Các nước ASEAN

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng cổ phần nhà hà nội (Trang 27 - 29)

Ngân hàng điện tử ở các nước ASEAN bắt đầu xuất hiện từ rất sớm và phát triển hơn ở Trung Quốc. Nhưng chỉ phát triển mạnh ở một số nước và chủ yếu vẫn còn trong lĩnh vực nội địa. Do tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở pháp lý tài chính, dịch vụ ngân hàng điện tử của các nước ASEAN đang còn trong giai đoạn "nghiên cứu" để tìm đường phối hợp chuyển giao công nghệ và hợp tác kỹ thuật với nhau, tham gia thanh toán điện tử với nhau và với các nước khác.

- Xin-ga-po

trên thế giới. Tháng 12/1996, nhân phiên họp khai mạc cấp bộ trưởng WTO tổ chức ở Xin-ga-po, nước này đã chính thức khai trương việc ứng dụng toàn diện các loại thẻ, thẻ ghi nợ, thẻ tiền mặt internet, thẻ thông minh, thẻ mua hàng diện tử, túi tiền điện tử. Hệ thống giao dịch điện tử an toàn manh tính quốc tế thành lập tháng 4/1997 đã được đưa vào sử dụng toàn diện cuối năm 1998. Đưa lên internet 30 chương trình phần mềm ứng dụng phục vụ thương mại điện tử.

Tất cả các ngân hàng lớn ở Xin-ga-po đều cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng thông qua các trang chủ. Các sản phẩm đưa ra gồm có: chuyển tiền qua hệ thống thanh toán; lồng ghép các sản phẩm thương mại điện tử B2B, liên quan tới chọn sản phẩm, đặt hàng mua, phát hành hoá đơn và thanh toán; đặt hàng chứng khoán và bảo hiểm, các hoạt động thị trường vốn; mua bán chứng khoán; dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Tuy nhiên, dịch vụ phát hành thẻ tín dụng lại hạn chế. Chính sách quản lý tiền tệ ở Xin-ga-po quy định cá nhân từ 21 tuổi trở lên và có thu nhập SGD 30,000 đôla Xin-ga-po/năm mới được mua thẻ tín dụng. Hạn mức tín dụng tối đa là 2 tháng lương. Cho tới năm 2008, số lượng thẻ tín dụng phát hành là 3,5 triệu thẻ.

Chính phủ Xin-ga-po cũng ban hành một loạt văn bản luật có liên quan nhằm điều chỉnh hoạt động thanh toán điện tử như Luật giao dịch điện tử, Luật chống lạm dụng máy tính điện tử... Luật bản quyền cũng được sửa đổi.

- Ma-lai-xi-a

Một ví dụ cụ thể cho sự phát triển đầy tiềm năng của ngân hàng điện tử là tại Ma-lai-xi-a. Ngân hàng điện tử của Ma-lai-xi-a bắt đầu hoạt động vào năm 1981 với sự ra đời của hệ thống ATM. Sau đó là sự ra đời của ngân hàng qua điện thoại vào đầu những năm 1990, các dịch vụ ngân hàng qua máy tính. Khách hàng sử dụng chủ yếu là các khách hàng công ty hơn là khách hàng bán lẻ. Tháng 6/2000, Ngân hàng Trung ương Ma-lai-xi-a đã cho phép các

ngân hàng trong nước cung cấp một loạt sản phẩm, dịch vụ trên internet. Bốn năm sau, hầu hết các ngân hàng lớn đã cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử.

Đối với các ngân hàng nước ngoài, 1/1/2001 đã được phép thiết lập các trang chủ, từ 1/1/2002 được thiết lập các trang chủ giao dịch.

Năm 2004, Ma-lai-xi-a đã thực hiện một công trình nghiên cứu phân tích các website ngân hàng, qua đó nhận dạng cách sử dụng thông thường các dịch vụ ngân hàng điện tử của những người chấp nhận sử dụng ngân hàng điện tử và miêu tả các đặc điểm của những người sử dụng ngân hàng điện tử. 542 bảng câu hỏi điều tra đã được phân phát. Trong số kết quả nhận được, 54% số người trả lời cho biết chấp nhận sử dụng ngân hàng điện tử và đã sử dụng các phương tiện tài khoản lưu động, tài khoản tiết kiệm. Đa số người sử dụng dịch vụ này là thanh niên, những người có mức lương cao và những người có địa vị xã hội. Phần lớn số người sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử để thường xuyên tiến hành các hoạt động cơ bản như xem xét các yêu cầu cân đối thu chi và đã có được những báo cáo tóm tắt về các giao dịch của mình. Nhiều người chỉ sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử khi cần, chẳng hạn mỗi tháng một lần để thanh toán các hoá đơn dịch vụ công cộng. Không ít người biết đến ngân hàng điện tử qua sự khuyến khích sử dụng của bạn bè và các thành viên trong gia đình.

Thanh toán điện tử ở nước này rất phát triển, đặc biệt là thanh toán thẻ. 5 triệu thẻ tín dụng được phát hành, trong đó ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 55% thị phần. Hệ thống dày đặc ATM được xây dựng. Tuy nhiên, tỷ lệ gian lận trong thanh toán thẻ ở nước này được xếp vào lại cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng cổ phần nhà hà nội (Trang 27 - 29)