e. Xử lý vi phạm và các hình thức trách nhiệm trong lĩnh vực thi hành án dân sự
2.1.2. Sơ lƣợc quá trình tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự tại Thanh Hóa
tại Thanh Hóa
Công tác THADS là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước ta. Chính vì vậy, tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan THADS được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Thực hiện cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, tháng 11 năm 2008, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật THADS; Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009, Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan THADS. Tuy nhiên, để có thể tìm hiểu, đánh giá được một cách đầy đủ, chính xác tình hình hoạt động THADS tại Thanh Hóa, chúng ta cần phải đi sâu làm rõ từng giai đoạn phát triển sau:
- Từ ngày 01/7/1993 đến ngày 30/6/2004:
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa IX ngày 06/10/1992, Pháp lệnh THADS năm 1993, Chỉ thị số 266/CT-TTg ngày 02/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ, công tác THADS được Tòa án chuyển giao cho Bộ Tư pháp thống nhất quản lý từ trung ương đến địa phương. Tại Thanh Hóa, ngày 08 tháng 6 năm 1993 Bộ Tư pháp đã ra Quyết định thành lập phòng Thi hành án thuộc Sở Tư pháp Thanh Hóa, 23 Đội Thi hành án thuộc phòng Tư pháp cấp huyện trong tỉnh cũng được thành lập và chính thức đi vào hoạt động.
Thời gian đầu, các cơ quan THADS trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, thử thách. Đội ngũ cán bộ thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Tổng số cán bộ chỉ có 60 người, trong đó có 41 Chấp hành viên, 08 Đội trưởng. Số cán bộ có trình độ đại học chỉ có 15 người. Bên cạnh đó, tâm lý cán bộ chưa ổn định, cơ sở vật chất thiếu thốn, hầu hết các trụ sở làm việc đều ở tạm hoặc ở nhờ các đơn vị như Tòa án, phòng Tư pháp... Các đơn vị miền núi như Quan Hóa, Bá Thước, Thường Xuân khi thành lập chỉ có 01 cán bộ. Từ ngày 01/7/1993 đến 30/12/1993, các cơ quan THADS trong tỉnh phải thi hành 8.664 việc và 1.364.250.000đ. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm kịp thời của Bộ Tư pháp, lãnh đạo tỉnh, của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự lãnh đạo,
chỉ đạo sát sao của Sở Tư pháp, lực lượng Thi hành án trong tỉnh đã giải quyết xong được 4.326 việc, thu được 682.125.000 đồng.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngày 11/9/2001 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác THADS. Ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Quán triệt tinh thần các nghị quyết, chỉ thị trên và để tổ chức thực hiện, Bộ Tư pháp, lãnh đạo tỉnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tư pháp về công tác THADS. Tạo ra những thay đổi tích cực trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan THADS trong tỉnh.
Giai đoạn này, hệ thống cơ quan THADS tỉnh Thanh Hóa đã được quan tâm, chăm lo và tổ chức thực hiện nhiều biện pháp nhằm củng cố, kiện toàn về bộ máy, thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ, xây dựng cơ quan, đoàn thể vững mạnh. Số Đội Thi hành án lúc mới bàn giao có 23 đơn vị đến năm 2004 là 27 đơn vị. Tổng biên chế cán bộ Thi hành án toàn tỉnh là 182 người, trong đó có 64 Chấp hành viên. Không chỉ lớn mạnh về số lượng, chất lượng cán bộ cũng được tăng lên rõ rệt, số cán bộ có trình độ Đại học là 66 người, tăng 4,4 lần so với năm 1993. Hàng chục cán bộ quản lý, cán bộ dự nguồn đã được cử đi học các lớp như: Cao cấp chính trị, đào tạo nghiệp vụ và đại học Luật tại chức. Đây là nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và Chấp hành viên trong giai đoạn tiếp theo.
Từ năm 1993 đến 2004 số vụ việc thụ lý và kết quả THADS trong tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước. Tập thể cán bộ, công chức Thi hành án đã xác định được trách nhiệm với khối lượng công việc nặng nề nên đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực để liên tục nâng cao thành tích trong công tác. Trong năm 2004, các cơ quan THADS trong tỉnh phải thi hành 13.361 việc, đã giải quyết xong 6.246 việc, số tiền phải thi hành 74.394.316.000đ, đã giải quyết được 23.832.619.000đ. Kết quả trên, bước đầu đáp ứng được chỉ tiêu, kế hoạch công tác, góp phần giải quyết tình trạng án tồn đọng.
Về cơ sở vật chất: Buổi đầu thành lập, phần lớn các trụ sở đều ở tạm, ở nhờ; phương tiện làm việc thiếu thốn. Nhưng đến năm 2004 toàn tỉnh đã có 23 đơn vị được xây dựng trụ sở kiên cố. Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố trong tỉnh đã trang bị, hỗ trợ nhiều phương tiện làm việc cho các cơ quan thi hành án như: xe ô tô, xe máy, máy vi tính và các phương tiện khác.