KHUNG PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ HIỆN NAY Ở NƢỚC TA

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 34)

e. Xử lý vi phạm và các hình thức trách nhiệm trong lĩnh vực thi hành án dân sự

1.3. KHUNG PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ HIỆN NAY Ở NƢỚC TA

NƢỚC TA

Điều 136 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 ghi nhận "Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành". Cụ thể Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 tại phần thứ VII, từ Điều 375 đến Điều 383 quy định về thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án. Nhưng phải đến, Luật THADS năm 2008 gồm 9 chương, 183 Điều, được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008, lần đầu tiên khung pháp luật về THADS ở Việt Nam mới được hoàn thiện cơ bản.

Chương I của Luật THADS năm 2008 gồm những quy định chung như: phạm vi điều chỉnh của Luật; Bản án, quyết định được thi hành; bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định; giải thích từ ngữ, thỏa thuận thi hành án; quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện và cưỡng chế thi hành án, trách nhiệm phối hợp của cơ quan tổ chức, cá nhân với cơ quan THADS; Chấp hành viên; giám sát và kiểm sát việc thi hành án… Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS về thủ tục THADS (Sau đây gọi tắt là Nghị định số 58/2009/NĐ-CP) có duy nhất Điều 3 hướng dẫn nội dung chương I của Luật THADS năm 2008 về quyền

thỏa thuận thi hành án như sau: Việc thỏa thuận thi hành án của đương sự phải lập thành văn bản có ghi rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận có chữ ký của đương sự và xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện việc thỏa thuận; cho phép đương sự thỏa thuận thi hành án khác với nội dung bản án, quyết định đã tuyên nhưng không được vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội; Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thỏa thuận thi hành án và ký tên vào văn bản thỏa thuận hợp pháp kể cả thỏa thuận từ bỏ quyền yêu cầu thi hành án.

Chương II của Luật THADS năm 2008 quy định về hệ thống tổ chức THADS, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan THADS cấp tỉnh, của cơ quan thi hành án cấp quân khu, của cơ quan THADS cấp huyện. Quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên; nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên và những việc Chấp hành viên không được làm. Quy định về chức danh Thủ trưởng, phó thủ trưởng, nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan THADS; về biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất của cơ quan THADS. Hướng dẫn chương II của Luật THADS năm 2008, Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS về cơ quan quản lý THADS, cơ quan THADS và công chức làm công tác THADS (sau đây gọi tắt là Nghị định số 74/2009/NĐ-CP). Theo quy định tại Nghị định số 74/2009/NĐ-CP, lần đầu tiên hệ thống cơ quan THADS trong toàn quốc được tổ chức như sau: Ở trung ương có Tổng Cục THADS là cơ quan quản lý THADS trực thuộc Bộ Tư pháp, ở cấp tỉnh có Cục THADS là cơ quan trực thuộc Tổng Cục THADS, ở cấp huyện có Chi cục THADS là cơ quan trực thuộc Cục THADS. Trong quân đội có Cục thi hành án Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý thi hành án trực thuộc Bộ Quốc phòng, ở quân khu và tương đương có phòng thi hành án quân khu và tương đương là cơ quan trực thuộc quân khu. Về ngạch Chấp hành viên gồm có Chấp hành viên sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Đối với ngạch Thẩm tra viên cũng có ngạch Thẩm tra viên thi hành án, Thẩm tra viên chính thi hành án và Thẩm tra viên cao cấp thi hành án. Nghị định số 74/2009/NĐ-CP

cũng quy định cụ thể về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, biệt phái, luân chuyển các chức danh Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thủ trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án; quy định về công cụ hỗ trợ, trang phục, phù hiệu và chế độ lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức THADS. Tiếp tục hướng dẫn chi tiết Luật và Nghị định, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 17/2010/TT-BTP ngày 11/10/2010 quy định phân cấp quản lý công chức, công chức lãnh đạo cơ quan quản lý THADS và cơ quan THADS. Thông tư đã phân cấp rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng cục trưởng Tổng cục THADS và Cục trưởng Cục THADS cấp tỉnh trong việc quản lý cán bộ, công chức ngành THADS phạm vi cả nước.

