Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi toàn quốc

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 28)

quyết định của các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi toàn quốc

Bảo đảm hiệu lực của Bản án, quyết định của Tòa án là nguyên tắc được quy định tại Điều 4, Luật THADS năm 2008. Nội dung của nguyên tắc này yêu cầu các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân tuyệt đối tuân thủ và có trách nhiệm thi hành đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án và quyết định của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS, cấp ủy, chính quyền cùng cấp, các cơ quan THADS địa phương đảm bảo cho Bản án, quyết định được đưa ra thi hành và phát sinh hiệu lực trên thực tế.

1.2.5. Hình thức, phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực thi hành án dân sự thi hành án dân sự

Hình thức quản lý là cách thức biểu hiện hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền đối với các quan hệ xã hội. Trong hoạt động quản lý nhà nước, mỗi hoạt động quản lý được thể hiện trong hình thức nhất định phù hợp với thẩm quyền của từng loại chủ thể quản lý nhằm hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho nó. Như đã nói, THADS là hoạt động hành chính - tư pháp, vì vậy lĩnh vực THADS cũng bao gồm tất cả những hình thức quản lý nhà nước nói chung như sau:

- Hình thức ban hành văn bản quản lý nhà nước

Để điều chỉnh một công việc hoặc một hành vi hoạt động của một hay nhiều đơn vị khác nhau theo mục đích quản lý thì các cơ quan nhà nước ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư… để các khách thể căn cứ vào văn bản đó thực hiện. Hình thức ban hành văn bản quản lý nhà nước được quy định nghiêm ngặt về thẩm quyền, đối tượng, phạm vi. Trong lĩnh vực THADS, khi điều chỉnh vấn đề tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý THADS, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2009/NĐ-CP về cơ quan quản lý THADS, cơ quan THADS và cán bộ, công chức làm công tác THADS để các

chủ thể khi tham gia quan hệ quản lý THADS làm căn cứ thực hiện, đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm khi các chủ thể không thực hiện đúng quy định. Vì vậy, hình thức ban hành văn bản quản lý nhà nước là quan trọng nhất của các chủ thể trong hoạt động quản lý.

- Hình thức ban hành văn bản áp dụng pháp luật

Là một hình thức hoạt động thường xuyên, chủ yếu của các cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan THADS nói riêng. Nội dung của hình thức này là áp dụng các quy phạm pháp luật trong những trường hợp cụ thể, điều kiện cụ thể để giải quyết các công việc cụ thể. Việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật nhất định. Trong THADS, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chấp hành viên, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, nâng ngạch…đối với cán bộ, công chức làm công tác THADS chính là biểu hiện cụ thể của hình thức này.

- Hình thức áp dụng các hoạt động mang tính chất pháp lý khác

Đây cũng là một hình thức của hoạt động quản lý. Nó được tiến hành khi phát sinh những điều kiện tương ứng được định trước trong quy phạm pháp luật nhưng không cần ban hành văn bản áp dụng pháp luật như: áp dụng các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật, đăng ký những sự kiện nhất định, lập và cấp một số giấy tờ như biên bản vi phạm hành chính…Trong lĩnh vực THADS việc áp dụng các hoạt động mang tính pháp lý khác có ý nghĩa rất quan trọng như: công chứng hợp đồng, đăng ký khai tử, lập di chúc, áp dụng các biện pháp bảo đảm như tạm giữ tài sản, phong tỏa tài khoản để tránh đương sự tẩu tán tài sản. Chính việc làm trên là những căn cứ để thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực THADS.

1.2.6. Nội dung cụ thể và thủ tục quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực thi hành án dân sự vực thi hành án dân sự

Mục đích chính của công tác THADS là đảm bảo cho các phán quyết của Tòa án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền được đưa ra thi hành trên

thực tế. Để thực hiện tốt mục đích đó, bên cạnh một bộ máy trực tiếp làm công tác THADS tốt còn phải có một cơ chế quản lý công tác THADS hiệu quả. Các hoạt động quản lý THADS có tác động trực tiếp và hết sức quan trọng đối với công tác THADS. Hiện nay, theo quy định của Luật THADS năm 2008 và các văn bản hướng dẫn hiện hành, nội dung và thủ tục quản lý THADS được quy định như sau:

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 28)