- Về hoạt động marketing, tuyên truyền nhằm quảng bá và thu hút khách hàng tham gia và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử
2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm
3.1.2. Triển vọng đối với ngân hàng cũng như khách hàng
- Đối với ngân hàng
Mặc dù ngân hàng điện tử ở Việt Nam mới được áp dụng trong vài năm trở lại đây trong khi ở các nước khác hoạt động này đã trở nên phổ biến. Nhưng các ngân hàng Việt Nam lại có điều kiện tiếp xúc với công nghệ mới, đi tắt đón đầu đầu, ứng dụng công nghệ hiện đại nhất. Hơn nữa còn học hỏi được kinh nghiệm của người đi trước để tránh đi vào vết xe đổ do các ngân hàng đi trước vấp phải. Đến cuối những năm 1990 các ngân hàng của Việt Nam mới nhận thức được vai trò của công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng và do vậy đề án tin học hoá ngân hàng mới được ra đời đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay. Chỉ sau một thời gian ngắn, bộ mặt của hệ thống ngân hàng điện tử ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời. Trong cơ cấu tổ chức của mình, các ngân hàng cũng đã chú trọng hơn đến vấn đề xây dựng cho mình một hệ thống công nghệ thông tin riêng. Các ngân hàng đã có những đội ngũ cán bộ tin học riêng, có chuyên môn cao, có thể tạo ra các chương trình phần mềm mang đặc thù của mình, các chương trình phù hợp hơn với thị trường Việt Nam.
ngân hàng mới cho ra đời các dịch vụ phone - banking với dịch vụ ngân hàng đơn giản cho phép khách hàng xem số dư tài khoản thì cho đến nay hệ thống ATM được triển khai ở nhiều khu vực. Tuy những dịch vụ này vẫn ở mức thấp nhưng rõ ràng tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin của ngành ngân hàng so với ngành khác là khá nhanh, nắm rõ được xu thế phát triển của dịch vụ ngân hàng trên thế giới để đưa vào Việt Nam.
- Đối với doanh nghiệp
Do quy chế quản lý thông thoáng, thành phần kinh tế đa dạng không gò bó. Nhà nước tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức muốn đứng ra thành lập doanh nghiệp nên ngoài doanh nghiệp Nhà nước, số lượng công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh đang ngày càng tăng. Số lượng doanh nghiệp đã tạo ra một lượng lớn nhu cầu thanh toán B2B. Các doanh nghiệp luôn muốn ngân hàng cải tiến thủ tục thanh toán sao cho gọn nhẹ hơn, dễ thanh toán hơn và đặc biệt là nhanh hơn để giảm khả năng tồn đọng vốn. Các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn ủng hộ việc ra đời dịch vụ ngân hàng điện tử vì vậy đây là một thị trường lớn, một đối tượng khách hàng tiềm năng để ngân hàng khai thác khi triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử.
Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm hơn đến công nghệ thông tin. Đại đa số các doanh nghiệp đã được trang bị máy tính, dữ liệu được tổ chức thành các kho thông tin có cấu trúc và chuẩn hoá trên các phần mềm quản trị dữ liệu. Và máy tính cũng được kết nối với internet cũng như mạng nội bộ để có thể thực hiện được các giao dịch thương mại điện tử.
Trong thời kỳ thương mại điện tử phát triển nhanh, nếu như ngân hàng vẫn cần một địa điểm để giao dịch không thể chuyển toàn bộ giao dịch thành điện tử được. Hình thức thanh toán điện tử chỉ là một công cụ, một kênh phân phối mới của ngành ngân hàng vì khách hàng vẫn muốn biết trụ sở ngân hàng chính ở đâu và liệu ngân hàng đó có đủ uy tín để họ gửi tiền vào đẩy hay không. Thì doanh
nghiệp hoàn toàn có khả năng trở thành doanh nghiệp điện tử mà không cần có trụ sở giao dịch. Do vậy các hình thức thanh toán điện tử cũng cần phải được phát triển để dễ dàng thực hiện các giao dịch trực tuyến.
- Đối với khách hàng
Đào tạo tin học ngày càng được mở rộng và nhu cầu học tập tin học ngày càng cao khiến mặt hàng hiểu biết chung về tin học trong cộng đồng dân cư ngày tăng đặc biệt ở thành phố và các trung tâm văn hoá, chính trị, thương mại lớn. Lượng người sử dụng internet ngày càng tăng, khách hàng có nhiều cơ hội tiếp xúc với giao thương thương mại quốc tế đặc biệt là giao thương thông qua thương mại điện tử. Dần dần mọi người nhận thấy rằng giao dịch thông qua internet sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mình cũng như cho cộng đồng. Giao dịch điện tử lúc đó sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
Thực tế, các nước khác trên thế giới 100% người dân trên 18 tuổi có tài khoản tại ngân hàng, sử dụng thẻ thanh toán và các dịch vụ internet - banking. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì không như vậy. Dịch vụ thanh toán điện tử mới được đưa vào áp dụng, chỉ khoảng 25% trong số đó chỉ có 15% là sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử. Lượng người sử dụng dịch vụ này ở Việt Nam còn quá thấp. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch phát triển hợp lý thì sẽ mang lại một lượng khách hàng tiềm năng lớn, mở ra triển vọng cho ngành ngân hàng Việt Nam trong quá trình phát triển.