện pháp triển khai thực hiện chưa thực sự linh hoạt, đa dạng và hiệu quả. Do đó, kết quả THADS trong tỉnh vẫn còn hạn chế, án tồn đọng năm trước chuyển sang còn nhiều, đặc biệt là tồn đọng về giá trị phải thi hành, nhiều vụ việc có điều kiện nhưng không thi hành được, tiến độ giải quyết việc THADS chậm (xem phân tích tại mục 2.1.3.1 của luận văn) gây nhiều băn khoăn, lo lắng cho lãnh đạo Bộ, Ngành chủ quản và cấp ủy, chính quyền địa phương, gây bức xúc cho toàn thể xã hội.

Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân như, về chủ quan: trong công tác quản lý, điều hành, kiểm tra của Cục THADS tỉnh có lúc chưa thực sự sâu sát, kịp thời và quyết liệt nên hiệu quả, hiệu lực chưa cao; một bộ phận cán bộ, Chấp hành viên trình độ năng lực hạn chế, tâm lý nể nang, e ngại, chưa tích cực học tập, rèn luyện, chưa phát huy hết trách nhiệm trong công việc; ý thức chấp hành pháp luật của phần lớn người phải thi hành án còn thấp. Về khách quan: Một số Bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ ràng, chính xác, thiếu tính khả thi (Thanh Hóa tồn đọng vụ Quý - Tèo về việc chia nhà, đất từ năm 1976 đến nay chưa giải quyết xong), chưa thấu tình đạt lý, không áp dụng biện pháp ngăn chặn để đương sự tẩu tán tài sản; hiện nay còn hàng chục cơ quan nhà nước phải thi hành án nhưng không chấp hành án tiêu biểu như UBND huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa trả nợ cho Công ty xây lắp và

dịch vụ thủy sản miền Trung - Đà Nẵng số tiền 255.530.282đ từ năm 1995 đến nay chưa thi hành được; một nguyên nhân khác là do người phải thi hành án không có điều kiện, phần lớn các trường hợp này rơi vào những đối tượng hình sự đang phải chấp hành hình phạt tù, hoặc tội phạm về ma túy, hoặc con nghiện, hoặc những người bỏ đi không rõ địa chỉ, không có tài sản, thu nhập để thi hành án; lại có một số việc thi hành án có yếu tố nước ngoài như thu án phí, tiền phạt, bồi thường dân sự, trả lại tài sản, trả lại tiền tạm ứng án phí đối với các đương sự (gồm người được thi hành án và người phải thi hành án) có quốc tịch nước ngoài, cư trú tại nước ngoài, hoặc người Việt Nam cư trú tại nước ngoài, bỏ sang nước ngoài làm ăn không rõ địa chỉ, thậm chí không thể xác định được địa chỉ cũng không thể thi hành được.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 68)