- Về hoạt động marketing, tuyên truyền nhằm quảng bá và thu hút khách hàng tham gia và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử
2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm
3.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 1 Xu hướng trước mắt
3.2.1. Xu hướng trước mắt
Theo các báo cáo phát triển thương mại điện tử của ASEAN, Việt Nam đã được xếp vào một trong số những quốc gia sẵn sàng cho thương mại điện tử. Điều này có nghĩa là Chính phủ Việt Nam đã nhận ra sự tồn tại tất yếu của thương mại điện tử cũng như vai trò của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy phát triển thương mại và tăng trưởng kinh tế, đồng thời đã đề ra những
chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử. Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết về thương mại điện tử trong lộ trình gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương và Tổ chức Thương mại thế giới. Bằng chứng là trong 5 năm qua thương mại điện tử Việt Nam hay cụ thể là ngân hàng điện tử Việt Nam đã bước đi những bước phát triển đáng kể.
Bảng 3.1: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ASEAN
Ngành ngân hàng Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mất nhiều thời gian nữa mới mới theo kịp các nước trong khu vực, đặc biệt là ngân hàng điện tử. Các nước ASEAN đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng điện tử như Xin-ga-po có ATM từ năm 1979, Ma-lai-xi-a có ATM vào năm 1981, còn Việt Nam bắt đầu nhen nhóm phát triển ngân hàng điện tử từ 1996.
Kể từ cuối năm 2001, các ngân hàng ở Việt Nam đã nhận thấy vai trò của phát triển ngân hàng điện tử như là một cách để tăng cường khả năng cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng. Nhiều ngân hàng đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống ATM, POS. Hệ thống ATM phát triển bùng nổ ở Việt Nam. Các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn đang đẩy mạnh xây dựng hệ thống ATM nhằm phục vụ khách hàng của mình tốt hơn. Xu thế này sẽ vẫn tiếp tục phát triển trong một vài năm tới. Bởi vì các máy ATM hiện nay mới chỉ tập trung nhiều ở các thành phố lớn như
Xuất hiện Tham gia Phát triển Phát triển mở rộng
Việt Nam Cam-pu-chia Mi-an-ma Lào Thái Lan Phi-líp-pin Bru-nây In-đô-nê-xi-a Ma-lai-xi-a Xin-ga-po
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Do đó, các ngân hàng đang tiến hành mở rộng hệ thống ATM tại các tỉnh thành trong cả nước.
Đi đôi với ATM là dịch vụ thẻ, bao gồm cả phát hành và chấp nhận thanh toán. Thẻ và ATM là mục tiêu trước mắt của các ngân hàng. Chủ trương phát triển dịch vụ ngân hàng tiêu dùng, ngân hàng bán lẻ buộc các ngân hàng phải nhanh chóng mở rộng hệ thống và số lượng khách hàng cá nhân. Nhưng những ràng buộc như hạn chế về số lượng chi nhánh, số lượng nhân viên, thời gian phục vụ tại quầy đã khiến cho việc phục vụ một số lượng lớn khách hàng là vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, dịch vụ phát hành thẻ và ATM là dịch vụ lợi thế nhất mang lại hiệu quả cho cả khách hàng và ngân hàng. Dự kiến đến cuối năm 2010 toàn thị trường Việt Nam đạt mức phát hành 20 triệu thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ.
Dịch vụ phone - banking và internet - banking trong thời gian tới mới chỉ bước đầu đưa vào hoạt động hoặc thử nghiệm hoạt động. Nguyên nhân là các dịch vụ này đòi hỏi một cơ sở hạ tầng công nghệ cao. Cần có thời gian cho các ngân hàng thiết lập và nâng cấp hệ thống kỹ thuật cũng như cho người tiêu dùng nâng cao nhận thức và có một hiểu biết tương đối về dịch vụ có tính chất cách mạng trong lĩnh vực tài chính này.