Biến đổi vận tốc dòng máu thận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số huyết động của động mạch thận và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Trang 114 - 116)

- Công thức ước đoán MLCT của CKDEP

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4.3.1. Biến đổi vận tốc dòng máu thận

Khi đo các giá trị Vp, Vd, Vm tại gốc động mạch thận, rốn thận hay nhu mô thận chúng tôi nhận thấy ở bên phải so với bên trái không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Vì vậy để so sánh và tính mối tương quan, chúng tôi chọn các thông số của động mạch thận phải làm đại diện.

Khi so sánh các thông số vận tốc dòng máu thận ở nhóm bệnh và nhóm chứng chúng tôi không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này là do cấu trúc giải phẫu bình thường động mạch thận phải dài và gấp khúc hơn so với động mạch thận trái (điều này cũng thường thấy trên siêu âm) tạo thành các chỗ ngoặt nơi dòng chảy tốc độ. Chain S. dùng Doppler để thăm dò động mạch thận cũng cho ý kiến tương tự [39]. Tác giả Cao Xuân Cương nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường type 2, tác giả Trần Thị Bạch Tuyết nghiên cứu trên bệnh nhân suy thận, tác giả Bùi Văn Giang siêu âm người bình thường đều cho thấy vận tốc giảm dần từ gốc đến rốn thận rồi tới nhu mô thận. Các tác giả cũng kết luận thận phải và thận trái không có khác biệt về vận tốc dòng máu [6], [8], [25].

Các giá trị thông số và chỉ số Doppler đo ở gốc động mạch thận, của vùng rốn thận và trong nhu mô thận giảm rõ rệt từ gốc động mạch thận đến nhu mô. Sự giảm dần của các thông số dọc theo chiều dài của động mạch thận khá ổn định và không có sự khác biệt giữa hai bên. Điều này có thể được giải thích là do mốc giải phẫu (để đặt cửa sổ Doppler) ổn định và khả năng dễ quan sát động mạch thận ở các vị trí này nên các phép đo có độ chính xác cao góp phần thể hiện được tính ổn định và sự không khác biệt về huyết động giữa hai thận. Trong đại đa số các trường hợp động mạch thận xuất phát từ thành bên của động mạch chủ rồi chạy ra sau và chếch xuống dưới nên so với đầu dò đặt từ phía trước, dòng chảy có chiều hướng đi xa dần. Có ít trường hợp đặc biệt động mạch thận xuất phát từ mặt trước bên động mạch chủ (nhất là ở bên phải), chạy một đoạn ngắn ra trước rồi mới quặt ra sau.

Vận tốc dòng máu thận qua các thông số Vm, Vs, Vd đều có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê tương quan với tuổi, giai đoạn tăng huyết áp, sự xuất hiện của microalbumin niệu. Ở các nhóm tuổi khác nhau vận tốc dòng máu khác nhau, tuy nhiên khi đo ở gốc động mạch thận sự giảm này không rõ bằng đo ở

nhu mô thận. Sau 50 tuổi vận tốc dòng máu giảm nhanh, sau đó từ tuổi 60 tốc độ giảm chậm lại và ổn định hơn. Điều này cũng tương tự một số tác giả trong nước và quốc tế. Tăng huyết áp giai đoạn I ở nhóm tuổi 40-50 tốc độ dòng máu tăng hơn so với mức trung bình. Theo thời gian, khi huyết áp tăng giai đoạn II và tuổi trên 50 thì tốc độ giảm rõ rệt so với nhóm chứng.

Thay đổi vận tốc dòng máu khác biệt có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có microalbumin niệu và nhóm tăng huyết áp không có microalbumin niệu khi đo ở rốn thận và nhu mô thận.

Tác giả Cindy A. trong chương trình CME năm 2010 về siêu âm Doppler mạch thận có nhận xét lưu lượng từ vùng rốn thấp hơn vùng gốc động mạch thận 30%; vùng nhu mô thấp hơn vùng rốn 30% [44]. Tác giả Garwood S năm 2001 sử dụng siêu âm Doppler qua thực quản để đánh giá lưu lượng dòng máu qua thận ở tình trạng bình thường và sau khi tiêm Dopamin với liều 2µg/kg/phút. Kết quả cho thấy: huyết áp trung bình không thay đổi là 82,3 ± 11,2 mmHg và 83,3 ± 14,5 mmHg với p = 0,872; Vs tăng từ 44,5 ± 13,0 cm/giây đến 63,0 ± 20,4 cm/giây với p = 0,005; Vd tăng từ 12,7 ± 4 cm/giây đến 22 ± 7,8 cm/giây với p = 0,003; Vm tăng từ 22,5 ± 6,6 cm/giây đến 34,1 ± 11,7 cm/giây với p = 0,003 [66].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số huyết động của động mạch thận và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Trang 114 - 116)