- Từ ngày 01/7/2009 đến nay:
10. 516 việc (năm trước chuyển
2.1.3.5. Hoạt động phối hợp trong thi hành án dân sự và vai trò chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp
đạo của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp
THADS là nhiệm vụ của các cơ quan THADS và của Chấp hành viên, nhưng để hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn, phức tạp đó, bản thân cơ quan THADS và Chấp hành viên không thể đơn phương tiến hành có hiệu quả. Vì vậy, công tác phối hợp trong THADS có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của hoạt động THADS. Từ khi có Luật THADS năm 2008 và các văn bản hướng dẫn đến nay, hoạt động phối hợp trong THADS đã được củng cố chặt chẽ, được tăng cường về số lượng, nâng cao về chất lượng. Việc thực hiện trách nhiệm của các ngành như Tòa án, Viện Kiểm sát, Tư pháp, Nội vụ, Công an, Quốc phòng, Tài chính, Ngân hàng, Kho bạc, Tài nguyên và Môi trường, Bảo hiểm xã hội nhất là UBND các cấp trong THADS được chú trọng và có hiệu quả hơn. Hoạt động xác minh thi hành án và yêu cầu phối hợp áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án đã được các cơ
quan hữu quan đáp ứng, ủng hộ. Đặc biệt, ngành Công an đã có các văn bản hướng dẫn phối hợp giữa THADS với thi hành án hình sự, đã ban hành Quyết định số 1501/2008/QĐ-BCA(C11) ngày 10/9/2008 quy định Quy trình hỗ trợ cưỡng chế THADS của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ Tư pháp thuộc Công an nhân dân. Công an tỉnh Thanh Hóa đã có công văn số 545/PV11 (PC81) ngày 29/12/2010 hướng dẫn thực hiện chức năng hỗ trợ THADS đối với Công an các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc. Hoạt động THADS cũng được các phương tiện thông tin đại chúng như Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, Báo pháp luật xã hội, Đại đoàn kết, Tuổi trẻ… quan tâm đưa tin có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về THADS đối với mọi cá nhân, tổ chức.
Việc củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo THADS cũng được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo và các đơn vị THADS trong tỉnh chủ động tham mưu kịp thời. Thống kê trên toàn tỉnh cho thấy, hiện đã có 22/28 Ban Chỉ đạo THADS được kiện toàn theo quy định của Pháp luật THADS hiện hành; có 19/22 Ban Chỉ đạo đã tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo. Trưởng Ban Chỉ đạo thi hành án hiện nay là một đồng chỉ Chủ tịch, hoặc phó Chủ tịch UBND cùng cấp, thành viên là các ngành hữu quan trong công tác THADS. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp quản lý về công tác THADS trên địa bàn, chỉ đạo thi hành những vụ án khó khăn, phức tạp, nhất là những vụ việc cần phải cưỡng chế theo đề nghị của cơ quan THADS; tổ chức phối hợp giữa các ngành hữu quan trong công tác THADS, chỉ đạo Ban Chỉ đạo, UBND cấp dưới thực hiện tốt vai trò, chức năng đối với công tác THADS. Hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từng bước được củng cố, tăng cường, từ năm 2010 đến nay, đã có 32 vụ cưỡng chế có ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo THADS, có 17 vụ cưỡng chế, đã được đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo tổ chức họp Ban Chỉ đạo và trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động của Ban Chỉ đạo chứng tỏ sự quan tâm, vào cuộc của cấp
ủy, chính quyền các cấp đối với công tác THADS, mặt khác cũng cho thấy việc chuyển giao công tác THADS từ Tòa án sang cho Chính phủ quản lý, chịu trách nhiệm là hoàn toàn phù hợp trong điều kiện nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, hoạt động phối hợp trong THADS vẫn còn không ít những khó khăn, vướng mắc như: có không ít các cơ quan, trong không ít những vụ việc thực hiện phối hợp THADS còn mang tính chất hình thức, miễn cưỡng. Nhất là đối với các cơ quan Kho bạc, Ngân hàng, Bảo hiểm, khi Chấp hành viên tiến hành xác minh tài khoản, áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, khấu trừ tiền trong tài khoản, trừ vào thu nhập của người phải thi hành án thì không được cung cấp thông tin đầy đủ, không được thực hiện nghiêm… Trong năm 2010, Cục THADS tỉnh có đề nghị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hỗ trợ lực lượng rà phá bom mìn trong cưỡng chế thi hành án, mặc dù đã có văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh nhưng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh vẫn tìm lý do để từ chối, gây không ít khó khăn, thậm chí có nguy cơ thiếu an toàn về tính mạng, tài sản trong việc cưỡng chế thi hành. Các phương tiện thông tin đại chúng nhất là những Báo Trung ương có Văn phòng hoặc có phóng viên, cộng tác viên thường trú tại Thanh Hóa, do không kiểm tra, biên tập kỹ nên đã đăng bài viết về một số việc cưỡng chế THADS trong tỉnh thiếu khách quan, thiếu kiến thức pháp luật về THADS, theo hướng có lợi cho người phải thi hành án.
Hiện nay, tại một số địa phương vẫn chưa thành lập, kiện toàn được Ban Chỉ đạo THADS là quá chậm so với quy định của Luật THADS năm 2008 và Nghị định số 74/2009/NĐ-CP. Hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS vẫn chưa được chủ động và thường xuyên, vai trò tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp trong quản lý, chỉ đạo THADS còn hạn chế. Không ít các thành viên của Ban Chỉ đạo THADS tham gia mang tính hình thức, không biết và chưa được phân công làm việc gì …
Tóm lại, mặc dù còn không ít những khó khăn, tồn tại nhưng hoạt động THADS tại tỉnh Thanh Hóa nói riêng và trong cả nước nói chung đã đạt
được những kết quả khả quan, hệ thống văn bản pháp luật từng bước được hoàn thiện, tổ chức bộ máy đang trong giai đoạn cải cách, kiện toàn, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư hơn, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức được nâng cao, chất lượng, hiệu quả công tác THADS không ngừng được cải thiện, đã góp phần tích cực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Kinh tế - xã hội của địa phương. Đạt được những kết quả trên, là do những nguyên nhân sau: trước hết, đó là sự quan tâm sâu sắc, sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của cấp ủy, là sự quản lý mạnh mẽ, hiệu quả của các cấp chính quyền; là sự nỗ lực rèn luyện và phấn đấu của cơ quan THADS và đội ngũ cán bộ, công chức THADS trong tỉnh, bên cạnh đó, luôn có sự tích cực quan tâm, phối hợp, ủng hộ của các cấp, các ngành hữu quan và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa.