Nghiên cứu siêu âm Doppler động mạch thậ nở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát ở Việt nam và trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số huyết động của động mạch thận và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Trang 42 - 45)

- Công thức ước đoán MLCT của CKDEP

1.3.4.Nghiên cứu siêu âm Doppler động mạch thậ nở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát ở Việt nam và trên thế giớ

áp nguyên phát ở Việt nam và trên thế giới

Tại Việt Nam, Trần Bùi (2000) dùng siêu âm Doppler màu đo lưu lượng máu qua thận ở 35 người bình thường và 35 người tăng huyết áp, tuổi từ 30 đến 79. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, lưu lượng máu qua thận ở cả hai giới là 842 ml/phút, giảm rõ rệt so với người bình thường (giảm khoảng 262 ml/phút = 24%, p < 0,001). Tác giả cũng nhận thấy ở người tăng huyết áp lưu lượng máu qua thận giảm có ý nghĩa thống kê. Điều này gợi ý có sự gia tăng sức đề kháng của tiểu động mạch trong thận và là dấu hiệu xơ cứng động mạch thận đang phát triển, cuối cùng sẽ dẫn đến suy thận [5]. Bùi văn Giang (2002) nghiên cứu trên 40 người bình thường cho thấy thăm dò động mạch thận phải dễ hơn thận trái. Các thông số hai bên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Các thông số Vp, Vd, Vm giảm dần về phía ngoại biên [8]. Petersen và cộng sự trong những nghiên cứu về chỉ số trở kháng và chỉ số sức đập của động mạch thận của bệnh nhân tăng huyết áp và suy thận mạn tính. Cuối cùng các tác giả đã đưa ra kết

luận RI và PI có mối tương quan chặt chẽ với các thông số huyết động trong thận và độ thanh thải creatinin ở bệnh nhân tăng huyết áp và suy thận mạn tính [117]. Tác giả Cindy A. cho kết quả tương tự Greene E.R. khi dùng siêu âm Doppler màu để nghiên cứu lưu lượng dòng máu qua thận ở 16 người bình thường. Tác giả ghi nhận lưu lượng dòng máu qua thận phải là 403 ml/phút và qua thận trái là 395 ml/phút [44]. Theo Aikimbaev K.S. và cộng sự (2001) trong tăng huyết áp giai đoạn muộn lưu lượng máu qua thận giảm [27]. Krumme B(2007) và Pozo(2012) nghiên cứu các bệnh nhân hẹp mạch thận do xơ hóa cũng thấy lưu lượng máu qua thận giảm [93], [123]. Rivolta R. và cộng sự (1998) nghiên cứu các bệnh nhân xơ gan cũng thấy lưu lượng máu qua thận giảm [130]. Theo Cheon và Kim (2006) chỉ số trở kháng thường được dùng nhất trong chẩn đoán bệnh lý thận. Chỉ số trở kháng thường được đo tại ba vị trí mỗi bên thận (cực trên, cực dưới, vùng liên cực) và tính giá trị trung bình. Bình thường, chỉ số trở kháng thận ở mức dưới 0,65 và hiếm khi vượt quá 0,70 [41]. Tác giả Pinto 2007 nhận xét sức đề kháng của thành mạch tăng, khi tuổi già tuổi càng cao thì chỉ số trở kháng càng tăng [118]. Rivolta R. và cộng sự (2000) cũng đo chỉ số trở kháng động mạch thận ở 90 người khỏe mạnh và nhận thấy chỉ số trở kháng tăng dần theo độ tuổi [130]. Radermacher J. và cộng sự (2003) dùng chỉ số RI để theo dõi những người ghép thận thành công trên 601 bệnh nhân sau ghép thận và kết luận rằng chỉ số RI lớn hơn (0,90) sau ghép thận tối thiểu 3 tháng, thường có liên quan đến sự thải ghép và thận được ghép vào có thể không hoạt động được [127]. Shokeir A. và cộng sự (2003) dùng chỉ số RI đánh giá huyết động của thận ở 24 người cho thận. Tác giả nhận thấy chỉ số RI của thận còn lại tăng lên đáng kể, vì vậy chỉ số RI ≥ 0,70 không có ý nghĩa để chẩn đoán các bệnh lý của thận còn lại sau khi hiến thận ở người trưởng thành [140]. Petersen L.J và cộng sự (1997) đánh giá mối liên quan giữa chỉ số trở kháng ở động mạch với sự suy

giảm chức năng thận ở 21 người bị suy thận mạn (13 nam, 8 nữ), tuổi từ 36 đến 75 bằng cách đo các thông số chức năng thận mỗi 3,5 tháng và theo dõi trong thời gian từ 18 đến 21 tháng. Kết quả cho thấy chỉ số trở kháng có tương quan nghịch khá chặt chẽ với nồng độ cretinin máu(r = -0,52; p < 0,001) [117]. Sigirci A chỉ ra mối tương quan giữa các thông số đo được bằng siêu âm với tuổi, nồng độ rennin máu, aldosteron máu [141]. Các tác giả nhấn mạnh bằng siêu âm Doppler màu là một công cụ không xâm nhập đáng tin cậy và dễ dàng để theo dõi và đánh giá hiệu quả của hẹp động mạch thận sau ghép thận [143], [148]. Như vậy các tác giả đã cho thấy có sự biến đổi rõ rệt các thông số huyết động của mạch máu thận ở người tăng huyết áp. Tùy từng mức độ tăng huyết áp cũng như thời gian bị tăng huyết áp mà các công trình chỉ ra sự thay đổi các thông số huyết động của mạch máu thận. Phương pháp hữu dụng và có ý nghĩa để đánh giá tình trạng huyết động của mạch máu thận là siêu âm Doppler [94]. Kỹ thuật này an toàn không xâm nhập và có tính chính xác cao. Mặc dù vậy cũng không tránh khỏi những nhược điểm về kỹ thuật như tính chủ quan của người làm, tình trạng bênh nhân. Các thông số có ý nghĩa nhất trong đánh giá tình trang mạch máu thận là tốc độ dòng máu, diện tích mạch máu, lưu lượng dòng máu, chỉ số trở kháng, chỉ số mạch đập [116], [147]. Các thông số này có mối tương quan chặt với con số huyết áp toàn thân. Ngoài ra còn tương quan tới tuổi, tình trạng mạch máu [132], [161].

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số huyết động của động mạch thận và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Trang 42 - 45)