THỰC TRẠNG VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI THANH HÓA

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 60)

- Từ ngày 01/7/2009 đến nay:

10. 516 việc (năm trước chuyển

2.2. THỰC TRẠNG VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI THANH HÓA

ĐỐI VỚI LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI THANH HÓA

Đảm bảo công bằng, thực thi công lý là mong ước của con người trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh xã hội nào. Thi hành án nói chung, THADS nói riêng là hoạt động hiện thực hóa Bản án, Quyết định được đưa ra thi hành theo quy định với mục đích bảo vệ pháp luật, đảm bảo công bằng, công lý trong xã hội. Hoạt động THADS luôn chịu sự ảnh hưởng, tác động, chi phối của các thiết chế xã hội như Nhà nước, Đảng phái, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, thậm chí là cả tổ chức tôn giáo và đông đảo các tầng lớp nhân dân. Trong điều kiện nước ta hiện nay, hoạt động THADS luôn chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản, chịu sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc và của nhân dân. Chủ trương xã hội hóa công tác THADS cho thấy, hoạt động THADS đã được Nhà nước chia sẻ trách nhiệm với xã hội. Tuy nhiên, hoạt động THADS là hoạt động của Nhà nước, vì vậy Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo và chịu trách nhiệm chính. Thực hiện đường lối của Đảng về cải cách

tư pháp nói chung, cải cách công tác THADS nói riêng qua Nghị quyết 08- NQ/TW; Nghị quyết số 48-NQ/TW; Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nhà nước đã hoạch định các chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả nhằm cải cách toàn diện hoạt động THADS. Những năm trước kia, hoạt động THADS yếu kém vì Nhà nước chưa thực sự quan tâm, nếu không muốn nói là buông lỏng quản lý hoạt động này, thì hiện nay Nhà nước đã tăng cường vai trò quản lý, điều hành để đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động THADS bằng các biện pháp: Từng bước hoàn thiện việc xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật về THADS; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ngành THADS; Đẩy mạnh việc cải cách hệ thống, tổ chức cơ quan THADS; Quan tâm đầu tư mạnh mẽ về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành THADS; Quy định trách nhiệm cụ thể và yêu cầu các cơ quan hữu quan tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động THADS, đồng thời hỗ trợ để từng bước xã hội hóa công tác THADS. Kết quả bước đầu cho thấy, ngành THADS trong toàn quốc đã có sự thay đổi lớn về diện mạo, hoạt động THADS có sự chuyển biến tích cực chưa từng thấy, theo đánh giá của Bộ Tư pháp:

Kết quả thi hành án dân sự năm 2010 cao hơn so với các năm trong giai đoạn 2007 - 2010, đồng hành với việc số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ THADS được tăng cường, đạt kết quả cao nhất trong giai đoạn năm 2007 - 2010; toàn ngành thi hành án dân sự đã thi hành xong 351.373 việc/406.896 việc có điều kiện thi hành, đạt tỷ lệ 86,35% (vượt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm 6,35% - tăng 5,3% so với năm 2009); về tiền, đã thi hành xong 8.301 tỷ 320 triệu 561 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 80,10% số tiền có điều kiện thực thu (vượt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm 20,10% - tăng 9,6% so với năm 2009) [4]. Trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa, hoạt động THADS cũng đang từng bước trưởng thành, lớn mạnh, theo quy định của pháp luật, theo sự phân cấp

của Chính phủ, chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hóa đã và đang quan tâm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ THADS.

Tăng cường, phát huy vai trò của Nhà nước và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực THADS để đạt được những kết quả khả quan như trên có nguyên nhân như sau: Trước hết, đó là do yêu cầu khách quan của xã hội trong việc phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế - quốc tế; do chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng đối với việc cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; do sự quan tâm, thúc bách, ủng hộ của các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội và của đông đảo các tầng lớp nhân dân đối với sự phát triển của lĩnh vực THADS; là do sự thay đổi trong nhận thức của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về công tác tư pháp; và quan trọng hơn cả, đó là kể từ khi cởi bỏ cơ chế bao cấp cho đến nay, thế và lực của Nhà nước ta đã được nâng lên, để tiếp tục thực hiện tốt hơn các mục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội cần phải cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước trong đó có công tác THADS.

Để thấy rõ vai trò của Nhà nước và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực THADS, trong phần này chúng tôi tập trung đi sâu phân tích những tồn tại, hạn chế trong việc phát huy vai trò của Nhà nước và quản lý nhà nước qua thực tiễn hoạt động THADS tại Thanh Hóa đồng thời tìm ra các nguyên nhân làm cơ sở để nghiên cứu, đề ra các giải pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)