Theo chúng tôi, về trình tự, thủ tục THADS được quy định trong Luật THADS từ chương III đến chương V gồm 113 Điều, được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành trong Nghị định 58/2009/NĐ-CP và trong Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây gọi tắt là TTLT số 14/2010 TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC) có thể tóm tắt thành những nhóm vấn đề cơ bản sau:

+ Vấn đề thụ lý THADS. Cơ sở để các cơ quan THADS thụ lý THADS là Bản án, quyết định của Tòa án và đơn yêu cầu thi hành án. Cơ quan THADS căn cứ vào thẩm quyền thi hành án để xem xét nội dung, hình thức của Đơn yêu cầu thi hành án và các tài liệu kèm theo để quyết định nhận hoặc từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án. Điểm mới của pháp luật THADS hiện hành, đó là quy định người được thi hành án có nghĩa vụ cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và quy định thời hiệu yêu cầu thi hành án là 05 năm.

+ Vấn đề ra quyết định thi hành án: Theo quy định của pháp luật THADS hiện hành, việc ra quyết định thi hành án gồm hai trường hợp: Chủ động và theo đơn yêu cầu thi hành án. Về nguyên tắc, Thủ trưởng cơ quan THADS chỉ ra một quyết định thi hành án chung cho khoản thuộc diện chủ

động thi hành án trong một Bản án, ra một quyết định thi hành án cho mỗi đơn yêu cầu thi hành án và ra một quyết định thi hành án chung cho những người có quyền, nghĩa vụ liên đới. Đối với Bản án, quyết định của Tòa hành chính, Thủ trưởng cơ quan THADS chỉ ra quyết định thi hành án đối với phần nghĩa vụ về tài sản như án phí, bồi thường thiệt hại, giao đất, trả tài sản…Về vấn đề ra quyết định thi hành án, Luật THADS năm 2008 có thêm Điều 37 hoàn toàn mới so với Pháp lệnh THADS năm 2004 quy định: người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án thì có quyền ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án. Như vậy, ngoài Thủ trưởng cơ quan thi hành án có quyền ra các loại quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án thì Chấp hành viên cũng có quyền ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy các loại quyết định về thi hành án thuộc thẩm quyền ban hành của Chấp hành viên như: quyết định cưỡng chế, quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm THA…

+ Vấn đề thông báo thi hành án: Theo quy định của pháp luật THADS

hiện nay gồm thông báo trực tiếp, niêm yết công khai và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông báo trực tiếp được thực hiện như sau: Chấp hành viên, công chức thi hành án trực tiếp giao thông báo cho người được thông báo, hoặc do bưu tá chuyển thư bảo đảm, do người được cơ quan THADS ủy quyền hợp pháp giao thông báo. Luật cũng cho phép cơ quan THADS tiến hành thông báo bằng điện tín, Fax, email theo yêu cầu của người được nhận thông báo. Thời hạn thông báo cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra các loại văn bản như quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập…

+ Vấn đề xác minh điều kiện Thi hành án: Chấp hành viên phải tiến

hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án trong trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án. Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu thì người được thi hành án có nghĩa vụ xác minh điều kiện thi hành án, nếu đã xác minh theo quy định nhưng không có kết quả thì người được thi

hành án có quyền yêu cầu Chấp hành viên xác minh nhưng phải chịu chi phí; đối với các tài sản đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, đăng ký giao dịch bảo đảm thì phải xác minh tại cơ quan đăng ký. Biên bản xác minh phải có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, UBND, công an cấp xã hoặc cơ quan tổ chức nơi tiến hành xác minh. Thời hạn xác minh đối với các việc thi hành án chủ động, ít nhất 06 tháng một lần trong trường hợp người phải thi hành án không có điều kiện, xác minh ít nhất 01 năm một lần đối với trường hợp người phải thi hành án không có điều kiện đang chấp hành hình phạt tù, hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú.

