XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 100)

- Từ ngày 01/7/2009 đến nay:

3.5.XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

10. 516 việc (năm trước chuyển

3.5.XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Như trình bày ở trên, xã hội hóa hoạt động THADS có cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và có cơ sở lịch sử trong quá trình tổ chức, hoạt động tư pháp của Nhà nước ta. Trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xã hội hóa lĩnh vực THADS là điều tất yếu, cần thiết. Xã hội hóa hoạt động thi hành án trước hết phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Đảng và Nhà nước ta để không làm thay đổi bản chất của hoạt động thi hành án, điều này có nghĩa là cho dù tổ chức thi hành án theo mô hình nào thì vẫn phải đảm bảo hiệu lực của Bản án, Quyết định của Tòa án; xã hội hóa thi hành án phải gắn liền với sự quản lý - điều hành của Nhà nước; xã hội hóa không được đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, thể hiện rõ được bản chất của Nhà nước ta, đồng thời thu

hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân vào hoạt động thi hành án, qua đó để nâng cao nhận thức của công dân đối với hoạt động này. Trong tình hình hiện nay, định hướng phát triển đối với hoạt động xã hội hóa lĩnh vực THADS chúng tôi có một số ý kiến sau:

Thứ nhất: Xã hội hóa hoạt động THADS phải đảm bảo nguyên tắc

Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, điều hành; đảm bảo thực thi cơ chế giám sát của các cơ quan giám sát và của nhân dân; đảm bảo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, của các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định phải được thi hành nghiêm minh.

Thứ hai: Xã hội hóa hoạt động THADS cần phải có lộ trình và phải

có từng bước đi phù hợp tránh tình trạng tổ chức và hoạt động của các văn phòng Thừa phát lại tràn lan, tùy tiện, tạo điều kiện cho các thế lực "xã hội đen" thao túng, xem đây là hình thức hợp pháp của việc sử dụng bạo lực để "đòi nợ thuê". Tuy nhiên, qua bước đầu thành công của hoạt động Thừa phát lại ở thành phố Hồ Chí Minh, Nhà nước cần sớm nhân rộng mô hình Thừa phát lại tới một số thành phố trọng điểm kinh tế, chính trị trực thuộc Trung ương như Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng.

Thứ ba: Hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại hiện nay vẫn

đang trong thời kỳ thí điểm và gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường quản lý, hỗ trợ, nhất là hỗ trợ bằng cách chia sẻ một số công việc của các cơ quan Tòa án, THADS như xác minh điều kiện Thi hành án, tống đạt văn bản của cơ quan THADS và của Tòa án, hỗ trợ một phần kinh phí, phương tiện hoạt động để các Văn phòng Thừa phát lại có thời gian tự đứng vững.

Thứ tư: Đến ngày 01/7/2012, hết thời gian thí điểm hoạt động Thừa

phát lại ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trước mắt, Nhà nước cần phải hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, tiến tới cần quy định hoạt động của Thừa phát lại trong một chương riêng của Luật THADS. Để bổ sung hoàn thiện hơn trình tự, thủ tục hoạt động của Thừa

phát lại, chúng tôi rất mong Nhà nước bổ sung quy định sau: Tại Điều 35, Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh có quy định: 1. Cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một Văn phòng Thừa phát lại hoặc cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.

Đương sự có quyền yêu cầu văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án dân sự trong trường hợp vụ việc đó đang do cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành [12].

Khi thấy Cơ quan THADS hoạt động không hiệu quả, thậm chí có biểu hiện trì trệ, nhùng nhằng vì nhiều lý do khác nhau, người được thi hành án có quyền yêu cầu chuyển hồ sơ Thi hành án từ cơ quan THADS sang Văn phòng Thừa phát lại, trong trường hợp này, người được thi hành án không còn quyền yêu cầu thi hành án với cơ quan THADS nữa.

Thứ năm: Tiến tới Nhà nước cần thành lập tổ chức xã hội hoạt động

nghề nghiệp của các hoạt động bổ trợ tư pháp đã được xã hội hóa như công chứng, Thừa phát lại… như mô hình của tổ chức Luật sư để quản lý và tổ chức, hoạt động của các lĩnh vực nêu trên thuận lợi hơn.

KẾT LUẬN

THADS là hoạt động của Nhà nước để những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và của các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định được thi hành trên thực tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức và của công dân, làm cho công bằng xã hội trở thành hiện thực, có ý nghĩa thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Hoạt động thi hành án nói chung, THADS nói riêng kém hiệu quả sẽ không đảm bảo được mục đích của quá trình tố tụng, nói cách khác, kết quả của quá trình điều tra, truy tố, xét xử sẽ không phát huy được tác dụng. Trong những năm qua, thực tế hoạt động THADS còn nhiều hạn chế trở thành vấn đề được quan tâm, lo lắng của các nhà quản lý, trở thành nổi lo, sự bức xúc của toàn thể xã hội. Trong điều kiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, THADS nói riêng là sự đòi hỏi mang tính tất yếu, khách quan.

Cùng với đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, vai trò của Nhà nước quyết định chất lượng, hiệu quả của hoạt động THADS. Khi Nhà nước chưa thực sự quan tâm tới công tác THADS, hậu quả là các cơ quan THADS được tổ chức không khoa học, kém hiệu lực, kết quả hoạt động rất hạn chế. Kể từ Pháp lệnh THADS năm 2004, đến Luật THADS năm 2008, Nhà nước tăng cường quản lý công tác THADS, từng bước cải cách toàn diện hoạt động này, vì vậy trên các mặt như: thể chế hoạt động, tổ chức bộ máy, chất lượng cán bộ, cơ sở vật chất và chế độ đã ngộ được nâng cao, kết quả THADS năm sau luôn cao hơn năm trước, giảm án tồn đọng rõ rệt qua từng năm…, dư luận xã hội phần nào đã yên tâm, tin tưởng đối với hoạt động THADS.

Qua thực tiễn hoạt động THADS tại Thanh Hóa tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, đánh giá trên cơ sở thực

tiễn, cơ sở lý luận về vai trò của Nhà nước trong hoạt động THADS từ khi cơ quan THADS được thành lập đến nay. Tuy vai trò của Nhà nước ngày càng được củng cố, tăng cường nên công tác THADS nói chung, trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực, vị thế, uy tín và hiệu quả của các cơ quan THADS trong tỉnh chưa bao giờ được nâng cao như hiện nay. Song, để tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan THADS trong tỉnh nói riêng, trong toàn quốc nói chung, nhằm đảm bảo thực thi công lý, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh, tác giả đã tập trung phân tích một số những tồn tại, hạn chế trong hoạt động THADS do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu từ vai trò hạn chế của Nhà nước và đưa ra một số quan điểm, giải pháp bước đầu nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực THADS, khắc phục những tồn tại, bất cập, góp phần cải cách mạnh mẽ hoạt động THADS, thực hiện thắng lợi chủ trương "đẩy mạnh cải cách hành pháp, lập pháp và tư pháp, đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật để tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" [23].

Do thời gian nghiên cứu có hạn và được giới hạn trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ Luật học, những vấn đề tác giả nêu trong luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình.

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Cục THADS tỉnh Thanh Hóa và Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc, xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Cục THADS tỉnh Thanh Hóa và Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc, cùng toàn thể các thầy, cô thuộc Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 100)