- Về hoạt động marketing, tuyên truyền nhằm quảng bá và thu hút khách hàng tham gia và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử
2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm
3.1.1. Hạ tầng cơ sở cho việc phát triển ngân hàng điện tử
- Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin
Vào đầu những năm 1980, máy tính được nhập vào Việt Nam mở đầu thời kỳ phát triển nhanh chóng của tin học Việt Nam. Đến giữa thập niên 90 của thế kỷ 20, Việt Nam bắt đầu triển khai chương trình quốc gia về công nghệ thông tin, các công ty tin học hàng đầu thế giới bắt đầu tham gia vào thị trường tin học Việt Nam, số lượng máy tính nhập khẩu tăng vọt với tốc độ 50%/năm cho thấy nhu cầu của người dân Việt Nam là rất lớn.
Mức độ phổ biến thương mại điện tử trong doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua là đáng lo ngại. Trong số hơn 70 nghìn doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, có hơn 3.000 doanh nghiệp sử dụng internet (chiếm khoảng 4,3%), khoảng 2% doanh nghiệp có trang chủ riêng, 8% doanh nghiệp bắt đầu nghiên
cứu áp dụng thương mại điện tử. Nhưng do nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử, hiện nay số doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử ngày càng tăng. Các doanh nghiệp truy cập internet để thu thập thông tin, xây dựng trang chủ để quảng cáo sản phẩm dịch vụ của mình và tham gia giao dịch buôn bán trực tiếp.
Việt Nam tham gia mạng toàn cầu tương đối chậm. Đến năm 1997 mới kết nối internet. Giữa năm 1999 mới chỉ có 20.000 thuê bao. Lĩnh vực này đang ngày càng phát triển, số lượng thuê bao internet tăng chóng mặt. Ngành viễn thông Việt Nam cũng có những bước đột phá, mức tăng trưởng của ngày gần đây lên tới 70%/năm. Nhờ các mạng nội bộ và mạng quốc gia công việc quản lý của một số ngành đã được tin học hoá, đặc biệt là ngành ngân hàng. Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng cải thiện tình trạng internet tại Việt Nam.
- Hạ tầng cơ sở nhân lực
Trong một vài năm gần đây, số lượng chuyên gia công nghệ thông tin ngày một tăng và cộng đồng người sử dụng internet tăng đột biến. Đây là một thuận lợi cho sự phát triển thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng. Hệ thống ngân hàng đã có thể tự viết được các chương trình phần mềm mà không phải đi mua của nước ngoài, vừa phù hợp với các điều kiện Việt Nam, vừa tiết kiệm được chi phí. Hơn nữa, với cộng đồng sử dụng internet tăng mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới, phát triển các dịch vụ mới sẽ nhanh chóng được áp dụng.
Cho tới những năm 1980, Việt Nam chưa có khoa công nghệ thông tin trong các trường đại học đồng thời cũng chưa có thệ thống đào tạo chuyên gia và các cán bộ trong ngành khoa học mới mẻ này. Đội ngũ những người làm tin học gồm một số là nhà toán học chuyển sang, một số học ở nước ngoài về. Đến nay nhiều trường đại học đã thành lập khoa công nghệ thông tin, việc đào tạo trong nước dần được mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng. Đội ngũ các kỹ sư tin học
trong nước được đào tạo cơ bản hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống công nghệ thông tin.
Công nghiệp phần mềm Việt Nam đã và đang phát triển, từ chỗ chủ yếu là các dịch vụ cài đặt và hướng dẫn sử dụng phần mềm sẵn có, đến nay đã có nhiều công ty cho ra đời nhiều sản phẩm phần mềm đáp ứng nhu cầu công việc cụ thể trong nhiều lĩnh vực khác như tài chính, kế toán, địa chính… Đặc biệt một số công ty tin học hàng đầu đã có sản phẩm xuất khẩu. Phân mềm của Việt Nam bao gồm một số các bản Việt hoá các sản phẩm phần mềm nước ngoài, một số chương trình quản lý mạng máy tính ngân hàng, tài chính, một số các chương trình quản lý…