+ Vấn đề đôn đốc giải quyết THADS: Pháp luật THADS hiện hành

quy định thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày trừ trường hợp phải áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Hết thời hạn quy định trên, sau khi Chấp hành viên tiến hành các biện pháp đôn đốc, thuyết phục, xác minh, thông báo thi hành án người phải thi hành án vẫn không chấp hành án thì tùy từng trường hợp Chấp hành viên sẽ áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án như: phong tỏa tài khoản, tạm giữ tài sản, giấy tờ, tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản; hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án như: khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền giấy tờ có giá; trừ vào thu nhập; kê biên xử lý tài sản; khai thác tài sản của người phải thi hành án; buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định; hoặc ra các quyết định như Ủy thác thi hành án; hoãn thi hành án; tạm đình chỉ thi hành án; đình chỉ thi hành án; trả đơn yêu cầu thi hành án. Việc thi hành án chỉ kết thúc khi đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình, hoặc có quyết định đình chỉ thi hành án, hoặc có quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án (đây là quy định mới so với Pháp lệnh THADS năm 2004). Quá trình thi hành án, đương sự có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án xác nhận kết quả thi hành án trong 05 ngày làm việc kể từ khi có đơn yêu cầu.

+ Vấn đề miễn, giảm thi hành án được quy định tại từ Điều 61 đến

Điều 64 Luật THADS, được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tại chương III, Điều 26 Nghị định 58/2009/NĐ-CP, tại Thông tư liên tịch số 10/2010/TTLT-BTP-BTC-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/5/2010 của liên ngành Tư pháp, Công an, Tài chính, Tòa án, Viện kiểm sát (sau đây gọi tắt là Thông tư số 10/2010/TTLT…). Hướng dẫn thủ tục miễn thi hành án đối với các khoản thu cho ngân sách nhà nước có giá trị không quá 500.000đ được quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2010/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/3/2010.

+ Vấn đề Phí THADS được quy định tại Điều 60 Luật THADS năm

2008, được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tại các Điều 33, 34 Nghị định 58/2009/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22/9/2010 hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí THADS.

+ Vấn đề bảo đảm tài chính để thi hành án được quy định tại Điều 62

Luật THADS năm 2008, được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tại các Điều 27,28,29,30 Nghị định 58/2009/NĐ-CP và Thông tư số 04/2009/TTLT- BTC-BTP ngày 15/10/2009 hướng dẫn bảo đảm tài chính trừ ngân sách Nhà nước để thi hành án

+ Vấn đề Bảo quản tài sản trong THADS được quy định tại Điều 58

Luật THADS năm 2008. Việc xử lý vật chứng, tài sản được tuyên trong Bản án, Quyết định của Tòa án được quy định từ Điều 122 đến Điều 129 Luật THADS năm 2008 và mục II, Thông tư số 06/2007/TT-BTP ngày 05/7/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục hành chính trong hoạt động THADS. Cũng cần phải lưu ý việc xử lý tài sản trong các trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản như: bảo quản tài sản kê biên, định giá, bán đấu giá tài sản kê biên, giao tài sản để đối trừ nghĩa vụ thi hành án, chuộc lại tài sản kê biên…

Trình tự, thủ tục thi hành án đối với một số trường hợp cụ thể như: Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyết định giám đốc thẩm,

tái thẩm; quyết định về phá sản được quy định tại các Mục 2, 3, 4, chương V, Luật THADS năm 2008. Khi thi hành án đối với các trường hợp cụ thể nêu trên, chúng ta còn phải căn cứ các quy định của Luật Tố tụng dân sự, Luật phá sản...

Về Khiếu nại, tố cáo trong THADS được quy định tại mục 1, mục 2, chương VI Luật THADS năm 2008, được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tại Điều 25 Nghị định 58/2009/NĐ-CP và Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo trong THADS ban hành kèm theo quyết định số 1420/QĐ-TCTHA của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS.

Công tác phối hợp trong THADS theo quy định của pháp luật THADS hiện hành đã có những đổi mới. Luật THADS năm 2008 xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành hữu quan từ Chính phủ, UBND các cấp đến Tư pháp, Quốc phòng, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Kho bạc, Ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong THADS. Riêng công tác phối hợp giữa các ngành Tư pháp, Tòa án, Viện Kiểm sát được hướng dẫn thực hiện trong chương II Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC.

Có được khung pháp luật tương đối hoàn thiện như trên, công tác THADS thời gian qua đã có những chuyển biến hiệu quả, tích cực đã và đang đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt, tiến tới hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)