Biến đổi nồng độ rennin máu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số huyết động của động mạch thận và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Trang 104 - 106)

- Công thức ước đoán MLCT của CKDEP

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4.2.2. Biến đổi nồng độ rennin máu

Cơ chế quan trọng liên quan giữa tổn thương thận và tăng huyết áp có vai trò của hệ renin-angiotensin-aldosteron. Chúng tôi khảo sát thông số renin máu để tìm hiểu mối liên quan này.

Tại Việt nam chưa có điều tra hằng số sinh lý về nồng độ renin trong máu. Vì vậy chúng tôi căn cứ vào nồng độ renin trong máu ở những người khỏe mạnh không bị tăng huyết áp để so sánh. Thông qua giới hạn trên và giới hạn dưới. Giới hạn trên được tính là X +2SD và giới hạn dưới tính là X -2SD.

Trong nghiên cứu chúng tôi thấy rằng: nồng độ renin ở 197 người tăng huyết áp (2,26 mg/l) lớn hơn có ý nghĩa so với nồng độ renin ở 136 người thuộc nhóm chứng (1,25mg/l) với p <0,05.

Khi phân tích theo tuổi thì thấy có sự chênh lệch về nồng độ renin trong máu ở mọi nhóm tuổi giữa nhóm tăng huyết áp và nhóm chứng: Nhóm tuổi 40- 50 bệnh là 2,70, chứng là 1,16; Nhóm 50-60 bệnh là 2,29, chứng là 1,27; Nhóm 61-70 bệnh là 2,24, chứng là 1,26; Nhóm tuổi trên 70 cũng có sự khác biệt trị số trung bình bệnh là 1,75mg/l cao hơn chứng là 1,27mg/l. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05.

Ở nhóm bệnh nồng độ renin giảm dần theo lứa tuổi có ý nghĩa thống kê p<0,05. Trong khi ở nhóm chứng nồng độ renin tương đối hằng định. Như vậy nồng độ renin máu ở những người tăng huyết áp giảm theo tuổi, còn những người không tăng huyết áp nồng độ renin ổn định.

Tuổi càng trẻ thì nồng độ renin càng cao và khác biệt rõ khi so nhóm bệnh với nhóm chứng. Sau tuổi 70 thì sự khác biệt này vẫn còn có ý nghĩa giữa bệnh và chứng, nhưng chênh lệch trị số trung bình không cao như các bệnh nhân ít tuổi hơn.

Nồng độ renin trong nhóm chứng của chúng tôi có giới hạn thấp là 0,93 mg/l và giới hạn cao là 1,57 mg/l. Phân tích dựa trên giá trị trên và dưới thu được từ nhóm chứng, chúng tôi thấy: ở nhóm bệnh có 73,1% bệnh nhân có nồng độ renin tăng hơn 1,57mg/l, không có bệnh nhân nào giảm dưới 0,93mg/l. Trong khi 26,9% còn lại có nồng độ renin trong giá trị bình thường. Nếu phân tích theo tuổi thì nhóm 40-50 tuổi tăng renin là 23,6%; nhóm 51-60 tăng là 27,8%, nhóm 61-70 tăng là 33,3%; nhóm trên 70 tăng là 16,0%.

Phân tích nồng độ renin theo giai đoạn tăng huyết áp, chúng tôi thấy: nồng độ renin có sự khác biệt rõ giữa các giai đoạn tăng huyết áp: giai đoạn I là 2,44mg/l; giai đoạn II là 2,11 mg/l với p < 0,005. Trong nhóm tăng huyết áp giai đoạn II trị số nồng độ renin giảm dần theo tuổi.

Phân tích theo thời gian mắc tăng huyết áp nồng độ renin máu giảm dần theo thời gian: dưới 1 năm là 2,63mg/l, 1-5 năm là 2,28mg/l, trên 5 năm là 2,03mg/l. Sự khác biệt có ý nghĩa nếu thời gian mắc tăng huyết áp sau 5 năm so với nhóm dưới 5 năm (p<0,05).

Tìm hiểu sự liên quan nồng độ renin với microalbumin niệu, chúng tôi thấy nồng độ renin ở nhóm Microalbumin niệu (+) là 2,16 không khác biệt có ý nghĩa với nhóm Microalbumin niệu (-) là 2,31 với p>0,05.

Fink H.A. 2012 nghiên cứu về tổn thương thận thấy đối với bệnh nhân bệnh thận mạn tính thì ức chế men chuyển angiotensin và ức chế thụ thể AT1 sẽ làm giảm nguy cơ suy thận giai đoạn cuối, giảm nguy cơ tử vong nhồi máu cơ tim và đột quỵ [60]. Tác giả Wright đề nghị sử dụng thuốc ức chế men chuyển đổi IEC để khống chế microalbumin niệu [157]. Chen N năm 2012 cho thấy vai trò của hệ renin angiotensin aldosteron có vai trò rõ trong tổn thương thận, tăng huyết áp. Việc điều trị tích cực trên hệ renin angiotensin aldosteron không chỉ làm giảm huyết áp mà còn bảo vệ được thận và các cơ quan khác [40].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số huyết động của động mạch thận và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Trang 104 - 106)