Kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng cổ phần nhà hà nội (Trang 43 - 44)

- Philíppin

2.2.3. Kết quả kinh doanh

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 5 năm

Đơn vị: Triệu VNĐ Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng thu từ hoạt động kinh doanh 311.440 488.911 986.246 2.248.179 2.371.159 Tổng chi phí hoạt động kinh doanh 238.562 371.031 707.174 1.702.501 1.780.422 Thu nhập hoạt động thuần 72.878 117.880 279.072 545.678 590.737 Lợi nhuận trước

thuế 60.466 103.097 248.047 460.755 480.422

Lợi nhuận sau thuế 45.657 75.190 185.193 365.632 352.167

Cổ tức 15% 25% 32% 20% 20%

Tổng tài sản Có 3.728.305 5.524.791 11.685.318 23.518.684 23.606.717 Tổng tài sản Nợ 3.474.758 5.133.327 9.928.937 20.339.339 20.613.956 Tổng huy động 3.397.386 4.949.003 9.735.102 19.970.336 16.022.000 Vốn điều lệ 200.000 3000.000 1.000.000 2.000.000 2.800.000

“Nguồn: Ngân hàng cổ phần NhàHà Nội năm 2008”

Qua bảng trên có thể thấy, Habubank đã phát triển tốt trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008. So sánh các chỉ tiêu trong bảng trên giữa năm 2004 với năm 2008, đều tăng trung bình từ 7 - 8 lần, thậm chí có chỉ tiêu tăng 14 lần. Điều này đạt được không chỉ nhờ Habubank đã thực hiện có hiệu quả các chính sách, biện pháp phù hợp trong giai đoạn này mà còn một phần nhờ mức tăng trưởng ở mức cao của nền kinh tế, nhu cầu tín dụng tăng mạnh, thị trường chứng khoán bùng nổ. Mức tăng tổng thu từ hoạt động kinh doanh lớn hơn mức tăng tổng chi phí, dẫn đến thu nhập hoạt động thuần tăng, kéo theo lợi nhuận trước thuế tăng. Lợi nhuận sau thuế của Habubank có mức tăng trưởng ấn tượng, chỉ trong có 4 năm tăng 8 lần từ mức 45,6 tỷ đồng năm 2004

lên 352 tỷ đồng năm 2008. Habubank chi trả cổ tức ở mức cao, trung bình khoảng 20%, thậm chí năm 2006 là 35%, cao hơn nhiều mức lãi suất ngân hàng, giúp tạo lòng tin của các nhà đầu tư đối với ngân hàng.

Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng năm 2008 đạt 351,167 tỷ đồng, giảm 13 tỷ đồng so với năm 2007. Tuy nhiên, nếu xét trong bối cảnh xảy ra khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu và tăng trưởng kinh tế của nước ta chậm lại và Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát, nhu cầu tín dụng giảm mạnh, cho thấy Habubank có nội lực mạnh để phát triển bền vững. Chính trong năm này, Habubank vẫn duy trì được mức chi trả cổ tức 20%, bằng với năm 2007. Không những thế, chính trong bối cảnh khó khăn đó, Habubank lại đạt được sự đồng thuận tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ lên 2.800 tỷ. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư tin tưởng vào sự phát triển lớn mạnh và bền vững của ngân hàng.

Xem xét tổng tài sản có và nợ cũng cho thấy mức độ phát triển bền vững của Habubank. Đến năm 2008, tổng mức dư nợ tín dụng là 3.000 tỷ đồng, cho thấy Habubank có đủ mức tín dụng để đáp ứng các yêu cầu đột xuất và tuân thủ các quy định về dư nợ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Tổng mức huy động tăng 4 lần, năm 2008 đạt 16.000 tỷ đồng, phản ánh sự tin tưởng của người dân, các tổ chức tín dụng khác đối với Habubank.

2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠINGÂN HÀNG CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng cổ phần nhà hà nội (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w